e. Bố cục luận văn
2.4 Chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam
2.4.2 Những khó khăn trong việc thực hiện chính sách LPMT
2.4.2.1 Sự độc lập của ngân hàng trung ƣơng.
Tại Việt Nam ngân hàng nhà nước vẫn là cơ quan trực thuộc chính phủ. (Điều 2: Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và
cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”) và Quốc hội là cơ quan quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm.
Sự độc lập của NHNN thể hiện qua việc chính phủ có tạo sức ép để NHNN in thêm tiền bù đắp bội chi ngân sách hay không?
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nƣớc (2007-2013).
Nguồn: tác giả tự tổng hợp.
2.4.2.2 Mức độ phát triển của thị trƣờng tài chính
Việc sàn giao dịch chứng khốn (SGDCK) TP.HCM vào ngày 20/7/2000 và SGDCK Hà Nội vào ngày 8/3/2005 (trước đó các SGDCK hoạt động với mơ hình là các Trung tâm Giao dịch chứng khốn và tổ chức dưới hình thức đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Ủy ban Chứng khốn Nhà nước) đã đóng vai trị đưa hoạt động kinh doanh chứng khốn chính thức lên một bước phát triển mới. Thị trường tài chính có thể xem gồm hai bộ phận cơ bản: thị trường chứng khoán vốn và thị trường các công cụ nợ. So với một số quốc gia trong khu vực thì thị trường tài chính của nước ta chưa phát triển, điều này thể hiện thơng qua mức vốn hóa của thị trường so với quy mô GDP.
Biểu đồ 2.4: Mức vốn hóa của thị trƣờng chứng khốn giai đoạn 2006-2012.
(Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu cung cấp bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước.) Trong 9 tháng đầu năm 2013 ước tính mức vốn hóa của thị trường chứng
khoán chỉ đạt 15% GDP9 so với các quốc gia trong khu vực rõ ràng chúng ta thấy
thị trường chứng khốn nói riêng và thị trường tài chính của Việt Nam kém phát triển. Ví dụ trong năm 2013: Malaysia đạt mức vốn hóa 137% GDP, Singapore 119% GDP, Phillipin 89%, Thái Lan 73%, Hàn Quốc 102%... Ngược lại so với thị trường chứng khoán vốn, thị trường trái phiếu Việt Nam gần đây có những bước chuyển biến đáng kể, Việt Nam trở thành thị trường phát triển nhanh nhất khu vực Đông Á với mức tăng 42.7% so với cuối 2011 nhờ tốc độ mở rộng nhanh chóng của thị trường trái phiếu chính phủ trong nước. Các nước trong khu vực như Philippines và Malaysia lần lượt tăng trưởng 20,5% và 19,9%, Ấn Độ tăng 24,3%. Nhưng phần lớn hàng hóa trong thị trường trái phiếu là trái phiếu chính phủ, đến cuối năm 2012 tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm có 1% GDP.
2.4.2.3 Vấn đề ổn định tỉ giá.
Đối với các quốc gia mới nổi việc ổn định tỉ giá có vai trị rất quan trọng. Xem xét
độ biến động của tỉ giá một số đơn vị tiền tệ của các nước (Việt Nam, Thái Lan, Mianma, Philipin, Malaysia) trong mối quan hệ đối với đồng đôla Mĩ.
Biểu đồ 2.5: Biến động tỉ giá của một số đơn vị tiền tệ trong khu vực. -15.00% -15.00% -10.00% -5.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 USD/VND USD/THB USD/MYR USD/PHP USD/MMK
(Nguồn: Tổng cục thống kê – Thống kê nước ngoài) Biểu đồ cho thấy so với các nước trong khu vực, biến động tỉ giá USD/VND có biên độ giao động thấp nhất. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn giữ neo tỉ giá, theo chế độ tỉ giá thả nổi nhưng có điều chỉnh. Đối với một quốc gia mới mở cửa vấn đề tỉ giá cũng cần phải quan tâm do đó chính sách lạm phát mục tiêu linh hoạt có thể phù hợp với bối cảnh nền kinh tế của nước ta hơn.
Tuy nhiên, với cách tiếp cận lạm phát mục tiêu linh hoạt, miễn sao triển vọng về lạm phát của quốc gia đó phù hợp với khoảng lạm phát mục tiêu trung hạn, các nhà hoạch định chính sách có khoảng khơng gian để phản ứng nhằm thỏa mãn các mục tiêu khác như sản lượng, việc làm và đáp ứng với những cú sốc khác nhau trong khoảng thời gian đó. Việc mong muốn cho sản lượng và việc làm ổn định là hiển nhiên, và tỉ giá ổn định cũng đáng quan tâm. Một sự biến động tỉ giá có thể ảnh hưởng đến tình hình thương mại quốc tế. NHTW nên chú ý phản ứng trước một cú sốc bong bóng tiềm năng.
Mặt khác việc có quá nhiều mục tiêu hoặc lạm phát mục tiêu quá linh hoạt sẽ vi phạm nguyên tắc ban đầu gây khó khăn và mất niềm tin khi truyền đạt đến công chúng, điều này có thể làm suy giảm sự tín nhiệm của NHTW làm trầm trọng đến vấn đề đánh đổi giữa lạm phát và sản lượng mà quốc gia đó đang đối
mặt. Hơn nữa, việc phản ứng quá mạnh để nhanh chóng đạt được mục tiêu lạm phát hay thay đổi quá nhiều lần về tỉ giá, cung tiền tệ sẽ gây ảnh hưởng đến nguy cơ chuyển đổi, ví dụ khơng có một cái neo danh nghĩa hay một chuẩn tiền tệ như Hồng Kong nên có thể dễ bị tấn cơng lâm vào khủng hoảng như một số nền kinh tế châu Á. Cần có một sự cân bằng hợp lí giữa sự linh hoạt và nghiêm ngặt, điều khác nhau giữa các quốc gia và khác nhau giữa các giai đoạn trong qua trình thực thi CSTT. Quy tắc cho thấy nếu một cơ quan tiền tệ ít có uy tín thì chống lạm phát là mục tiêu nghiêm ngặt và phải thực hiện một cách mạnh mẽ. Bởi vì yêu cầu khuôn khổ lạm phát mục tiêu linh hoạt địi hỏi ngân hàng trung ương khơng thể cùng lúc đạt được một neo tỉ giá ổn định.
Chính sách điều hành tỉ giá của NHNN trong giai đoạn từ năm 1992-2013.
Tỉ giá cố định với biên độ dao động (7/1997 đến 26/2/1999), NHNN 1 lần điều chỉnh biên độ giao dịch từ ± 1% lên ± 5% vào ngày 27/02/1997. NHNN cơng bố tỉ giá chính thức và thay đổi quy định về biên độ giao dịch nhiều lần (từ tháng 7/1997 đến đầu năm 1999 thay đổi 10 lần) nhằm hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997.
NHNN áp dụng tỉ giá linh hoạt từ ngày 26/2/1999 đến năm 2002. Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN quy định biên động giao động không vượt quá ± 0.1%. Trong giai đoạn này, tỉ giá danh nghĩa thực sự được điều chỉnh khá sát theo chênh lệch lạm phát trong nước và quốc tế. Ngày 1/7/2002 ngân hàng điều chỉnh biên độ giao dịch từ mức ± 0.1% lên mức ± 0.25% đối với nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ giao ngay. Nghiệp vụ kì hạn 30 ngày (biên độ giao động được điều chỉnh từ mức ± 0.4% lên ± 0.5%. Còn đối với nghiệp vụ kì hạn trên 90 ngày biên độ thay đổi từ ± 2.5% lên ± 2.53%.
Công tác quản lí ngoại hối ngày càng được nới lỏng hơn, năm 2003 NHNN cho phép NHTM thực hiện quyền chọn tiền tệ (option). Ngày 28/5/2004 NHNN ban hành quyết định cho phép ngân hàng thương mại tự thỏa thuận tỉ giá giao dịch kì hạn dựa trên chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.
Từ năm 2007 đến nay, NHNN dần dần nới lỏng biên động giao dịch và điều chỉnh tỉ gía theo hướng tỉ giá cơng bố tiến dần sát đến tỉ giá giao dịch trên thị trường tự do. Lần điều chỉnh tỉ giá gần đây với biên độ lớn nhất trong lịch sử
điều hành chính sách ngoại hối. Tỉ giá được điều chỉnh tăng thêm 9.32% từ 18.932 lên 20.693 USD/VND. NHNN chỉ công bố tỉ giá giao dịch USD/VND, các tỉ giá giao dịch đồng ngoại tệ khác được xác định gián tiếp thông qua tỉ giá USD/VND công bố.
Bảng 2.9: Biên độ giao động tỉ giá trong các thời kì giai đoạn 1999- 2013.
Thời gian Biên độ giao động
Ngày 7/8/1998- 25/02/1999 ±7% Ngày 26/02/1999- 01/07/2002 ± 0.1% Ngày 01/07/2002 – 31/12/2006 ± 0.25% Ngày 31/12/2006 – 24/12/2007 ± 0.5% Ngày 24/12/2007 – 09/03/2008 ± 0.75% Ngày 10/03/2008 – 26/6/2008 ± 1% Ngày 27/06/2008 – 6/11/2008 ± 2% Ngày 7/11/2008 – 23/03/2009 ± 3% Ngày 24/03/2009 – 25/11/2009 ± 5% Ngày 26/11/2009 – 10/02/2011 ± 3% Từ ngày 11/02/2011 -2013 ± 1
(Nguồn Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
Bên cạnh công bố biên độ cho phép biến độ giao động, NHNN cịn cơng bố tỉ giá cơng bố chính thức trong từng giai đoạn, tỉ giá hối đối cơng bố đó được chọn làm cơ sở tính thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác liên quan đến hàng hóa có giá tính bằng ngoại tệ. (Xem ở phụ lục số 5).
2.4.2.4 Những khó khăn khác
Tình trạng đơ la hóa cao hạn chế tính hiệu quả của việc can thiệp vơ hiệu hóa của NHNN. Khi nguồn vốn nước ngoài vào nhiều, tạo một lượng dư cung ngoại tệ trên thị trường, NHNN tăng cường mua ngoại tệ để tăng dự trữ (theo một số đánh giá gần đây cho thấy dự trữ ngoại hối của một quốc gia ít nhất cần phải tài trợ cho 8-10 tuần nhập khẩu). Như vậy, nếu dùng đồng tiền nội tệ mua đồng ngoại tệ có thể gây gia tăng tiền trong lưu thơng là cơ sở của lạm phát thì có
thể dùng cơ chế can thiệp vơ hiệu hóa, phát hành trái phiếu để hút tiền mặt trong lưu thông.
Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ hiện nay mang tính chất hành chính. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách vĩ mơ chưa chặt chẽ, thiếu thông tin liên kết trong việc dự báo diễn biến của thị trường. Một trong những tranh luận gần đây là việc Kho bạc nhà nước gửi tiền thuộc ngân sách tại ngân hàng thương mại có thể tạo ra những tin hiệu khơng tốt khi NHTM dùng số tiền này mua trái phiếu chính phủ và nắm giữ nó. Trên lí thuyết chúng ta biết rằng để bù đắp bội chi ngân sách có hai cách chủ yếu: in thêm tiền bù đắp, điều này sẽ làm gia tăng lượng tiền trong lưu thông, cách thứ hai là phát hành trái phiếu chính phủ huy động tiền nhưng nguồn tiền đó phải là nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. Việc NHTM mua trái phiếu chính phủ sau đó đem loại giấy tờ có giá này chiết khấu tại NHTW, dùng số tiền đó cung cấp cho hoạt động tín dụng, do đó tiền gửi của ngân sách vào các NHTM phải được NHNN xem xét như một hành động tạo tiền gián tiếp.
Việc giảm lạm phát kì vọng tại Việt Nam là khó hơn các quốc gia khác. Khi áp lực lạm phát tăng cao, bong bóng thị trường bất động sản trở nên căng thẳng trong giai đoạn 2008-2012, cho đến 9 tháng đầu năm 2013 đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng giá cả bất động sản tăng lên rất nhiều so với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Lạm phát luôn là chỉ số kinh tế được chú trọng quan tâm nhiều nhất tại Việt Nam. Biến động của lạm phát có tác động mạnh mẽ đến các chủ thể trong nền kinh tế và làm suy giảm giá trị sức mua của đơn vị tiền tệ quốc gia khác. Hầu hết chính sách tiền tệ của Việt Nam quy định nhiệm vụ của NHTW là điều hành chính sách tiền tệ đa mục tiêu: ổn định sức mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế tạo công ăn việc lạm, ổn định xã hội. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và duy trì một mức lạm phát thấp là khơng khả thi. Có hai xu hướng chính trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Thứ nhất dùng các công cụ của CSTT tác động đến các biến mục tiêu trung gian của nền
kinh tế như là mức cung tiền M2, tỷ giá hối đối. Tuy nhiên, cơng cụ thứ nhất cho
thấy những hạn chế nhất định. Khuôn khổ lạm phát mục tiêu được xem là có những ưu điểm hơn cả vì nó sẽ tác động mạnh và có khả năng điều chỉnh kỳ vọng lạm phát.
CHƢƠNG 3: LỘ TRÌNH VÀ NHỮNG GỢI Ý THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM.
3.1 Phát triển các điều kiện tiền đề để hiện lạm phát mục tiêu tại Việt Nam.
Theo khung lý thuyết ở phần trước một quốc gia có thể tiến hành khuôn khổ lạm phát mục tiêu nếu như thỏa mãn các điều kiện sau:
Mức độ độc lập của ngân hàng trung ương.
Lạm phát là mục tiêu đơn nhất, NHTW khơng có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu khác.
Thể chế tài khóa, tài chính vững mạnh (thể hiện qua cân bằng thu chi ngân sách).
Thể chế tiền tệ vững mạnh.
Một quốc gia có thể thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu khi nó khơng hội tụ tất cả các điều kiện nói trên, nhưng trong q trình q độ xây dựng chính sách lạm phát mục tiêu chúng ta phải hịn thiện dần dần có nhưng vậy khn khổ LPMT mới phát huy hết được các ưu điểm của chúng.
3.1.1 Tính độc lập của ngân hàng trung ƣơng và cơng tác minh bạch thơng tin về tình hình kinh tế vĩ mơ. thơng tin về tình hình kinh tế vĩ mơ.
Một trong những khó khăn nhất khi thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam là tính độc lập của NHTW. Để đảm bảo cho tính thành cơng của chính sách này ít nhất là tăng cường tính độc lập của NHTW ít nhất về mặt sử dụng các công cụ của CSTT. Thứ hai NHTW không bị chi phối bởi các mục tiêu khác, điều này sẽ làm tăng tính trách nhiệm của chính nó. Có hai kịch bản tăng cường tính độc lập cho NHTW:
Kịch bản 1(định hướng trong dài hạn): Thay đổi hình thức tổ chức, NHTW
trực thuộc Quốc hội, không bị áp lực chi phối của chính phủ trong việc in tiền bù đắp bội chi của chính phủ hay các mục tiêu đầu tư đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và tạo công ăn việc làm cho công chúng. Quốc hội giao nhiệm vụ trực tiếp cho NHNN và ngân hàng phải chịu công khai các thông tin và chịu hồn tồn mọi trách nhiệm với cơng chúng. Kịch bản này khó có thể xảy ra trong ngắn hạn hay trung hạn, vì điều này liên quan đến tính chất pháp lý hay hiến pháp của một quốc gia.
Kịch bản 2 (định hướng trong ngắn hạn): đổi mới về phương thức hoạt
động, về mặt tổ chức NHTW vẫn là một bộ phận của chính phủ. Nhưng về mơ hình hoạt động, NHTW được độc lập sử dụng các công cụ CSTT một cách khách quan. Về một phương diện nào đó kịch bản thứ 2 này có tính độc lập kém kịch bản thứ nhất. Để hạn chế sức ép từ chính phủ, bài học kinh nghiệm từ Fed là nhiệm kỳ của thống đốc và thành viên của hội đồng chính sách tiền tệ kéo dài hơn hay lệch với nhiệm kỳ của thủ tướng hay tổng thống. Do đó, việc điều hành chính sách tiền tệ của họ sẽ khơng bị các áp lực về vấn đề bãi nhiệm vị trí trong hội đồng chính sách tiền tệ. Đồng thời các thành viên trong hội đồng chính sách tiền tệ khơng chịu sự ảnh hưởng hay chi phối từ các thành viên trong chính phủ, họ chỉ chịu trách nhiệm trước công chúng và trước Quốc hội, việc bầu cử, bãi nhiệm các thành viên trong hội đồng thơng qua Quốc hội hồn tồn.
Chính sách lạm phát mục tiêu phụ thuộc rất lớn vào uy tín của ngân hàng trung ương, do đó ngân hàng cần cơng bố một cách rõ ràng các mục tiêu về lạm phát, các văn bản về việc điều chỉnh lãi suất hay việc sử dụng các công cụ trên
thị trường mở, tổng cung tiền M2 như trong tháng hoặc quý. Việc nâng cao hiểu
biết của công chúng về điều kiện kinh tế vĩ mô là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến lạm phát kỳ vọng trong tương lai. Đồng thời việc dân chúng có một trình độ