Kết luận và hàm ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lạm phát kỳ vọng và chính sách tiền tệ ở các quốc gia châu á và việt nam (Trang 57 - 58)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.1. Kết luận và hàm ý

Trong thời đại ngày nay, lạm phát kỳ vọng đóng một vai trong quan trọng trong việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Lạm phát kỳ vọng là thước đo mức độ đáng tin cậy trong cam kết của các nhà thực hiện chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu đã định. Tác động của chính sách tiền tệ có thể gia tăng nếu lạm phát kỳ vọng luôn được neo ở một mức cố định. Một sự gia tăng kỳ vọng liên tục trong ngắn hạn có thể tạo rủi ro áp lực lạm phát tăng cao trong trung hạn. Nếu các hộ gia đình cũng như doanh nghiệp đều tin rằng cá chính sách của chính phủ sẽ có hiệu quả trong việc giảm lạm phát, thì mục tiêu giảm lạm phát sẽ đạt được tương đối nhanh chóng và ít gây tổn thương cho nền kinh tế. Nhưng nếu họ khơng tin tưởng vào các chính sách này hoặc nghi ngờ chính phủ sẽ thay đổi sang chính sách khác, thì mục tiêu giảm lạm phát có lẽ sẽ cịn kéo dài rất dai dẳng và tốn nhiều công sức, của cải. Cái giá phải trả cho việc giảm lạm phát càng cao, thời gian để đạt được nó càng dài thì chính phủ càng dễ bng xi chính sách và các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình càng mất niềm tin rằng chính sách sẽ thành cơng.

Do đó, ngân hàng Trung ương cần phải nắm được những yếu tố hình thành lạm phát kỳ vọng. Khơng hiểu được kỳ vọng của dân chúng có thể khiến phản ứng của chính sách tiền tệ bị chậm lại. Do đó,cần phải biết kết hợp giữa việc hoạch định chính sách tiền tệ một cách nhanh nhạy, nhìn nhận chính xác điều mà người dân suy nghĩ.

Kỳ vọng được hình thành từ những gì diễn ra trong quá khứ và hiện tại. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, tác giả đã tiến hành xây dựng mơ hình dự báo lạm phát kỳ vọng thông qua các dữ liệu trong quá khứ. Yếu tố kỳ vọng được thể hiện ở độ trễ của các biến và độ trễ 4 kỳ của lạm phát được phát hiện ở hầu hết các quốc gia và nhân tố này đóng vai trị lớn nhất trong việc hình thành lạm phát kỳ vọng. Bên cạnh đó, ở một số quốc gia, lạm phát với độ trễ 1,2,3, 5 cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ trong việc dự báo lạm phát tương lai. Một nhân tố khác cũng đóng vai trị quan trọng khơng kém là khe hở sản lượng, khe hở cung tiền thực và giá lương thực thế giới. Khe hở sản lượng có độ trễ thơng thường là 3 kỳ, còn độ trễ của khe hở cung tiền thực lại rất khác nhau ở các quốc gia. Khác với các nghiên cứu quá khứ, giá lương thực thế giới có ảnh hưởng lên lạm phát sau đó 3 tháng và 9 tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lạm phát kỳ vọng và chính sách tiền tệ ở các quốc gia châu á và việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)