Ước lượng OLS tìm ra mơ hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lạm phát kỳ vọng và chính sách tiền tệ ở các quốc gia châu á và việt nam (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả ước lượng của Việt Nam

4.1.3. Ước lượng OLS tìm ra mơ hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở Việt

Bảng 10: Kết quả ước lượng mơ hình lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tính tốn với phần mềm Stata) Nhìn vào kết quả mơ hình, lạm phát trễ, sự thay đổi giá thực phẩm trong nước và giá thực phẩm thế giới là những nhân tố chính trong lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam, và theo sau đó là khe hở sản lượng và khe hở cung tiền thực.

Kết quả của mơ hình khẳng định lại kết quả của các nghiên cứu trước đây rằng trong ngắn hạn, lạm phát cao trong quá khứ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lạm phát hiện tại. Tính trì trệ cao này xuất phát từ ký ức

của người dân về siêu lạm phát từ những năm 1980 và 1990 và việc lạm phát quay trở lại mức trên một con số trong năm 2008 vẫn còn sâu đậm. Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam trên dữ liệu tháng cho thấy ký ức hay ấn tượng về một giai đoạn lạm phát cao trong quá khứ thường chỉ bắt đầu mờ nhạt dần sau khoảng 6 tháng có lạm phát thấp liên tục và ổn định (Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thu Hằng, 2010) hay 8 tháng (Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng, 2013). Tuy nhiên, khi thực hiện nghiên cứu trên dữ liệu q theo mơ hình Đường Phillips mới cho thấy lạm phát trước đó 4 kỳ, tức là lạm phát trước đó 1 năm vẫn có sự tác động đáng kể đến lạm phát hiện tại và kỳ vọng lạm phát ở Việt Nam. Đây cũng là biến có mức ảnh hưởng lớn nhất trong các biến quan sát (31.8%). Điều này hàm ý uy tín hay độ tin cậy của Chính phủ trong các chính sách liên quan đến lạm phát có vai trị to lớn trong việc tác động tới mức lạm phát hiện thời. Do đó, Chính phủ cần phải giữ mức lạm phát ổn định trong vòng một năm để lấy lại niềm tin của công chúng về một môi trường giá cả ổn định.

Khe hở sản lượng và khe hở cung tiền thực được tìm thấy có ý nghĩa thống kê trong mơ hình. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lên lạm phát kỳ vọng rất thấp và có độ trễ nhất định. Điều này cho thấy trong ngắn hạn, hai biến này khơng thực sự có tác động lên lạm phát kỳ vọng. Ngoài ra, biến động trong lãi suất thực được tìm thấy khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình một lần nữa khẳng định chính sách tiền tệ qua lãi suất khơng thực sự có ý nghĩa trong việc điều hành lạm phát trong ngắn hạn. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên mơ hình VAR và SVAR cho thấy chính sách tiền tệ qua cung tiền có tác động lên lạm phát nhưng lãi suất thì khơng.

Trong nghiên cứu này, tác giả khơng tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến tỷ giá trong mơ hình dự báo lạm phát kỳ vọng ở Việt Nam. Theo phân loại của IMF

từ Bảng 4.8, chế độ tỷ giá ở Việt Nam là thả nổi có quản lý. Trước năm 2008, chính sách tỷ gia của Việt Nam gần như là cứng nhắc, chỉ từ cuối năm 2008 trở lại đây, NHNN mới có những đợt điều chỉnh tỷ giá với biên độ lớn hơn, cụ thể là lần phá giá gần đây nhất là 9.3%. Do đó, tác động của tỷ giá lên lạm phát mới khơng tìm thấy mức ý nghĩa thống kê.

Một điều khá thú vị trong kết quả của mơ hình là biến giá lương thực trong nước. Đây là một biến mới được tác giả thêm vào để đại diện cho các cú sốc cung đến từ khu vực nội địa. Kết quả mơ hình cho thấy ở Việt Nam, giá lương thực nội địa có tác động lớn lên lạm phát hiện tại và lạm phát kỳ vọng. Một sự gia tăng trong biến này có ảnh hưởng lên lạm phát sau đó 6 tháng 13.81%. Bên cạnh đó, khác với các nghiên cứu trước đó cho rằng giá lương thực thế giới không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát, tác giả cũng tìm thấy giá lương thực thế giới có mức tác động cao đến lạm phát sau đó 1 kỳ (3 tháng) ở mức 17.15%.

Bài nghiên cứu khơng tìm thấy tác động của giá dầu lên lạm phát kỳ vọng trong ngắn hạn ở Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với hầu hết kết quả của các nghiên cứu trước đây và một lần nữa khẳng định rằng giá dầu quốc tế khơng có nhiều tác động đến lạm phát. Ở Việt Nam, Chính phủ điều hành và quản lý trực tiếp giá dầu trong nước nên những biến động trong giá dầu quốc tế không thực sự phản ánh vào giá nội địa. Từ đó, những thay đổi trong giá dầu trong nước không đi cùng với những cú sốc trong giá dầu quốc tế. Điều này lý giải tại sao tác giả khơng tìm thấy ý nghĩa thống kê trong việc đo lường tác động của biến những thay đổi trong giá dầu quốc tế. Ngoài ra, giá dầu ảnh hưởng lên giá cả của nền kinh tế thông qua hai kênh: trực tiếp như là một loại hàng hóa tiêu dùng cuối cùng và gián tiếp như một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Theo hiệu ứng lan truyền thì cần phải mất một thời gian khá

lâu để giá dầu tác đống lên giá cả trong nước, do đó, kết quả của mơ hình là phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lạm phát kỳ vọng và chính sách tiền tệ ở các quốc gia châu á và việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)