Nhóm hàng hóa Tỷ trọng
1. Đồ ăn, thức uống 17.4%
2. Nhà ở 41.4%
3. Quần áo, trang phục 6.0%
4. Phương tiện đi lại 17.0%
5. Chăm sóc sức khỏe 6.9%
6. Giải trí 4.4%
7. Giáo dục và thông tin liên lạc 17.0%
8. Hàng hóa và dịch vụ khác 6.9%
(Nguồn: Theo CEIC).
2.2. Tình hình lạm phát và tác động của lạm phát tại Việt Nam
2.2.1 Tình hình lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn (từ năm 2000 đến chín tháng đầu năm 2013). 2000 đến chín tháng đầu năm 2013).
Trong giai đoạn (2000 – 2012) lạm phát tại Việt Nam luôn biến động ở mức cao. Nhìn vào biểu đồ ta thấy lạm phát tăng đột biến trong năm 2008 và 2011, đỉnh điểm là năm 2008 với mức lạm phát là 19.9%
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (tính theo giá so sánh năm 1994) và tốc độ lạm phát theo năm.7
Xét mối liên hệ giữa lạm phát và tốc động tăn trưởng GDP ta thấy:
Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004 tốc độ tăng trưởng vượt ngưỡng lạm phát, như vậy điều này có thể hiểu là tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là tăng trưởng “có chất lượng” khơng bị lạm phát bào mịn.
Trong hai năm 2000 và 2001 giảm phát xảy ra khiến cho giá cả hàng hóa giảm xuống thấp, điều này dĩ nhiên sẽ có lợi cho người tiêu dùng nhưng phần thiệt lại rơi vào các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, có khi phải ngừng hoạt động. Trong năm 2008 lạm phát đạt đỉnh điểm khi gần chạm ngưỡng 20%, điều này được giải thích phần lớn là do nguyên nhân nền kinh tế tồn cầu tăng trưởng nóng. Hiện tượng bong bóng giá tài sản (chứng khốn, bất động sản) bắt nguồn từ việc NHTW các quốc gia hạ thấp lãi suất, thậm chí một số quốc gia hạ lãi suất gần như xuống mức 0 trong những năm trước đó hay chính sách nới lỏng tiền tệ (trong đó có Việt Nam). Lạm phát năm 2008 cũng gây ra nhiều khó khăn và thiệt hại cho nền kinh tế. Bởi việc biến động mạnh trong lạm phát sẽ làm cho các nhà cung cấp vốn yêu cầu một mức phần bù rủi ro cao hơn, điều này dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao hơn làm hạn chế việc đầu tư. Xét trên phương diện biến động của lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP thì phương sai của lạm phát lớn hơn so với phương sai của tốc độ tăng trưởng GDP.
Chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2008 của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát có phát huy hiệu quả khi lạm phát năm 2009 giảm xuống mức 6.5%. Tuy nhiên, sau một năm, năm 2011 lạm phát lại quay đầu tăng và đạt mức cao tương đương năm 2008 với mức 18.13%. Năm 2011, dư nợ tín dụng tại Việt Nam đạt mức 120% GDP cao hơn nhiều quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc 102%, Singapore 98%, Phillipin 53%. Sau đó số dư nợ tín dụng này được kéo xuống về mức 104% năm 2012 (tương ứng với mức lạm phát được kéo xuống thấp 6.81%). Riêng trong 9 tháng đầu năm 2013, tốc độ gia tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI là 4.63% thấp nhất so với cùng kỳ trong gần 4 năm vừa qua, tăng 1.06% so với cùng kỳ (năm trước là 2.2%).
2.2.2 Tác động của lạm phát đến kinh tế xã hội Việt Nam.
Trong hai năm 2000 và 2001 với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân âm, điều này gây khó khăn buộc doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh hay chuyển sang đầu tư những ngành nghề khác (điển hình như dịch vụ). Điều này đưa đến hệ quả là sản xuất trong nước bị thu hẹp, nạn thất nghiệp gia tăng, thu nhập xã hội giảm dẫn đến giảm sút sức tăng trưởng của nền kinh tế lúc bấy giờ. Từ năm 2008 đến nay gánh nặng lạm phát trở thành nỗi lo của các nhà điều hành chính sách tiền tệ, bởi vì đi kèm với nó là áp lực lên lãi suất của nhà đầu tư để bảo đảm cho sức mua của đồng tiền trong tương lai. Trong giai đoạn này NHNN đã phải dùng chính sách theo kiểu hành chính, khi mà ấn định lãi suất trần huy động, nhưng về mặt bản chất lâu dài CSTT của một quốc gia cần tuân theo quy luật thị trường cân bằng giữa cung và cầu. Việc các áp lực và ràng buộc về mặt hành chính gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế khi mà việc hai hành lang lãi suất chạy song song với nhau, lãi suất mà các ngân hàng huy động thực chất vượt xa ngưỡng mà NHNN quy định. Một khi các NHTM đã huy động lãi suất đầu vào cao như vậy, thì để đảm bảo tính hiệu quả họ buộc phải đầu tư vào những dự án hay cung cấp tín dụng với mức lãi suất cao hơn (điều này đồng nghĩa với các khoản đầu tư mang tính chất rủi ro hơn). Một trong những hệ lụy cho đến ngày nay là các ngân hàng đã đẩu tư quá nhiều vào các danh mục có rủi ro cao, đặc biệt là các khoản cấp tín dụng hay các dự án có liên quan đến bất động sản . Sau thời kỳ bong bóng bất động sản xì hơi, giá bất động sản có xu
hướng quay về giá trị thực của nó thì các khoản cấp tín dụng ban đầu có khả năng khơng thu hồi hết tồn bộ. Dịng vốn đóng băng trong các dự án bất động khiến ngân hàng gặp rủi ro trong vấn đề thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống. Doanh nghiệp khơng có vốn nên phải thu hẹp khả năng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng hay đóng cửa. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng lạm phát vượt ngưỡng tốc độ tăng trưởng của đồng lương danh nghĩa gây khó khăn cho đời sống của những người lao động có thu nhập thấp và trung bình.
2.3 Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam.
Theo phương trình đường cong Phillip lạm pháp của năm t+1 phụ thuộc vào lạm phát của năm t. Điều này đề xuất việc kiểm tra độ trễ của lạm phát, liệu chính sách tiền tệ có ảnh hưởng và có kéo lạm phát xuống thấp ngay lập tức được trong một chu kỳ hay khơng? Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học vĩ mơ Mundell (1965), và Tobin (1965) thì có một sự đánh đổi giữa tỷ lệ tăng trưởng và lạm phát. Trường phái Keynes cho rằng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát. Phương trình đường cong Phillip cũng khẳng định mối tương quan dương giữa lạm phát và tăng trưởng thông qua biến hố cách sản lượng (được tính bằng chênh lệch giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng).
Các biến vĩ mô ảnh hưởng đến lạm phát được lựa chọn dựa trên nghiên cứu kênh giá tài sản tác động đến lạm phát được trình bày trong các nghiên cứu của Mishkin như là “Transmission mechanism and Role of asset prices in monetary policy – Cơ chế truyền dẫn và vai trò của giá tài sản trong CSTT” (2001)), bài nghiên cứu này bao gồm: lãi suất đại diện cho giá cả của quyền sử dụng vốn, giá cả chứng khoán, giá cả bất động sản, và tỷ giá hối đoái).
Bài nghiên cứu chọn mẫu quan sát theo chu kỳ là quý: vì hai lý do, thứ nhất do hạn chế số liệu, thứ hai do chính sách tiền tệ để đạt được kết quả thì thường có một độ trễ (thường từ 3 đến 6 tháng) tùy thuộc vào mức tín nhiệm của cơng chúng đối với NHTW và độ sâu của thị trường tài chính có đủ sức mạnh để hấp thu hết những điều chỉnh của chính sách hay khơng?
Bảng 2.4: Các biến kinh tế vĩ mô sử dụng trong mơ hình hồi quy.
Tên biến Cách lấy dữ liệu Nguồn
Lạm phát (chỉ số CPI) Chỉ số tiêu dùng bình
quân trong quý so với quý trước.
Báo cáo kinh tế định kỳ về tình hình kinh tế, xã hội hàng tháng của Tổng cục thống kê. (TCTK)
Tốc độ tăng trưởng GDP Tốc độ tăng GDP so với quý liền kề trước đó
Báo cáo kinh tế định kỳ về tình hình kinh tế, xã hội hàng tháng của TCTK
Đầu tư Tổng đầu tư xã hội giải
ngân thực tế trong q (khơng tính đến tổng đầu tư tích lũy)
Báo tình hình kinh tế, xã hội của TCTK. (Tính lũy kế theo quý, đơn vị tính: nghìn tỷ đồng.)
Đầu tư từ khu vực nhà nước. (Bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước và các tổng công ty đơn vị kinh doanh trực thuộc nhà nước)
Tổng đầu tư giải ngân thực tế trong quý (không tính lũy kế).
Báo tình hình kinh tế, xã hội của Tổng cục thống kê. (tính lũy kế theo q, đơn vị tính: nghìn tỷ đồng.)
Tỷ giá công bố trên thị trường liên ngân hàng (NH)
Tính bình quân theo quý (tỷ giá trên thị trường liên NH công bố theo ngày).
Công bố của NHNN Việt Nam.
Lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng.
Tính bình quân theo quý (lãi suất trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng công bố theo ngày).
Công bố của NHNN Việt Nam.
VN-Index (được xem đại diện cho tốc độ tăng giá cả tài sản tài chính).
Tính bình qn theo q (chỉ số VN-Index đóng cửa cơng bố theo ngày).
Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM
Nguồn: Tác giả tính tốn.
2.3.1 Hồi quy đơn biến
Mơ hình hồi quy đơn biến:
Y= βXi + μ
Y: mức lạm phát hàng quý. (Biến phụ thuộc).
Bảng 2.5: Kết quả hệ số hồi quy đơn biến đối với lạm phát.
Kiểm định Unit Test Root về tính dừng của chuỗi dữ liệu. Biến tỷ giá khơng có tính dừng nên để thay thế ta dùng sai phân cấp 1 (có thể hiểu là mức độ thay đổi của tỷ giá trong kỳ). Và một số kiểm định cho thấy biến tổng đầu tư và đầu tư từ khu vực nhà nước có hiện tượng đa cộng tuyến, như vậy điều này có nghĩa là tổng đầu tư ảnh hưởng bởi đầu tư từ khu vực nhà nước (mối tương quan giữa tổng đầu tư và đầu tư từ khu vực nhà nước là dương.). Kí hiệu (-1) của các biến độc lập nói trên có độ trễ là một quý.
Giải thích kết quả hồi quy:
Kết quả hồi quy có thể giải thích như sau: nếu lạm phát ở quý trước cao, NHTW sẽ điều chỉnh nhằm kéo lạm phát xuống mức thấp hơn. Hệ số hồi quy theo độ trễ của lạm phát bằng -0.498 cho thấy nếu lạm phát ở kỳ trước cao thì ngay lập tức mức lạm phát này sẽ được kiềm chế trong kỳ quan sát tiếp theo.
Mặc dù nền kinh tế nước ta được xem là một nền kinh tế mở nhỏ thông qua mức cán cân xuất nhập khẩu đạt gần gấp 2 lần GDP nhưng thực tế cho thấy tỷ giá hối đoái khơng có ý nghĩa. Một trong những lý do NHTW công bố tỷ giá chỉ là tỷ giá danh nghĩa và tỷ gía bình qn (trong 5 quý gần đây không đổi giữ nguyên ở mức 20,828 VND = 1 USD trong khi các biến động kinh tế thì xảy ra không ngừng). Trên thực tế tỷ giá trên thị trường
khơng chính thức giao động và cao hơn tỷ giá cơng bố, NHTW vẫn cịn dùng các cơng cụ hành chính để quản lý biến động tỷ giá như tỷ giá niêm yết, biên độ giao dịch, trạng thái ngoại tệ của các NHTM.
Chỉ số VN – Index khơng có ý nghĩa trong mơ hình. Lý do của việc này có thể giải thích là do VN-Index chưa đại diện hồn tồn cho giá cả tài sản tài chính vì chỉ số này chỉ đại diện cho một nhóm cổ phiếu trên thị trường, VN- Index khơng bao gồm giá cả tài sản tài chính khác như trái phiếu, hay tài sản phi rủi ro khác.
Lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng phản ánh nhu cầu vốn đầu tư, như vậy trong một kỳ quan sát nếu lạm phát cao thì lãi suất bình quân cao, phản ánh nhu cầu về nguồn vốn trên thị trường hoặc do một hành động thắt chặt tiền tệ từ NHTW. Hệ số hồi quy đơn biến trong mơ hình trên -0.433 có mức ý nghĩa cao nhất trong nhóm các biến kinh tế vĩ mơ tác động đến lạm phát.
Tăng trưởng GDP có mối tương quan dương đối với lạm phát, điều này phù hợp với các nghiên cứu trong kinh tế học vĩ mô, tức là hầu hết các quốc gia đều phải đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng.
Kết quả hồi quy cho thấy lạm phát một phần được giải thích bởi mức tổng đầu tư hay mức đầu tư từ khu vực nhà nước vì hai biến này có mối quan hệ đa cộng tuyến với nhau trong kỳ quan sát trước.
2.3.2 Hồi quy đa biến
Mơ hình hồi quy đa biến: xác định tác động tổng hợp của các biến đến lạm phát.
Y = β1 X1 + β2 X2 +β3X3 + ...+ μ
Kết quả hồi quy đa biến, chúng ta xem xét hai trường hợp có hai biến đầu tư là: tổng đầu tư và đầu tư từ khu vực nhà nước.
Bảng 2.6: Kết quả hồi quy trƣờng hợp đầu tƣ khu vực nhà nƣớc.
Biến Hệ số β Hệ số t p-value
Lạm phát kỳ trước -0.058902 -2.314944 0.0752
Tốc độ tăng trưởng GDP 1.752448 2.736278 0.0439
Đầu tư từ khu vực nhà nước (kỳ
trước) 0.30256 2.203375 0.0887
Lãi suất bình quân liên NH (-1) -0.565498 2.303513 0.0734
Hệ số R2 điều chỉnh trong phép hồi quy trên là 0.3763. Kết quả cho thấy mơ hình
giải thích rất thấp tác động của các biến đến lạm phát. Trường hợp 2: xét mối quan hệ tổng đầu tư.
Bảng 2.7: Kết quả hồi quy trƣờng hợp tổng đầu tƣ.
Biến Hệ số β Hệ số t p-value
Lạm phát kỳ trước -0.139914 -2.748485 0.0406
Tốc độ tăng trưởng GDP 0.871862 2.505758 0.0733
Tổng đầu tư 0.102453 2.931254 0.0168
Lãi suất BQ liên ngân hàng (- 1)
-0.424841 2.098078 0.0616
Hệ số hồi quy R2 trong mơ hình trên là 0.426124, biến tổng đầu tư giải
thích tốt hơn về vấn đề lạm phát so với biến đầu tư từ khu vực nhà nước. Tất cả các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa với mức ý nghĩa 10%. Nhưng tóm lại, hệ số ý nghĩa của mơ hình khơng cao bởi vì lạm phát cịn phụ thuộc vào yếu tố kỳ vọng trong tương lai.
2.3.3 Giải thích kết quả hồi quy:
Lạm phát của kỳ quan sát trước cao sẽ được kéo xuống thấp hơn trong quý tiếp theo. Có nghĩa là nếu lạm phát quý này cao hơn 1% thì sau đó nó sẽ được kéo xuống 0.13% trong quý tiếp theo. Lạm pháp và tốc độ tăng trưởng GDP có mối tương quan dương (hệ số hồi quy 0.871862) nhưng phù hợp với mức ý nghĩa 10% tức là nếu muốn GDP tăng thêm 1% thì đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ tăng thêm 0.87% . Trong bảng kết quả hồi quy lãi suất bình quân liên ngân hàng là yếu tố tác động nhiều nhất đến lạm phát, lãi suất bình quân ngân hàng tăng trung bình 1% trong quý trước sẽ kéo lạm phát giảm xuống 0.42%. Hệ số tổng
đầu tư là 0.102% tổng đầu tư kỳ trước tăng thêm 1 (nghìn tỷ đồng) thì lạm pháp kỳ này tăng 0.102%.
2.4 Chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam.
2.4.1 Thực trạng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam
Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Và hoạt động của các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh tốn quốc gia; góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.8
Việc ổn định giá cả không chỉ đơn thuần là kiểm soát lạm phát (giá cả hàng hóa nói chung tăng lên) mà cịn ngăn chặn tình trạng thiểu phát sẽ làm nền kinh tế đi vào tình trạng suy thối. Vì sao phải ổn định giá cả:
Việc giá cả ổn định sẽ làm cho các quyết định đầu tư sẽ ít mạo hiểm hơn và