Vấn đề ổn định tỉ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lạm phát mục tiêu và các nhân tố tác động đến lạm phát việt nam (Trang 58 - 61)

e. Bố cục luận văn

2.4 Chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam

2.4.2.3 Vấn đề ổn định tỉ giá

Đối với các quốc gia mới nổi việc ổn định tỉ giá có vai trị rất quan trọng. Xem xét

độ biến động của tỉ giá một số đơn vị tiền tệ của các nước (Việt Nam, Thái Lan, Mianma, Philipin, Malaysia) trong mối quan hệ đối với đồng đôla Mĩ.

Biểu đồ 2.5: Biến động tỉ giá của một số đơn vị tiền tệ trong khu vực. -15.00% -15.00% -10.00% -5.00% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 USD/VND USD/THB USD/MYR USD/PHP USD/MMK

(Nguồn: Tổng cục thống kê – Thống kê nước ngoài) Biểu đồ cho thấy so với các nước trong khu vực, biến động tỉ giá USD/VND có biên độ giao động thấp nhất. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn giữ neo tỉ giá, theo chế độ tỉ giá thả nổi nhưng có điều chỉnh. Đối với một quốc gia mới mở cửa vấn đề tỉ giá cũng cần phải quan tâm do đó chính sách lạm phát mục tiêu linh hoạt có thể phù hợp với bối cảnh nền kinh tế của nước ta hơn.

Tuy nhiên, với cách tiếp cận lạm phát mục tiêu linh hoạt, miễn sao triển vọng về lạm phát của quốc gia đó phù hợp với khoảng lạm phát mục tiêu trung hạn, các nhà hoạch định chính sách có khoảng khơng gian để phản ứng nhằm thỏa mãn các mục tiêu khác như sản lượng, việc làm và đáp ứng với những cú sốc khác nhau trong khoảng thời gian đó. Việc mong muốn cho sản lượng và việc làm ổn định là hiển nhiên, và tỉ giá ổn định cũng đáng quan tâm. Một sự biến động tỉ giá có thể ảnh hưởng đến tình hình thương mại quốc tế. NHTW nên chú ý phản ứng trước một cú sốc bong bóng tiềm năng.

Mặt khác việc có quá nhiều mục tiêu hoặc lạm phát mục tiêu quá linh hoạt sẽ vi phạm nguyên tắc ban đầu gây khó khăn và mất niềm tin khi truyền đạt đến công chúng, điều này có thể làm suy giảm sự tín nhiệm của NHTW làm trầm trọng đến vấn đề đánh đổi giữa lạm phát và sản lượng mà quốc gia đó đang đối

mặt. Hơn nữa, việc phản ứng quá mạnh để nhanh chóng đạt được mục tiêu lạm phát hay thay đổi quá nhiều lần về tỉ giá, cung tiền tệ sẽ gây ảnh hưởng đến nguy cơ chuyển đổi, ví dụ khơng có một cái neo danh nghĩa hay một chuẩn tiền tệ như Hồng Kong nên có thể dễ bị tấn cơng lâm vào khủng hoảng như một số nền kinh tế châu Á. Cần có một sự cân bằng hợp lí giữa sự linh hoạt và nghiêm ngặt, điều khác nhau giữa các quốc gia và khác nhau giữa các giai đoạn trong qua trình thực thi CSTT. Quy tắc cho thấy nếu một cơ quan tiền tệ ít có uy tín thì chống lạm phát là mục tiêu nghiêm ngặt và phải thực hiện một cách mạnh mẽ. Bởi vì yêu cầu khuôn khổ lạm phát mục tiêu linh hoạt địi hỏi ngân hàng trung ương khơng thể cùng lúc đạt được một neo tỉ giá ổn định.

Chính sách điều hành tỉ giá của NHNN trong giai đoạn từ năm 1992-2013.

Tỉ giá cố định với biên độ dao động (7/1997 đến 26/2/1999), NHNN 1 lần điều chỉnh biên độ giao dịch từ ± 1% lên ± 5% vào ngày 27/02/1997. NHNN cơng bố tỉ giá chính thức và thay đổi quy định về biên độ giao dịch nhiều lần (từ tháng 7/1997 đến đầu năm 1999 thay đổi 10 lần) nhằm hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997.

NHNN áp dụng tỉ giá linh hoạt từ ngày 26/2/1999 đến năm 2002. Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN quy định biên động giao động không vượt quá ± 0.1%. Trong giai đoạn này, tỉ giá danh nghĩa thực sự được điều chỉnh khá sát theo chênh lệch lạm phát trong nước và quốc tế. Ngày 1/7/2002 ngân hàng điều chỉnh biên độ giao dịch từ mức ± 0.1% lên mức ± 0.25% đối với nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ giao ngay. Nghiệp vụ kì hạn 30 ngày (biên độ giao động được điều chỉnh từ mức ± 0.4% lên ± 0.5%. Còn đối với nghiệp vụ kì hạn trên 90 ngày biên độ thay đổi từ ± 2.5% lên ± 2.53%.

Cơng tác quản lí ngoại hối ngày càng được nới lỏng hơn, năm 2003 NHNN cho phép NHTM thực hiện quyền chọn tiền tệ (option). Ngày 28/5/2004 NHNN ban hành quyết định cho phép ngân hàng thương mại tự thỏa thuận tỉ giá giao dịch kì hạn dựa trên chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.

Từ năm 2007 đến nay, NHNN dần dần nới lỏng biên động giao dịch và điều chỉnh tỉ gía theo hướng tỉ giá cơng bố tiến dần sát đến tỉ giá giao dịch trên thị trường tự do. Lần điều chỉnh tỉ giá gần đây với biên độ lớn nhất trong lịch sử

điều hành chính sách ngoại hối. Tỉ giá được điều chỉnh tăng thêm 9.32% từ 18.932 lên 20.693 USD/VND. NHNN chỉ công bố tỉ giá giao dịch USD/VND, các tỉ giá giao dịch đồng ngoại tệ khác được xác định gián tiếp thông qua tỉ giá USD/VND công bố.

Bảng 2.9: Biên độ giao động tỉ giá trong các thời kì giai đoạn 1999- 2013.

Thời gian Biên độ giao động

Ngày 7/8/1998- 25/02/1999 ±7% Ngày 26/02/1999- 01/07/2002 ± 0.1% Ngày 01/07/2002 – 31/12/2006 ± 0.25% Ngày 31/12/2006 – 24/12/2007 ± 0.5% Ngày 24/12/2007 – 09/03/2008 ± 0.75% Ngày 10/03/2008 – 26/6/2008 ± 1% Ngày 27/06/2008 – 6/11/2008 ± 2% Ngày 7/11/2008 – 23/03/2009 ± 3% Ngày 24/03/2009 – 25/11/2009 ± 5% Ngày 26/11/2009 – 10/02/2011 ± 3% Từ ngày 11/02/2011 -2013 ± 1

(Nguồn Ngân hàng nhà nước Việt Nam).

Bên cạnh công bố biên độ cho phép biến độ giao động, NHNN cịn cơng bố tỉ giá cơng bố chính thức trong từng giai đoạn, tỉ giá hối đối cơng bố đó được chọn làm cơ sở tính thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác liên quan đến hàng hóa có giá tính bằng ngoại tệ. (Xem ở phụ lục số 5).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lạm phát mục tiêu và các nhân tố tác động đến lạm phát việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)