(1) Phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh
Trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, đề tài chọn 3 dịch vụ di động đại diện cho 3 nhà mạng: Vinaphone, Mobifone, Viettel và chọn 15 nhân tố để khảo sát đánh giá. Tác giả đã điều tra thông qua các bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp khách hàng, kết quả phân tích từ ma trận hồn tồn phản ảnh đúng như thực tế tình hình hiện nay của 3 dịch vụ này tại thị trường Bình Dương, cụ thể như sau:
Chất lượng dịch vụ: bao gồm chất lượng cuộc gọi, roaming sóng, khả năng
kết nối cuộc gọi. Trong nhân tố này Mobifone thực hiện tốt nhất đạt 0.28 điểm, Vinaphone và Viettel như nhau đạt 0.21 điểm.
Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ: bao gồm các chủng loại hàng hóa dịch vụ,
các dịch vụ gia tăng. Trong nhân tố này 3 nhà mạng thực hiện như nhau, cùng đạt 0.21 điểm.
Năng lực marketing: bao gồm giá bán, sản phẩm, phân phối và hậu mãi.
Trong nhân tố này 3 nhà mạng thực hiện như nhau, cùng đạt 0.18 điểm.
Mẫu mã bao bì: Trong nhân tố này 3 nhà mạng thực hiện như nhau, cùng đạt
0.18 điểm.
Khả năng tài chính: trong nhân tố này Mobifone là mạnh nhất, đạt 0.28
điểm, bởi vì tại Bình Dương nhà mạng mobifone chỉ cung cấp 1 dịch vụ duy nhất đó là điện thoại di động, do đó tất cả nguồn tài chính tập trung vào dịch vụ này. Cịn VNPT Bình Dương ngồi việc cung cấp dịch vụ di động Vinaphone, cịn cung cấp
các dịch vụ khác như: điện thoại cố định, Internet, Tivi, Kênh thuê riêng…và Viettel ngoài việc cung cấp dịch vụ điện thoại di động, cũng cung cấp các dịch vụ
Bảng 2.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Các nhân tố đánh giá Mức độ quan trọng Đơn vị công ty (Vinaphone) Mobifone Viettel Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 2 3 4 5 6 7 8 Chất lượng dịch vụ 0.07 3 0.21 4 0.28 3 0.21 Sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21 Năng lực marketing 0.06 3 0.18 3 0.18 4 0.18 Mẫu mã bao bì 0.06 3 0.18 3 0.18 3 0.18 Khả năng tài chính 0.07 3 0.21 4 0.28 3 0.21
Kênh phân phối 0.07 3 0.21 4 0.28 3 0.21
Giá bán sản phẩm 0.07 3 0.21 4 0.28 3 0.21
Năng lực cung cấp dịch vụ 0.07 3 0.21 4 0.28 3 0.21
Nhân sự 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21
Năng lực nghiên cứu 0.06 3 0.18 3 0.18 3 0.18
Thương hiệu công ty 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21
Quan hệ công chúng 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21
Năng lực quản trị 0.07 3 0.21 4 0.28 3 0.21
Thị phần của doanh nghiệp 0.06 3 0.18 4 0.24 3 0.18
Tiềm năng về kho số 0.06 3 0.18 4 0.24 3 0.18
3 3.54 3
Nguồn : Điều tra của tác giả, T8/2012
khác như VNPT Bình Dương. Do đó tài chính bị phân tán cho nhiều dịch vụ, nên yếu hơn đối thủ cạnh tranh, đạt 0.21 điểm.
Kênh phân phối: là số lượng cửa hàng, đại lý và điểm bán lẻ. Tổng số lượng
điểm bán lẻ trên toàn tỉnh của 3 nhà mạng là như nhau, có những thời điểm Viettel là nhiều nhất trong 3 mạng. Nhưng nhà mạng có tổng số lượng điểm bán hàng hiệu quả và phát sinh doanh thu thường xun là Mobifone, vì họ có những chương trình chăm sóc điểm bán hàng rất tốt, còn Vinaphone và Viettel đa phần là điểm bán hàng ảo. Do vậy Mobifone đạt 0.28 điểm, còn Vinaphone và Viettel chỉ đạt 0.21 điểm.
Giá bán sản phẩm: khi mới xuất hiện trên thị trường, Viettel là mạng có giá
bán thấp nhất, nhưng hiện nay giá của Mobifone là tốt nhất đạt 0.28 điểm, Vinaphone và Mobifone đạt 0.21 điểm.
Năng lực cung cấp dịch vụ: như đã phân tích ở trên, Mobifone chỉ cung một
dịch vụ duy nhất, do đó năng lực cung dịch vụ là 0.28 điểm, cịn VNPT Bình Dương và Viettel cùng một lúc phải cung cấp nhiều dịch vụ, do đó có năng lực cung cấp thấp hơn với số điểm thấp hơn 0.21 điểm.
Nhân sự: nhân sự cả ba nhà cung cấp dịch vụ là như nhau, đều là 0.21 điểm,
nhân sự này bao gồm cả cộng tác viên tham gia bán hàng. Tuy nhiên doanh thu bình quân do mỗi nhân viên tạo ra được xếp thứ tự từ cao đến thấp: Mobifone, Viettel, Vinaphone.
Năng lực nghiên cứu: cả ba nhà mạng là như nhau, đều bằng 0.18 điểm, với
số điểm trên cho thấy năng lực nghiên cứu của ba mạng chưa cao.
Thương hiệu cơng ty: tại Bình Dương cả ba nhà mạng là như nhau, đều bằng
0.21 điểm. Vì Viettel là nhà mạng xuất hiện sau Mobifone và Vinaphone, nhưng thương hiệu này hiện nay được biết đến bởi người tiêu dùng bình dân và vùng nơng thôn.
Quan hệ công chúng: cả ba nhà mạng là như nhau, đều bằng 0.21 điểm.
Nhưng hiện nay VNPT Bình Dương có ưu thế hơn nhờ sự ủng hộ từ hệ thống chính trị, và thương hiệu Bưu Điện cũng đã có từ rất lâu.
Năng lực quản trị: Mobifone có năng lực quản trị tốt nhất 0.28 điểm, hàng
năm Mobifone có th cơng ty tư vấn để hỗ trợ cho các hoạt động của cơng ty. Vinaphone và Viettel có số điểm như nhau 0.21 điểm.
Thị phần của doanh nghiệp: nếu nhìn vào đồ thị đã phân tích ở trên cho thấy
thị phần Mobifone là lớn nhất, sau đó là Viettel và Vinaphone. Trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, thị phần Mobifone có số điểm lớn nhất 0.24 điểm, thị phần vinaphone và viettel ngang nhau 0.18 điểm, điều này phản ánh thực tế là tại Bình Dương số lượng sim trả trước của Viettel trên thị trường nhiều hơn Vinaphone, nhưng số lượng sim phát sinh cước không nhiều hơn vinaphone, viettel có nhiều sim ảo khơng hoạt động do thời gian đầu khi mới tham gia thị trường Bình Dương viettel tặng khơng hàng ngàn sim cho khách hàng, và trong các đợt khuyến mại gần đây vào dịp khai trường, viettel đã tặng hàng ngàn sim cho các sinh viên tại các trường học. Sau khi sử dụng hết tài khoản khuyến mại thì đây là các sim khơng phát sinh cước.
Tiềm năng về kho số: trong ba nhà mạng, mobifone vẫn là mạng có tiềm
năng kho số lớn 0.24 điểm, vì mạng mobifone khơng có nhiều th bao ảo, do đó tài nguyên số sử dụng tiết kiệm, cịn hai mạng cịn lại có q nhiều th bao ảo trên thị trường khơng hoạt động phát sinh cước, do đó kho số cịn lại ít hơn 0.18 điểm.
(2). Kết luận chung
Có thể nói, trong ba mạng di động hiện đang hoạt động kinh doanh tại Bình Dương, Mobifone là mạng có năng lực cạnh tranh mạnh nhất, với tổng điểm quan trọng là 3.54 điểm, Vinaphone và Viettel có tổng điểm quan trọng ngang nhau: 3 điểm. Tuy nhiên khi phân tích các bản khảo sát thị trường, tác giả nhận thấy Vinaphone có năng lực cạnh tranh yếu hơn Viettel. Ngay từ bây giờ, VNPT Bình Dương cần có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Các giải pháp cụ thể sẽ thể hiện trong ma trận SWOT.
(3). Điểm mạnh, điểm yếu của VNPT Bình Dương
Qua ma trận hình ảnh cạnh tranh, VNPT Bình Dương cũng cần thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, để từ đó phát huy hơn nữa điểm mạnh và có giải pháp khắc phục điểm yếu.
Qua bảng trên cho thấy VNPT Bình Dương có 6 điểm mạnh, 9 điểm yếu. Cụ thể như sau:
Điểm mạnh
- Trong các điểm mạnh này, điểm mạnh nhất là quan hệ công chúng, sự đa dạng về sản phẩm, thương hiệu cơng ty. Là vì VNPT Bình Dương được sự ủng hộ của hệ thống chính trị trong tỉnh, ngoài ra đa phần CBCNV của VNPT Bình Dương đều là người Bình Dương, tất cả những điều đó tạo nên mối quan hệ rất mạnh. Kế đến là các sản phẩm dịch vụ của VNPT Bình Dương rất đa dạng, khơng thiếu dịch vụ nào cả. Tiếp theo là thương hiệu đã được tạo ra và PR trong nhiều năm nay. Và hơn lúc nào hết, VNPT Bình Dương cần vận động nội lực để duy trì các điểm mạnh này.
- Còn chất lượng dịch vụ và tiềm năng về kho số chưa thật sự là điểm mạnh, vì số lượng trạm thu phát sóng cịn ít hơn so với Viettel nhưng dung lượng mỗi trạm lại lớn hơn Viettel. Và cuối cùng là tiềm năng về kho số, do VNPT Bình Dương là đại lý cấp một của Vinaphone tại Bình Dương, do đó phụ thuộc rất nhiều vào Vinaphone, không tự chủ động được trong việc cấp số điện thoại theo yêu cầu khách hàng.
Điểm yếu
Các điểm yếu này xuất phát từ những lý do sau:
- Lao động tại VNPT Bình Dương cơ cấu chủ yếu là lao động lớn tuổi, trình độ chưa phù hợp làm việc trong nền kinh tế thị trường và hiện nay chưa thể giải quyết được số lượng này để tạo sự năng động, đột phá trong tư duy kinh doanh.
- Ngồi ra, một số lượng lớn là cơng nhân đang làm công tác kỹ thuật chuyển sang làm cơng tác kinh doanh, khơng có khả năng bán hàng, khơng có khả năng tư duy kinh doanh hiệu quả.
- VNPT Bình Dương là đơn vị hạch tốn phụ thuộc, do đó khả năng tài chính cũng phụ thuộc, không chủ động trong các hoạt động có liên quan đến tài chính.
- Văn hóa doanh nghiệp chưa được tạo dựng và duy trì trong doanh nghiệp, do đó tính cộng đồng trong tập thể chưa cao. Mức lương ổn định, do đó khơng có nhiều nỗ lực trong kinh doanh.
- Chưa có bộ phận chuyên về marketing, khả năng marketing của nhân viên bán hàng còn thấp.
Từ các điểm mạnh, điểm yếu nêu trên, đề tài sẽ tiếp tục phân tích ma trận SWOT để đưa ra các giải cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho VNPT Bình Dương.
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã phân tích tình hình kinh doanh của viễn thơng Bình Dương, phân tích mơi trường bên trong, mơi trường bên ngồi, mơi trường vi mơ, vĩ mơ. Ngồi ra trong chương này cũng phân tích được các đối thủ cạnh tranh, phân tích được khách hàng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp kinh doanh trong chương 3.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỄN THƠNG BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020