Tái cấu trúc tự nguyện: Mơ hình tái cấu trúc từng NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại của các quốc gia trên thế giới và đề xuất cho việt nam (Trang 93 - 99)

Bảng 3.1 Số lượng doanh nghiệp cả nước tại thời điểm 01/01/2012

4.2. Giải pháp tái cấu trúc hệ thống NHTM

4.2.2. Tái cấu trúc tự nguyện: Mơ hình tái cấu trúc từng NHTM

NHNN sẽ phát động chiến dịch tái cấu trúc tự nguyện từ phía các NHTM hiện nay, và được giám sát bởi ủy ban tái cấu trúc của chính phủ lập ra. Theo như chiến lược trong đề án 254 của chính phủ đã chỉ rõ phải thực hiện phân loại các NHTM thành 3

nhóm khác nhau để có cách giải quyết tốt nhất. Dựa trên mơ hình đó, chúng tơi xin đưa ra một số đề xuất để tiến hành tái cấu trúc tại từng nhóm NHTM cụ thể:

4.1.1.1. Nhóm NHTM lành mạnh (theo tiêu chí phân loại của đề án 254):

Mặc dù được đánh giá là các NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn những điểm cần lưu ý:

- Theo thời gian, tình hình thị trường thay đổi và tình hình của chính NHTM cũng có thể thay đổi và chính NHTM đó cũng có thể gặp những rủi ro không lường trước được như rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường…Do đó khơng phải NHTM nào được phân loại là NHTM lành mạnh thì có nghĩa rằng sẽ an tồn mãi mãi. Do đó địi hỏi tính thích nghi và thay đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể, ln đề cao vai trị quản lý rủi ro trong bản than NHTM.

- Khi được phân loại là NHTM lành mạnh là dựa vào số liệu mà chính NHTM cung cấp cho NHNN, đồng thời dựa trên quá trình đánh giá của nhân viên NHNN, do đó độ tin cậy của kết luận là có giới hạn, sẽ có những rủi ro nhất định về tính xác thực và độ tin cậy của thơng tin kết luận. Mà ngay chính bản than NHTM mới là người nắm vững nhất rủi ro của mình, nhưng lại muốn dấu hoặc làm các thủ thuật kế tốn để che dấu rủi ro của mình, hoặc ngay chính NHTM cũng khơng hiểu hết rủi ro của chính mình. Vì vậy việc đánh giá rủi ro và đánh giá hoạt động của NHTM cần được chính NHTM quan tâm và xem xét để đảm bảo hoạt động của mình an tồn hơn.

- Bản thân NHTM lành mạnh được xem là có khả năng tài chính lành mạnh, khơng phải đối mặt với nguy cơ về thanh khoản, do đó sự can thiệp của Chính phủ và NHNN trên khía cạnh tiến hành cấp vốn giải cứu là không cần thiết.

- Vấn đề cốt lõi của NHTM thuộc nhóm lành mạnh là phải duy trì hoạt động hiệu quả và phịng tránh rủi ro tích cực.

Dựa trên những phân tích đó, nhóm tác giả xin đưa ra một số đề xuất để tái cấu trúc trong chính NHTM được phân loại là NHTM lành mạnh như sau:

+ Nhóm đề xuất 1: Quản lý và xử lý rủi ro. Như chúng ta thấy trong thực tiển, hoạt động của NHTM chứa đựng nhiều rủi ro, và đặc biệt rủi ro của NHTM có tính hệ thống và liên kết cao trong toàn bộ hoạt động của NHTM, do đó việc quản lý và xử lý rủi ro cần được đề cao thực hiện.

- NHTM thành lập Ủy ban giám sát và quản lý rủi ro (nên phát triển bộ phận Kiểm soát nội bộ thành ủy ban này). Nếu NHTM nào đã có thì cần tổ chức lại hoạt động, tách bạch mức lương, thưởng, thù lao của bộ phận này ra khỏi hoạt động các bộ phạn kinh doanh để tránh tình trạng ảnh hưởng từ các bộ phận kinh doanh làm hoạt động không hiệu quả. Hiện tại, các NHTM đều có bộ phận kiểm sốt nội bộ, song nó lại khơng hoạt động hiệu quả, và thường phải chấp nhận các quyết định sai lầm mà không thể can thiệp vào. Việc quan trọng thứ 2 là chất lượng của các nhân viên trong Ủy ban giám sát và quản lý rủi ro địi hỏi phải cao và có năng lực. Hiện tại nguồn nhân lực như thế khá hiếm và khó tiềm kiếm, vì nó địi hỏi phải thơng thạo và có chun mơn trong quản lý và xử lý rủi ro, đồng thời phải có sự am hiểu hoạt động của chính NHTM đó. Điều này đỏi hỏi NHTM phải phát triển hoặc đầu tư cho các nhân viên có khả năng để đi học và được đào tạo các quy trình quản lý rủi ro chuyên nghiệp.

- Áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá theo chuẩn mực quốc tế để đánh giá rủi ro trong hoạt động của NHTM. Hiện nay, các số liệu về hoạt động cũng như rủi ro của NHTM đa phần được tính tốn theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam (VAS), mà các chuẩn mực này đều có những sai biệt nhất định với chuẩn mực quốc tế (IFRS, IAS), điều này làm cho số liệu mà các NHTM cung cấp chưa có tính thuyết phục cao, và nó ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá và quản lý rủi ro cho chính NHTM đó. Do đó, các NHTM nên sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong việc đánh giá và quản lý rủi ro của mình, vì mục tiêu lâu dài của chính NHTM.

+ Nhóm đề xuất 2: Cơ cấu lại hoạt động. Với tình trạng chạy theo doanh số và mở

rộng quá nhanh, làm cho hoạt động của các NHTM hiện nay chưa thực sự hiệu quả cao và có chiều sâu. Do đó, NHTM phải tự mình điều chỉnh lại cơ cấu hoạt động để hoạt động hiệu quả hơn.

- NHTM phải tự mình nghiên cứu hoặc thuê các công ty nghiên cứu tiến hành nghiên cứu lại tồn bộ quy trình hoạt động của hệ thống, đánh giá tình hiệu quả của tồn bộ hệ thống. Từ đó tiến hành các biện pháp mạnh để cải tổ và có thể xử lý các chi nhánh hoạt động kém và nhiều rủi ro. Đồng thời điều chỉnh các quy trình làm việc cũng như các quy trình hoạt động để xử lý các điểm yếu. Mặc dù chi phí cho hoạt động này sẽ rất lớn và tốn nhiều thời gian, nhưng khi đã xây dựng được các quy trình mang tính chuẩn xác và hiệu quả thì tác dụng và hiệu quả sẽ lâu dài cũng như có khả năng áp dụng lâu dài.

- Với từng chinh nhánh, phải tiến hành nghiên cứu lại hiệu quả hoạt động của từng phòng ban, thu thập đánh giá của khách hàng về từng bộ phận, kiên quyết xử lý các bộ phận hoạt động không tốt, hoặc bị khách hàng phản ánh xấu. Điều này giúp cho từng chi nhánh hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn.

- Hiện tại, việc mở rộng chi nhánh và phòng giao dịch khơng có tính thống nhất. Do đó mỗi NHTM cần xem xét lại việc để các chi nhánh mở Phòng giao dịch tại nhiều địa bàn của những chi nhánh khác, làm giẫm chân hoạt động lên nhau giữa các chi nhánh.

+ Nhóm đề xuất 3: Vấn đề chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên. Ngân hàng là ngành kinh doanh dựa trên “niềm tin” của các bên tham gia vào cả thị trường, trong đó chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên và các thành viên tham gia vào ngành hết sức quan trọng.

- NHTM nên xây dựng cho chính mình quy tắc đạo đức nghề nghiệp và có kế hoạch tiến hành phổ biến, truyền tải đến từng nhân viên. Đây là việc làm cần thiết và có giá trị lâu dài. Bất cứ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển phải có những giá trị cốt lõi và được xây dựng dựa trên nền tảng đạo đức nghề nghiệp của toàn thể nhân viên. Hiện nay thực trạng về các hành vi trái pháp luật củng những trái với đạo đức trong ngành ngân hàng vẫn thường xuyên diễn ra mà các NHTM chưa thực sự quan tâm cũng như có biện pháp xử lý triệt để.

- Kiên quyết xử lý mạnh các cá nhân, nhân viên có những hành vi trái pháp luật và các quy chế của chính ngân hàng, hướng đến môi trường trong sạch và liêm trực.

Từ đó mang lại niềm tin cho xã hội và giúp giảm các rủi ro đạo đức trong hoạt động của NHTM.

- NHTM phải hoàn thiện hoạt động đào tạo của mình, nên thành lập trung tâm đào tạo nghiệp vụ với đội ngũ đào tạo chuyên nghiệp và có chun mơn cao, đặc biệt là các lĩnh vực đào tạo chuyên về quản trị rủi ro.

- Những nhân viên hoạt động yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức phải kiên quyết xử lý và đuổi việc nếu cần thiết. Hiện nay lực lượng sinh viên mới ra trường trong các ngành tài chính ngân hàng từ các trường có số lượng khá lớn, do đó cần có quy trình tuyển dụng đúng đắn và hiệu quả để tuyển được những nhân viên vừa có chuyên mơn vừa có đạo đức nghề nghiệp.

4.1.1.2. Nhóm NHTM thiếu hụt thanh khoản tạm thời (theo tiêu chí phân loại của đề án 254):

Đây là những NHTM chưa rơi vào nguy hiểm cao, những cũng chứa đựng những nguy cơ, nếu không thể xử lý kịp thời sẽ có rủi ro rất lớn. Vấn đề mà mỗi NHTM này phải giải quyết là khắc phục khả năng thanh tốn, sau đó là kiểm sốt rủi ro, và tái cấu trúc tồn diện hoạt động của mình cả về kinh doanh và quản trị.

+ Nhóm đề xuất 1: Khơi phục khả năng thanh tốn. NHTM khơng nên chỉ trơng chờ vào NHNN và Chính phủ giải cứu và tiếp vốn đề bảo đảm khả năng thanh tốn. Thay vào đó NHTM nên tìm nhiều cách thức để khơi phục khả năng thanh tốn của mình. Một số đề xuất mà các NHTM nên làm:

- Nên thành lập ngay một ban theo dõi và kiểm sốt khả năng thanh tốn để có thể nắm bắt và xử lý các rủi ro tức thời.

- Thỏa thuận với các chủ nợ kéo dài thời hạn thanh toán hoặc huy động thêm các khoản nợ mới với kỳ hạn trung và dài hạn để đảm bảo khả năng thanh tốn.

- Tìm kiếm đối tác chiến lược để huy động thêm vốn góp, nâng tầm của mình để thu hút thêm vốn từ nền kinh tế.

- Kiểm sốt chặt chẽ danh mục tín dụng, xử lý các khoản nợ quá hạn và nợ xấu để thu hồi vốn, hạn chế cấp mới khoản tín dụng có chất lượng thấp.

- Phải chấp nhận tỷ suất sinh lời trên vốn thấp hơn để đảm bảo an tồn hoạt động, khơng chạy theo lợi nhuận với “mọi giá” như trước đây.

- Có thể nghĩ đến hướng hợp nhất, sáp nhập với NHTM khác.

+ Nhóm đề xuất 2: Kiểm soát rủi ro và tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và tài chính. Đây là vấn đề trọng tâm và lâu dài mà những NHTM này cần tập trung tiến hành. Vì hoạt động kém hiệu quả mới dẫn đến mất khả năng thanh tốn tạm thời, do đó tái cấu trúc hoạt động và quản trị là điều cần quan tâm. Ngoài những giải pháp được đề xuất giống như cho NHTM lành mạnh, các NHTM mất thanh khoản tạm thời nên chú ý tới những giải pháp sau:

- Loại bỏ những bộ phận hoạt động không hiệu quả và gây ra nhiều rủi ro

- Tập trung vào hoạt động chính để đẩy mạnh hiệu quả của chúng, đa dạng hóa các sản phẩm ngồi tín dụng để phân tán rủi ro.

- Riêng danh mục tín dụng phải đa dạng hóa tránh rủi ro tập trung

- Tiến hành xử lý dần các khoản nợ xấu để làm sạch bảng cân đối kế toán của ngân hàng.

4.2.2.3. Đối với các NHTM yếu kém (theo phân loại của đề án 254):

Với các NHTM này thì gần như nợ đã vượt khỏi tồng tài sản của NHTM, và phần vốn chủ sở hữu gần bằng 0 hoặc âm. Do đó theo lý thuyết về tái cấu trúc, chi phí và lợi ích thì nên các NHTM này nên tiến hành:

- Thỏa thuận biến nợ thành vốn góp để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, biện pháp này cần có những gói giải pháp chi tiết hơn nữa, mà sự tham gia của NHNN là điều hết sức cần thiết để bảo đảm sự thành công.

- Nếu giải pháp trên khơng khả thi thì NHTM nên phát hành các chứng khốn mới cho Chính phủ với điều khoản thu hồi lại (mơ hình tái cấu trúc của Sachs) để duy trì hoạt động.

- Sau khi đã tiến hành các biện pháp nhất thời để ngăn cản khả năng phá sản, thì NHTM cần tiến hành các biện pháp để tái cấu trúc lại toàn bộ hoạt động (mà có

- Nếu các biện pháp trên vẫn khơng hiệu quả thì cần phải chấp nhận tiến hành các thủ tục theo luật phá sản để đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại của các quốc gia trên thế giới và đề xuất cho việt nam (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)