Kết quả ước lượng ở tám quốc gia Châ uÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lạm phát kỳ vọng và chính sách tiền tệ ở các quốc gia châu á và việt nam (Trang 50 - 57)

CHƯƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả ước lượng ở tám quốc gia Châ uÁ

Một trong những mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm ra sự khác biệt giữa các yếu tố tác động lên lạm phát kỳ vọng giữa hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển ở Châu Á. Việc phân loại hai nhóm quốc gia này được tác giả dựa trên phân loại của IMF trong World Economic Outlook 2007, thể hiện trong Bảng 12.

Bảng 12: Phân loại các quốc gia theo IMF Khu vực Phân loại theo IMF

Đông Á

Hàn Quốc Nền kinh tế phát triển Nam Á

Ấn Độ Nền kinh tế đang phát triển Đông Nam Á

Singapore Nền kinh tế phát triển Thái Lan Nền kinh tế đang phát triển Philippine Nền kinh tế đang phát triển Indonesia Nền kinh tế đang phát triển Malaysia Nền kinh tế đang phát triển Vietnam Nền kinh tế đang phát triển

(Nguồn: World Economic Outlook, IMF 2013) Các bước thực hiện trong việc xây dựng mơ hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở tám quốc gia Châu Á được tác giả thực hiện tương tự như ở Việt Nam. Xây dựng dữ liệu các biến, thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị ADF và PP, tìm độ trễ của lạm phát qua phương pháp ARIMA và thực hiện hồi quy OLS để xác định mơ hình dự báo cuối cùng cho từng quốc gia và thực hiện kiểm định đồng liên kết để xác định mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mơ hình.

Bảng 13: Tóm tắt các biến có ý nghĩa trong mơ hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở Hàn Quốc và Singapore

Các nước phát triển

Hàn Quốc Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất thực

Tỷ giá Giá lương thực trong nước

Giá lương thực thế giới

Độ trễ (-4) (-5) (0) (-1) (-1)

Hệ số 0.39 -0.27 0.06 0.03 -0.16

Singapore Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất thực

Tỷ giá Giá lương thực trong nước

Giá lương thực thế giới

Độ trễ (-2) (-4) (-5) (-1) (-3) (-1)

Hệ số 0.37 0.33 -0.16 0.04 -0.05 0.05

Bảng 14: Tóm tắt các biến có ý nghĩa trong mơ hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở các quốc gia còn lại

Các nước đang phát triển

Ấn Độ Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất thực

Tỷ giá Giá lương thực nội địa

Giá lương thực thế giới Độ trễ (-2) (-4) (-3) (-1)

Hệ số 0.31 0.33 -0.18 0.13

Indonesia Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất thực

Tỷ giá Giá lương thực nội địa

Giá lương thực thế giới Độ trễ (-4) (-2) (-3) (-1) (-3)

Hệ số 0.21 -0.28 -0.15 0.13 0.10 Malaysia Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất

thực

Tỷ giá Giá lương thực nội địa

Giá lương thực thế giới Độ trễ (-3) (-4) (-2) (-4) (-1) (-3) Hệ số -0.19 0.41 0.07 0.06 0.05 0.04 Philippine Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất

thực

Tỷ giá Giá lương thực nội địa

Giá lương thực thế giới Độ trễ (-4) (-5) (-1) (-3) (-3) (-1) Hệ số 0.44 -0.27 -0.07 -0.83 0.12 0.06 Thái Lan Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất

thực

Tỷ giá Giá lương thực nội địa

Giá lương thực thế giới Độ trễ (-1) (-3) (-4) (-5) (-2) (-1) Hệ số 0.27 -0.37 0.42 -0.25 0.21 0.05 Việt Nam Lạm phát OUTGAP MONGAP Lãi suất

thực

Tỷ giá Giá lương thực nội địa

Giá lương thực thế giới

Tám biến được sử dụng trong mơ hình là CPI, khe hở sản lượng, khe hở cung tiền thực, lãi suất thức, tỷ giá thực, giá lương thực trong nước, giá lương thực thế giới và giá dầu. Ngoài hai biến khe hở cung tiền thực và giá lương thực trong nước là những biến được thay thế và đưa thêm vào mơ hình thì những biến cịn lại là các biến truyền thống đã được sử dụng trong các nghiên cứu quốc tế cũng như những nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam trước đây. Tác giả thay biến khe hở cung tiền thực thay cho những thay đổi trong tăng trưởng cung tiền thực dựa trên nghiên cứu của Razzak về việc biến khe hở cung tiền thực tốt hơn khe hở sản lượng trong việc giải thích và dự báo lạm phát trong tương lai. Biến giá lương thực trong nước được tác giả đưa thêm để phản ánh các cú sốc cung đến từ khu vực nội địa. Bởi, đây là nhân tố gần với dân chúng nhất, các kỳ vọng của người dân thể hiện vào biến này rõ rệt hơn các biến khác. Tuy nhiên, tác giả chỉ thu thập được dữ liệu về biến này ở một số quốc gia nên việc đo lường tác động của biến này chỉ có thể thực hiện được rất hạn chế.

Biến động ngắn hạn của các nhân tố quyết định lạm phát trong mơ hình được tác giả tổng hợp trong bảng 21. Chỉ những biến cho kết quả có ý nghĩa thống kê mới được đưa vào bảng tổng hợp và của từng quốc gia. Đặc điểm nổi bật nhất của kết quả ở các quốc gia Châu Á nghiên cứu là lạm phát ở tám quốc gia này đều được quyết định rất lớn bởi những biến động của chính lạm phát trong quá khứ. Đặc biệt là lạm phát với độ trễ 4 kỳ, tức là 4 quý có sự ảnh hưởng lớn nhất đến lạm phát hiện tại và những kỳ vọng về lạm phát trong tương lai. Kết quả này đã khẳng định lại kết quả của những nghiên cứu trong quá khứ rằng trong ngắn hạn, lạm phát quá khứ thực sự có vai trị rất quan trọng trong việc quyết định lạm phát hiện tại và ảnh hưởng đến những kỳ vọng trong dân chúng. Những ấn tượng này được lưu giữ trong ký ức đã ảnh

hưởng nhiều đến lo sợ của người dân về việc lạm phát cao.

Lạm phát tỷ lệ nghịch với thay đổi trong tốc độ tăng trưởng sản lượng thể hiện qua khe hở sản lượng. Kết quả này cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng cao hơn làm giảm áp lực đối với lạm phát. Bên cạnh đó, kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trong quá khứ được trình bày ở phần lý thuyết bên trên rằng, trong mơ hình NKPC mới, khe hở sản lượng khơng thực sự là biến có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích lạm phát hiện tại ở các quốc gia Châu Á, cũng như đưa ra những dự báo cho lạm phát kỳ vọng trong tương lai. Chỉ ba trong số sáu quốc gia đang phát triển ở Châu Á tìm thấy mức ý nghĩa thống kê của biến này. Tuy nhiên, ở hai quốc gia Ấn Độ và Indonesia, khe hở sản lượng đóng góp khá lớn, lần lượt 18% và 28%, và có độ trễ nhất định khi ảnh hưởng lên kỳ vọng lạm phát, cao hơn biến khe hở cung tiền thực 13% ở Ấn Độ và 15% ở Indonesia.

Các kết quả về lãi suất thực ở tám quốc gia khẳng định lại những phát hiện trong các nghiên cứu về vai trò gần như khơng có của lãi suất trong ngắn hạn. Việc thay đổi lãi suất khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở bảy quốc gia. Trong khi đó khe hở cung tiền thực trở thành biến giải thích có ý nghĩa thống kê ở sáu quốc gia. Và sáu quốc gia này đều thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển. Điều này cũng phù hợp với kết quả Razzak (2002) cho rằng khe hở cung tiền thực tốt hơn khe hở sản lượng trong việc giải thích lạm phát hiện tại và dự báo lạm phát sắp tới ở các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, dấu và độ trễ của mối quan hệ này lại khác nhau ở sáu quốc gia, thể hiện đặc thù riêng của mỗi quốc gia để từ đó có chính sách phù hợp hơn. Có một điểm khá thú vị là ở Philippine, khe hở cung tiền thực có mức tác động rất lớn (83%) ở độ trễ 3 kỳ, cao hơn cả lạm phát quá khứ. Và ở quốc gia này khe hở sản lượng khơng có ý nghĩa thống kê trong việc giải

thích lạm phát hiện tại và kỳ vọng lạm phát trong thời gian tới. Ở Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia, ảnh hưởng của biến này cũng rất cao. Trong khi đó ở các quốc gia còn lại, ảnh hưởng của khe hở cung tiền thực không cao (6% - 7%). Kết quả về tác động của tỷ giá lên lạm phát trong bài nghiên cứu cho thấy tác động của tỷ giá khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình ở sáu quốc gia. Chỉ có Hàn Quốc là tỷ giá có tác động và tác động này thể hiện ngay lập tức vào lạm phát mà không cần độ trễ nào. Tuy nhiên, mức tác động này lại khơng lớn (6%). Cịn với trường hợp Indonesia, tác động này có độ trễ 1 kỳ và 3 kỳ. Độ trễ 1 kỳ có tác động lớn (13%) và giảm dần sau 3 kỳ (10%).

Bảng 15: Chế độ Tỷ giá ở các quốc gia Châu Á Quốc gia Chế độ Tỷ giá

Hàn Quốc Thả nổi tự do từ năm 1997 Ấn Độ Thả nổi có quản lý

Singapore Thả nổi có quản lý

Thái Lan Thả nổi tự do từ năm 1997 Philippine Thả nội tự do

Indonesia Thả nổi có quản lý Malaysia Thả nổi có quản lý Việt Nam Thả nổi có quản lý

(Nguồn: IMF 2013) Khác với các kết quả trước đây về ảnh hưởng của giá lương thực thế giới đối với lạm phát, tác giả tìm thấy mức ý nghĩa thống kê của biến này đối với sáu trên tám quốc gia. Điều này cho thấy giá lương thực thế giới vẫn có ảnh hưởng đến lạm phát trong nước với độ trễ 1 và 3 kỳ. Mối quan hệ này dương

nói lên rằng một sự gia tăng trong giá lương thực thế giới sẽ tác động lên lạm phát sau đó 1 kỳ và 3 kỳ. Dù rằng tác động này không lớn, chỉ mỗi Việt Nam có mức tác động khá lớn (17.15%) nhưng vẫn là vấn đề mà các nhà điều hành chính sách cần phải xem xét khi kiểm soát lạm phát.

Giá dầu: kết quả của bài nghiên cứu trên tám quốc gia một lần nữa khẳng định lại kết quả nghiên cứu trước đây rằng giá dầu quốc tế khơng có nhiều tác động đến lạm phát, biến này khơng có ý nghĩa thống kê trong việc dự báo lạm phát. Lạm phát trong nước không đến từ thay đổi trong giá dầu quốc tế. Theo Mohanty và Klau (2001), ở hầu hết các quốc gia này, giá dầu đã và đang chịu sự quản lý trực tiếp từ Chính phủ. Và giá dầu trong nước không đi cùng với những cú sốc trong giá dầu quốc tế. Điều này lý giải tại sao tác giả khơng tìm thấy ý nghĩa thống kê trong việc đo lường tác động của biến những thay đổi trong giá dầu quốc tế lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lạm phát kỳ vọng và chính sách tiền tệ ở các quốc gia châu á và việt nam (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)