Phương pháp OLS để xây dựng mơ hình cuối cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lạm phát kỳ vọng và chính sách tiền tệ ở các quốc gia châu á và việt nam (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.4. Phương pháp OLS để xây dựng mơ hình cuối cùng

Sau khi thực hiện ARIMA, tác giả tiến hành tìm độ trễ cho các biến còn lại bằng phương pháp của Hendry như Patra và Ray (2010) đã từng thực hiện cho việc xây dựng phương trình dự báo lạm phát kỳ vọng ở Ấn Độ. Phương pháp này bắt chước thuyết rút gọn để có được mơ hình kinh tế lượng cuối cùng. Phương pháp này là nền tảng của phương pháp LSE cung cấp các bước thực hiện mang tính thực nghiệm cao thực hiện kết hợp giữa các mơ hình kinh tế lượng và các hiện tượng thực tế để đo lường (Chao, 2001; Campos và cộng sự, 2004). Đối với mỗi quốc gia, bước đầu tiên, tác giả bắt đầu từ một mơ hình tổng quát bằng cách chạy theo OLS, sau đó thực hiện các bước thử nghiệm thống kê cơ bản để giảm tính phức tạp bằng cách loại trừ các biến khơng có ý nghĩa thống kê và kiểm tra tính giá trị của việc rút gọn để đảm bảo tính phù hợp của mơ hình. Q trình rút gọn này được lặp lại cho đến khi tìm ra được các kết quả mơ tả cuối cùng. Trong q trình thực hiện bước này, các

kiểm định biến được thực hiện liên tục để xem xét việc giữ lại biến nào, loại bỏ biến nào cho mơ hình.

Sau khi có được mơ hình cuối cùng, tác giả thực hiện kiểm định đồng tích hợp để biết được giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích có thật sự tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn hay khơng. Đó là lý do tại sao tác giả phải tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị trước khi tiến hành hồi quy. Nhưng nếu kiểm định nghiệm đơn vị lại không bác bỏ được giả thuyết chuỗi có nghiệm đơn vị, tức là chuỗi số liệu khơng dừng thì ta có thể dùng sai phân để có được các chuỗi trước khi sử dụng cho hồi quy. Việc dùng sai phân dễ dẫn tới mất thông tin về mối quan hệ dài hạn giữa các biến, nên tác giả thực hiện hồi quy giữa hai biến ở các mức ban đầu, ngay cả khi cả hai biến đều có nghiệm đơn vị, khi tổ hợp tuyến tính giữa các biến là một chuỗi dừng. Ta có thể ước lượng tham số đồng tích hợp bằng cách tiến hành hồi quy OLS của chuỗi biến độc lập lên biến phụ thuộc. Phần dư của hồi quy này có thể dùng để kiểm định xem liệu giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có thực sự tồn tại mối quan hệ dài hạn hay có đồng tích hợp hay khơng? Nếu khơng có đồng tích hợp thì tổ hợp tuyến tính của chúng là khơng dừng và do đó phần dư sẽ không dừng.

Kiểm định đồng tích hợp hay kiểm định nhân quả Granger (Granger, 1969) được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi là có hay khơng có sự thay đổi của X gây ra sự thay đổi của Y và ngược lại (X và Y phải có sự tương quan). Do đó, để kiểm định mối quan hệ tác động này, tác giả sử dụng kiểm định Enger-Granger. Thực hiện kiểm định giả thuyết H0: et là không dừng, tức khơng có mối quan hệ đồng tích hợp. Ta có thể tiến hành kiểm này bằng hai cách:

 Cách thứ nhất có thể tiến hành kiểm định Dickey và Fuller cho chuỗi phần dư et.

 Cách thứ hai đơn giản chỉ việc lấy thống kê Durbin-Watson trong hồi qui đồng tích hợp:

= ∑( − )

∑( )

Nếu et là khơng dừng thì giá trị et- et-1 sẽ rất gần 0, và như vậy giá trị thống kê DW sẽ rất gần 0. Do đó, ta có thể chỉ việc kiểm định giả thuyết DW = 0. R.F.Engle và C.W. Granger đã xây dựng bảng các giá trị cho kiểm định DW = 0 như Bảng 3. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng cả hai cách để kiểm định đồng tích hợp.

Bảng 3: Các giá trị đặc trưng cho kiểm định DW = 0 Mức ý nghiã % Giá trị đặc trưng của DW

1 0,511

5 0,386

10 0,322

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lạm phát kỳ vọng và chính sách tiền tệ ở các quốc gia châu á và việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)