KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI MỘT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông bình dương đến năm 2020 (Trang 37 - 42)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.5. KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI MỘT

SỐ DOANH NGHIỆP

1.5.1. Công ty thông tin di động mobifone

Được thành lập vào ngày 16/04/1993, mobifone đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Hiện mobifone đang có thị phần chiếm khoảng 37,54%.

Mobifone chú ý đến việc phát triển và xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm. Quan tâm đến khách hàng, phát triển hệ thống kênh phân phối. Hàng năm mobifone cịn mời cơng ty vấn độc lập Vmis đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên, để từ đó có các giải pháp phát triển cho phù hợp với tình hình thị trường. Mặc dù chỉ kinh doanh một sản phẩm duy nhất là dịch vụ di động, nhưng lợi nhuận mang lại cho mobifone rất lớn, chiếm khoảng 50% doanh thu của tập đồn Bưu Chính Viễn Thơng Việt Nam. Với các giải pháp cạnh tranh rất rõ ràng: luôn đi đầu trong áp dụng công nghệ mới, đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm, chất lượng dịch vụ tốt nhất trong các mạng di động tại Việt Nam, hệ thống các cửa hàng bán lẻ rất thuận

lợi. Với phong cách lãnh đạo nhóm và làm việc nhóm, mobifone ln nhận được sự ủng hộ từ các nhân viên với sự nỗ lực cao nhằm hoàn thành mục tiêu chung.

Mobifone hiện đang nắm giữ các khách hàng lớn là các công ty, các doanh nhân… Với mức lợi nhuận năm 2008 là 5.800 tỉ VNĐ, năm 2009 là 7.000 tỉ VNĐ và năm 2010 là 5.860 tỉ VNĐ.

1.5.2. Tập đồn Viễn Thơng Quân Đội Viettel

Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập năm 1995, là doanh nghiệp được phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam. Khi mới ra đời, Viettel đứng vị trí thứ tư, sau mobifone, vinaphone và Sfone.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, Viettel đã chọn giải pháp kinh doanh “ lấy nông thôn bao vây thành thị” ngay từ những ngày đầu kinh doanh, Viettel đã lắp đặt nhiều trạm phủ sóng khắp các vùng nơng thôn, đồng thời triển khai kế hoạch quảng cáo sản phẩm trên các đài phát thanh xã với chi phí rẻ và bán sim điện thoại trả trước giá rẻ với thơng điệp là cước gọi rẻ, vùng phủ sóng rộng, làm cho mọi người ở vùng nông thôn cảm nhận điện thoại di động là hàng hóa bình dân, tất cả người dân ở nơng thơn điều có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ điện thoại di động, làm thay đổi suy nghĩ là điện thoại di động chỉ dùng cho người giàu. Sau hai năm phát triển, Viettel đã sở hữu một lượng lớn thuê bao di động trả trước tại các vùng nông thôn và được người sử dụng biết đến là mạng di động giá rẻ, và từ đó lan truyền ra thành thị. Và hiện nay thị phần của Viettel chiếm 37,01%, với doanh thu tồn tập đồn khoảng 100 nghìn tỉ đồng/năm.

Sau khi Viettel thành công ở nông thôn, các nhà mạng khác lại quay về nông thôn để kinh doanh, vậy là đã chậm hơn Viettel từ một năm rưỡi đến hai năm, khi đó Viettel khơng kinh doanh ở nông thôn nữa mà quay về thành thị để kinh doanh, nhờ sự lan tỏa từ nông thôn đến thành thị, Viettel lại thành công ở thành thị. Hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh, Viettel đã vươn lên đứng trong top 3, và đã vượt qua Sfone đồng thời thơn tính ln mạng EVN Telecome.

1.5.3. Mạng di động Gtel Mobil.

Sau sự kiện GTel Mobile tuyên bố mua lại 49% cổ phần của VimpelCom, để sở hữu 100% mạng Beeline Việt Nam. Mục tiêu trong năm nay của mạng di động này là tiếp tục triển khai số trạm tương đối lớn là 700 trạm và nâng tổng số lên 4.000 trạm để tăng chất lượng phủ sóng. Gtel sẽ theo đuổi hướng kinh doanh trước đây, là đa dạng về mặt dịch vụ và giá cước rẻ, gói cước hấp dẫn. Hiện nay, Gtel mobil có 3,2 triệu thuê bao. Và mục tiêu kinh doanh của Gtel từ nay đến cuối năm là có 5 triệu thuê bao thực, mang lại doanh thu, mang lại tiền cho doanh nghiệp.

Trong 9 tháng Gtel đã phủ sóng được 21 tỉnh thành phố. Bây giờ, Gtel Mobile đã thuộc 100% là chủ sở hữu Bộ Công an, thực tế đã khẳng định thành quả của Gtel Mobile đã mang lại.

1.5.4. Mạng di động Vietnamobile.

Sau 3 năm đầy nỗ lực, Vietnamobile tự tin với thị phần lớn thứ 4 trên thị trường với hơn 10 triệu thuê bao. Năm 2010, Vietnamobile là mạng mới duy nhất dành giải thưởng gói cước xuất sắc nhất VICTA 2010.

Vào năm 2011, Vietnamobile chính thức nâng cấp thành công dịch vụ 3G với tốc độ nhanh nhất hiện nay lên tới 21,6 Mbps, đánh dấu bước phát triển mới của nhà mạng tại Việt Nam.

Với mục tiêu đưa di động tới mọi người dân và tất cả mọi người đều có khả năng sử dụng dịch vụ di động phục vụ cuộc sống, Vietnamobile ln đưa ra các chính sách, các gói cước hiệu quả nhất với giá cước phải chăng nhất để mang lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng, mọi nhu cầu di động của khách hàng đều được đáp ứng một cách tối ưu, với gói cước “sát thủ” Maxi Talk, khách hàng chỉ phải trả 5000đ cho cả một ngày nhắn tin và đàm thoại. Từ tháng 5/2009, đến nay Maxi Talk có 150 triệu người dùng. Nhắn tin gói cước Max SMS chỉ có giá 1500đ cho 500 tin nhắn trong một ngày, thu hút hơn 130 triệu lượt người sử dụng. Sử dụng dịch vụ 3G của Vietnamobile với giá siêu tiết kiệm, khách hàng chỉ trả 10.000đ/ tháng hay

5,000đ/ ngày cho 120MB dữ liệu. Với thuê bao trả sau, Vietnamobile đưa ra gói Flexi Data có giá từ 40,000đ cho tới 150,000đ/ tháng.

Bên cạnh khách hàng là sinh viên. Vietnamobile cịn có thể thỏa mãn được nhu cầu cao nhất của nhóm khách hàng cơng sở, những người kinh doanh tự do là nhóm khách hàng có khả năng chi trả cao hơn và nhu cầu đàm thoại cũng cao hơn.

Gói cước nội mạng Biz 30 chỉ với 30.000 đồng/ tháng gọi thoải mái từ 0 - 18 giờ hằng ngày. Gọi ngoại mạng chỉ 990 đồng/phút.

1.5.5. Kinh nghiệm rút ra cho Viễn Thơng Bình Dương

Là doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ viễn thơng CNTT, VNPT Bình Dương cần học tập cách làm của các doanh nghiệp khác từ đó rút ra kinh nghiệm cho đơn vị. Các bài học cần học tập, cụ thể như sau:

Bài học thứ nhất: Cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ mũi nhọn nhằm tạo

ra doanh thu chủ lực cho đơn vị, cụ thể, hiện nay là dịch vụ điện thoại di động vinaphone, vì đây là dịch vụ tốn ít chi phí nhưng mang lại doanh thu cao. Qua bài học này cho chúng ta thấy cần đầu tư tập trung phát triển những sản phẩm trọng yếu, mang lại doanh thu cao, không đầu tư dàn trãi, cần tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực. Cần có giải pháp tốt cho việc phát triển thị trường di động vinaphone.

Bài học thứ hai: cần tạo cho CBCNV tác phong làm việc chun mơn hóa

cao, thái độ kinh doanh chun nghiệp, có như thế sẽ tạo ra hiệu quả cơng việc lớn. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi cá nhân, các cá nhân tự thân vận động vì mục đích chung, Tác phong làm việc cơng nghiệp, khơng cịn thái độ làm việc cho doanh nghiệp nhà nước. Cần xây dựng thương hiệu VNPT Bình Dương, đưa ra các quy tắc ứng xử trong kinh doanh, liên tục kiểm tra đánh giá thái độ và chất lượng phục vụ, Cần xây dựng một văn hóa doanh nghiệp trong VNPT Bình Dương.

Bài học thứ ba: Cần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên

nghiệp, có các giải pháp cạnh tranh rõ ràng, luôn đi đầu trong áp dụng công nghệ mới, cam kết cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất, hệ thống các cửa hàng bán lẻ

thuận lợi. Phong cách làm việc nhóm, cơng ty ln nhận được sự ủng hộ từ các nhân viên với sự nỗ lực cao nhằm hoàn thành mục tiêu chung. Tất cả nhân viên đồng thuận với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp, phấn đấu vì mục tiêu chung, vì sự lớn mạnh của cơng ty. Liên tục phát triển nguồn nhân lực.

Bài học thứ tư: Các mạng di động ra đời sau, nhưng vẫn có khách hàng, vẫn

chiếm một thị phần ổn định và liên tục phát triển. Điều đó thể hiện ở chỗ họ đã tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh. Trong kinh doanh họ đã tạo ra sự khác biệt bằng cách đổi mới liên tục, đổi mới cách làm, đổi mới cách suy nghĩ… đổi mới để tồn tại. Bài học rút ra là cần đổi mới để tạo ra sự khác biệt cho VNPT Bình Dương, nhất là cần liên tục tạo sự khác biệt trong kinh doanh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Các giải pháp kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, là phương tiện để đạt tới những mục tiêu kinh doanh trong dài hạn. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là cần thiết cho công việc kinh doanh, cạnh tranh với đối thủ, trong đó các giải pháp là một quy trình khoa học có hệ thống nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, cần thực hiện các bước:

+ Nghiên cứu mơi trường bên trong và mơi trường bên ngồi.

+ Mơi trường bên ngồi gồm có mơi trường vĩ mơ và mơi trường vi mô, nghiên cứu môi trường bên ngoài nhằm xác định được các yếu tố tác động tích cực và tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, xác định được cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp.

+ Nghiên cứu môi trường bên trong nhằm xác định được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

Đồng thời, dựa vào kết quả phân tích các ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong, các yếu tố mơi trường bên ngồi, ma trận hình ảnh cạnh tranh, dựa vào phân tích ma trận SWOT, để đưa ra các giải pháp kinh doanh phù hợp và

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỄN THƠNG BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của viễn thông bình dương đến năm 2020 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)