Giải pháp nâng cao an toàn cho hệ thống NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại của các quốc gia trên thế giới và đề xuất cho việt nam (Trang 101 - 102)

Bảng 3.1 Số lượng doanh nghiệp cả nước tại thời điểm 01/01/2012

4.4. Nhóm giải pháp nâng cao an tồn cho hệ thống NHTM

4.4.1. Giải pháp nâng cao an toàn cho hệ thống NHTM

Mục tiêu là đưa hệ thống NHTM Việt Nam phát triển sánh tầm với các nước trong khu vực, chính vì thế cần nâng chuẩn mực cho hệ thống NHTM từ BASEL I hiện nay lên BASEL 2 và tiến tới chuẩn an toàn của thế giới BASEL III. Gia tăng yêu cầu về vốn pháp định cho các NHTM nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, cũng như đảm bảo hoạt động của các NHTM.

- Hạn chế hơn nữa việc các NHTM tiến hành cho vay đối với người và nhóm người có liên quan, đặc biệt là thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm sốt, và những người có tầm ảnh hưởng đối với NHTM.

- Hạn chế đầu tư của các NHTM, đặc biệt là đầu tư góp vốn vào các cơng ty con, công ty liên kết.

- Bên cạnh đó, NHNN cần yêu cầu các NHTM chấm dứt tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống, nhằm hạn chế tình trạng độc quyền và lũng đoạn hệ thống của một số tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, cũng như đã trình bày ở chương 3, tình trạng sở hữu chéo ở các NHTM hiện nay rất phức tạp, nếu yêu cầu tất cả các NHTM chấm dứt ngay tình trạng sở hữu chéo là một việc làm khó khả thi và có thể gây ảnh hưởng xấu đến TTCK, vì áp lực từ phía cung là rất lớn. Do đó, việc thành lập các quỹ ETF10 được xem như là một cứu cánh, vừa đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán, vừa hạn chế được áp lực từ phía cung của thị trường do sự thối vốn của các NHTM và các tổ chức tín dụng có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại của các quốc gia trên thế giới và đề xuất cho việt nam (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)