e. Bố cục luận văn
2.4 Chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam
2.4.2.2 Mức độ phát triển của thị trƣờng tài chính
Việc sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK) TP.HCM vào ngày 20/7/2000 và SGDCK Hà Nội vào ngày 8/3/2005 (trước đó các SGDCK hoạt động với mơ hình là các Trung tâm Giao dịch chứng khốn và tổ chức dưới hình thức đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Ủy ban Chứng khốn Nhà nước) đã đóng vai trị đưa hoạt động kinh doanh chứng khốn chính thức lên một bước phát triển mới. Thị trường tài chính có thể xem gồm hai bộ phận cơ bản: thị trường chứng khoán vốn và thị trường các công cụ nợ. So với một số quốc gia trong khu vực thì thị trường tài chính của nước ta chưa phát triển, điều này thể hiện thơng qua mức vốn hóa của thị trường so với quy mơ GDP.
Biểu đồ 2.4: Mức vốn hóa của thị trƣờng chứng khoán giai đoạn 2006-2012.
(Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu cung cấp bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước.) Trong 9 tháng đầu năm 2013 ước tính mức vốn hóa của thị trường chứng
khốn chỉ đạt 15% GDP9 so với các quốc gia trong khu vực rõ ràng chúng ta thấy
thị trường chứng khốn nói riêng và thị trường tài chính của Việt Nam kém phát triển. Ví dụ trong năm 2013: Malaysia đạt mức vốn hóa 137% GDP, Singapore 119% GDP, Phillipin 89%, Thái Lan 73%, Hàn Quốc 102%... Ngược lại so với thị trường chứng khoán vốn, thị trường trái phiếu Việt Nam gần đây có những bước chuyển biến đáng kể, Việt Nam trở thành thị trường phát triển nhanh nhất khu vực Đông Á với mức tăng 42.7% so với cuối 2011 nhờ tốc độ mở rộng nhanh chóng của thị trường trái phiếu chính phủ trong nước. Các nước trong khu vực như Philippines và Malaysia lần lượt tăng trưởng 20,5% và 19,9%, Ấn Độ tăng 24,3%. Nhưng phần lớn hàng hóa trong thị trường trái phiếu là trái phiếu chính phủ, đến cuối năm 2012 tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm có 1% GDP.