Các biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu và quyết định chia cổ tức của các công ty cổ phần miêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 33)

3. Chƣơng 3: Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

3.4. Mô tả biến và giả thiết nghiên cứu

3.4.2. Các biến độc lập

3.4.2.1. Sở hữu tổ chức: INST

Shleifer và Vishny (1986) và Allen và Michealy (2001) đã chỉ ra rằng các cổ đông lớn nắm giữ cổ phiếu là các tổ chức sẵn sàng và có khả năng giám sát sự quản lý của công ty hơn là các cổ đông sở hữu nhỏ và phân tán khác. Theo nghiên cứu Short và đồng sự (2002), Karathanassis và Chrysanthopoulou (2005), thì sở hữu tổ chức được đo lường và định nghĩa là phần trăm nắm giữ cổ phiếu của các tổ chức trong nước và tổ chức nước ngồi. Chính vì vậy, trong bài nghiên cứu thực nghiệm này, tác giả cũng đo lường biến sở hữu tổ chức được đo

lường bằng phần trăm tỷ lệ vốn cổ phần của các tổ chức trong nước và nước ngoài.

Sở hữu tổ chức (INST) = % Sở hữu tổ chức trong nước + % Sở hữu tổ chức nước ngoài

Han và các đồng sự (1999), Manos (2002), Short và đồng sự (2002) đã tìm ra mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa chính sách chi trả cổ tức và phần trăm sở hữu bởi các nhà đầu tư là tổ chức.

Trong nghiên cứu, tác giả kỳ vọng các tổ chức kiểm sốt cơng ty thì có TLTTCT cao. Giả thuyết mơ hình:

H0: Sở hữu tổ chức khơng có mối quan hệ với chính sách chia cổ tức.

H1: Sở hữu tổ chức có mối quan hệ với chính sách chia cổ tức.

3.4.2.2. Biến sở hữu tập trung: MAJ

Theo nghiên cứu của Faris và các đồng nghiệp (2012), tác giả sử dụng biến sở hữu tập trung là biến giả nhận giá trị 1 nếu phần trăm sở hữu tập trung của năm cổ đông lớn nhất lớnvà nhận giá trị 0 nếu cấu trúc sở hữu của công ty phân tán, tỷ lệ phần trăm sở hữu của năm cổ đông lớn nhất thấp.Theo nghiên cứu của Villalonga và Amit (2006) đã định nghĩa sở hữu tập trung của các cổ đông lớn nhất là trên 50%. Điều này cũng phù hợp với Việt Nam khi các cổ đơng lớn có sở hữu trên 51% thì có thể quyết định các chính sách hoạt động của cơng ty, trong đó có chính sách chia cổ tức.Các cổ đơng lớn trong cơng ty có thể liên kết, liên minh để kiểm sốt cơng ty, đưa ra các quyết định về chia cổ tức nhằm tăng lợi ích cá nhân và giảm lợi ích của các cổ đơng thiểu số.

Chính vì vậy, bài nghiên cứu đã định nghĩa biến sở hữu tập trung MAJ nhận giá trị 1 nếu phần trăm sở hữu của năm cổ đông lớn nhất lớn lớn hơn 51%,

và nhận giá trị 0 nếu phần trăm sở hữu của năm cổ đông lớn nhất lớn nhỏ hơn 51%. Tác giả kỳ vọng có mối quan hệ ngược chiều giữa các cổ đông lớn và chính sách chia cổ tức. Giả thuyết mơ hình:

H0: Sở hữu tập trung khơng có mối quan hệ với chính sách chia cổ tức.

H1: Sở hữu tập trung có mối quan hệ với chính sách chia cổ tức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối tương quan giữa cấu trúc sở hữu và quyết định chia cổ tức của các công ty cổ phần miêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)