Vấn đề thanh khoản mà hệ thống đang phải đối mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại của các quốc gia trên thế giới và đề xuất cho việt nam (Trang 81 - 84)

Bảng 3.1 Số lượng doanh nghiệp cả nước tại thời điểm 01/01/2012

3.2. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.2. Vấn đề thanh khoản mà hệ thống đang phải đối mặt

Biểu đồ 3.9. Vấn đề thanh khoản mà hệ thống đang phải đối mặt

Dựa theo số liệu báo cáo tài chính năm 2011 của 10 ngân hàng dẫn đầu hiện nay, CTG và BIDV dẫn đầu về tỷ lệ cho vay/huy động tương đối cao, 104,8% và 85,6%. Đây là hai ngân hàng có dư nợ cho vay đứng thứ 2 và 3 toàn ngành (chỉ sau AGRB). VCB và TCB theo sau với tỷ lệ 75,6% và 64,3%. Các ngân hàng cịn lại có tỷ lệ này dao động ở mức 41% - 49%. Tuy nhiên, MSB, VCB và MBB lại là 3 ngân hàng có tỷ lệ tài sản thanh khoản/huy động cao nhất trong nhóm, đạt lần lượt 70,6%; 53,4% và 53,3%; cao hơn nhiều so với BIDV (35,7%) và CTG (42,9%).

Tỷ lệ cho vay/huy động của các ngân hàng nhóm 2 đều dưới 70%. Cao nhất là PGB với 68,9%; HBB và BVB đạt 54,1% và 50,8% trong khi các ngân hàng cịn lại có tỷ

lệ này dưới 50%. Tuy nhiên, tỷ lệ tài sản thanh khoản/huy động của PGB lại thấp gần nhất nhóm (chỉ cao hơn ABB) với 31,3%, cho thấy ngân hàng có rủi ro thanh khoản cao. ABB là ngân hàng có chỉ số thanh khoản thấp nhất, đạt 25,3%. VIB, BVB và HDB là các ngân hàng có khả năng đảm bảo thanh khoản tốt, thể hiện qua chỉ số tài sản thanh khoản/huy động đạt 59,4%; 58,7% và 53,8%; tương đương mức của các ngân hàng nhóm 1.

Mặc dù nhiều ngân hàng của Việt Nam đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu (Capital Adequacy Ratio “CAR”) trên 8% nhưng trên bình diện chung, tỷ lệ CAR này cũng rất khác nhau giữa các ngân hàng và nhóm ngân hàng.

Bảng 3.3.Tình hình tài chính của các NHTM lớn

Quan trọng hơn, tỷ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu như hạch tốn đúng dự phịng cho các khoản nợ NPL. Lý do là chất lượng tài sản suy giảm làm cho chi phí dự phịng gia tăng, làm ăn mịn lợi nhuận lũy kế và từ đó giảm vốn tự có.

Thứ ba, liên quan đến vấn đề thanh khoản, các diễn biến về cuộc đua lãi suất trong thời gian gần đây của các ngân hàng đã cho thấy những khó khăn về thanh khoản của hệ thống và nó đã phản ánh vào mức lãi suất bình quân liên ngân hàng có khi lên đến hơn 18% trong đầu tháng 11/2011.

Biểu đồ 3.10.Lãi suất bình quân liên ngân hàng

Mặc dù lãi suất bình quân liên ngân hàng trong thời gian vừa qua có sự hạ nhiệt, nhưng vấn đề thanh khoản của hệ thống cịn thể hiện ở việc nhiều cán bộ tín dụng tại nhiều ngân hàng tiếp tục được giao nhiệm vụ đi tiếp thị trực tiếp khách hàng để huy động vốn tiết kiệm. Và một số ngân hàng tiếp tục vượt trần huy động vì thiếu thanh khoản. Rất hiếm như ở Việt Nam, người gửi tiết kiệm lại được “mặc cả” với ngân hàng về lãi suất.

Thứ nhất, các NHTM chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nhưng lại tích cực cho vay trung và dài hạn, gây nên rủi ro lớn về lãi suất, thanh khoản và kỳ hạn cho ngân hàng của mình. Chính việc điều hành và quản trị kém, cộng với công tác dự báo, phân tích cịn hạn chế, bên cạnh đó là việc chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá là một trong những nguyên nhân làm suy giảm thanh khoản, thậm chí là mất thanh khoản trong tại một số NHTM trong thời gian qua.

Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động tại một số NHTM khá cao, kể các NHTM nhóm 1, và dự trữ thứ cấp ít cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống NHTM gặp vấn đề về thanh khoản.

Thứ ba, sự yếu kém trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống NHTM rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Các chính sách được đưa ra một cách nóng vội, khơng có lộ trình cụ thể, chỉ giải quyết các vấn đề trong ngắn hạn nhưng lại để lại hậu quả vơ cùng to lớn cho hệ thống. Ví dụ điển hình là vào năm 2008, NHNN đã phát hành 3000 tỷ tín phiếu bắt buộc để kiềm chế lạm phát trong năm này. Biện pháp chữa cháy này chẳng những khôngt hể kiềm chế lạm phát năm 2008 dưới 10% như mục tiêu đã đề ra mà còn làm cho hệ thống NHTM lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại của các quốc gia trên thế giới và đề xuất cho việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)