Bảng 4.4 : Phân bổ nguồn lực kinh tế của Việt Nam
7. Kết cấu đề tài
2.2 Tác động linh hoạt tỷ giá đến vài khía cạnh kinh tế Việt Nam
2.2.3.1 Phân tích hồi quy
Phần trăm thay đổi trong CPI = a0 + a1(%ΔMSt-1) + a2 (%ΔGDPt-1) + a3 (%ΔERIt-1) + μ
Trong đó: CPI: chỉ số giá tiêu dùng MS: cung tiền.
GDP: tổng sản phẩm quốc dân ERI: chỉ số gia quyền mậu dịch
Tiến hành hồi quy, sử dụng dữ liệu từ năm 2000 đến năm 20113, riêng chỉ số gia quyền mậu dịch đối với Việt Nam thì đa số nhập khẩu và xuất khẩu thường là đều sử dụng đồng đô la, do vậy chỉ số này ta lấy chỉ số tiền đô la Mỹ đối với đồng Việt Nam qua các năm, ta có phương trình hồi quy như sau:
CPI = 122.5352776 - 0.08657309529*MS(-1) - 0.04118473266*GDP(-1) + 0.54019571*ERI(-1)
Bảng 2.5: Mối liên hệ giữa lạm phát và sự biến đổi tỷ giá Dependent Variable: CPI Dependent Variable: CPI
Method: Least Squares Date: 09/14/11 Time: 11:26 Sample(adjusted): 1991 2011
Included observations: 21 after adjusting endpoints
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 122.5353 13.67450 8.960860 0.0000
MS(-1) -0.086573 0.149768 -0.578047 0.5708 GDP(-1) -0.041185 0.091359 -0.450802 0.6578
ERI(-1) 0.540196 0.075398 7.164551 0.0000 R-squared 0.796258 Mean dependent var 111.2238 Adjusted R-squared 0.760303 S.D. dependent var 14.09588 S.E. of regression 6.901184 Akaike info criterion 6.870906 Sum squared resid 809.6478 Schwarz criterion 7.069863 Log likelihood -68.14452 F-statistic 22.14622 Durbin-Watson stat 1.216164 Prob(F-statistic) 0.000004
Nguồn: Theo kết quả hồi quy
Theo kết quả hồi quy trên, giải thích được có 79.63% sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bằng biến độc lập. Sự tương quan khá cao đến 79.63%. Nếu tỷ
giá tăng lên 1%, và các yếu tố khác không đổi, ta thấy sự ảnh hưởng đến chỉ CPI không lớn lắm vì chỉ có 0.54% chỉ số CPI tăng lên.Vì vậy ta thấy có nhiều yếu tố khác tác động đến chỉ số giá nữa chứ không phải chỉ thay đổi tỷ giá là làm tăng chỉ số CPI. Điều này dẫn đến kết luận rằng việc thay đổi tỷ giá không làm ảnh hưởng nhiều đến lạm phát đang cao hiện nay ở Việt Nam.
2.2.3.2 Kiểm định hồi quy:
Giả sử: H0: sự biến động của các biến độc lập khơng liên quan gì đến biến phụ thuộc.
H1: sự biến động của các biến độc lập liên quan đến biến phụ thuộc. Nếu F > F(k-1)(n-k) thì bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1
Nếu F < F(k-1)(n-k) thì bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận H0 Theo kết quả bảng tính ta có F = 22.14
Tra bảng Fisher ta có: F (k-1)(n-k) = F( 2; 19 ) = 3.52 mức ý nghĩa là 5% Như vậy F > F( 2 ; 19 ) bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận H1
Kết luận: mơ hình hồi quy trên có giá trị thống kê, các sự biến động của biến độc lập có liên quan đến biến phụ thuộc.
2.2.3.3 Kiểm tra sự vi phạm giả thiết của mơ hình.
Hiện tượng đa cộng tuyến
CPI MS GDP ERI
CPI 1 0.14 0.55 0.8
MS 0.14 1 0.69 (0.165)
GDP 0.55 0.69 1 0.175
ERI 0.8 (0.165) 0.175 1
Ma trận tương quan trên cho thấy rằng các hệ số tương quan từng cặp không quá lớn ( thường thì hệ số tương quan cặp > 0.8 thì chắc chắn có đa cộng tuyến xảy ra). Như vậy hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra ở phương trình này.
Hiện tượng phương sai thay đổi 4
Ta tiến hành xây dựng mơ hình hồi quy nhân tạo với biến phụ thuộc là bình phương các hệ số và biến độc lập là biến độc lập của mơ hình gốc.
Giả thiết: H0: Phương sai không đổi.
H1: Phương sai có thay đổi.
Nếu p-value (Probability) < α, bác bỏ H0, phương sai có thay đổi.
p-value (Probability) = 0.38> 0.05, bác bỏ giả thiết H1 , chấp nhận giả thiết H0. Vậy mơ hình khơng có hiện tượng phương sai thay đổi.
Hiện tượng tự tương quan5
Để kiểm tra hiện tượng này ta dùng Serial Correlation LM Test. Giả thiết: H0: khơng có tự tương quan.
H1: có tự tương quan.
Nếu p-value (Probability) > α, chấp nhận H0, hay khơng có tự tương quan.
p-value (Probability = 0.08 > 0.05, chấp nhận H0, vậy khơng có hiện tượng tương quan.
2.2.4 Tác động đến nợ nước ngồi
Tính đến khoảng nợ của Việt Nam hiện nay. Theo bản tin số 5 của bộ tài chính cơng bố tháng 06/2010, qua đó bộ tài chính đã cơng bố nợ nước ngồi bao gồm nợ được chính phủ bảo đảm và nợ chính phủ như sau:
Bảng 2.6: Tình hình nợ cơng của chính phủ
Đơn vị : %
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số dư nợ nước ngoài so
với GDP 32.2 31.4 32.5 29.8 39 56.6
Nợ nước ngồi khu vực cơng
so với GDP 27.8 26.7 28.2 25.1 29.3 N/A
Nghĩa vụ trả nợ so với xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ 4.8 4.0 3.8 3.3 4.2 N/A Nghĩa vụ của chính phủ so với
thu NSNN 4.1 3.7 3.6 3.5 5.1 N/A
Dự trữ ngoại hối so với tổng dư 4075 6380 10177 2808 290 N/A
nợ ngắn hạn
Nghĩa vụ dự phịng của chính phủ so với thu ngân sách nhà nước
5.2 4.5 4.6 4.7 4.3 N/A
Nguồn: Theo bảng tin nợ nước ngoài số 5 của bộ tài chinh (2005-2009)
Theo tỷ lệ của các tổ chức trên thế giới thì Việt Nam vẫn cịn nằm trong khoảng an tồn là dưới 60% GDP. Do đó, tình hình nợ cơng vẫn đang trong ngưỡng an tồn.
Bảng 2.7: Nợ công của một số quốc gia hiện nay
Tên quốc gia Nợ công (tỷ USD) Tỷ lệ nợ công/GDP (%)
Mỹ 7581,48 53,7
Nhật Bản 9613,32 191,9
Tây Ban nha 887,312 62,1
Đức 2.507,24 79,6
Hy Lạp 362,838 99,6
Việt Nam 49,3027 51,7
Nguồn: Theo bảng tin nợ nước ngoài số 5 của bộ tài chinh (2005-2009)
Theo bảng trên, nợ công của Việt Nam không phải là cao. Thống kê chính thức là 44,7% GDP năm 2009, đứng thứ 44/129 quốc gia, còn theo số liệu của WB, con số này là 47,5% GDP năm 2009. Việt Nam phải trả nợ trung bình 1 tỷ USD/năm. Tình hình nợ cơng của Việt Nam khơng phải là khơng có rủi ro tỷ giá, nhưng đa số là các khoảng vay dài hạn và vay với lãi suất rất thấp, vay từ nguồn vốn vay ưu đãi ODA. Nếu linh hoạt tỷ giá cải thiện tình hình kinh tế đang mang màu sắc bất ổn hiện nay để tạo tiền đề cho việc trả nợ trong tương lai là điều cần làm.
2.3 Chi phí tiềm ẩn khi khơng linh hoạt tỷ giá.
Việc duy trì quá lâu sự chênh lệch quá lớn (gần 10%) giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do trong bối cảnh có nhiều biến động đã gây ra nhiều khó khăn cho hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp. Hậu quả là cung cầu bị méo mó, hạch tốn bị
biến dạng, điều nguy hiểm là sự bành trướng của hiện tượng “hai giá” ngày càng lớn, làm mất lòng tin vào khn phép điều hành và tính cơng khai minh bạch của thị trường. Tất nhiên, tỷ giá “chợ đen” không thể là thước đo chính của cơ chế xác định tỷ giá điều hành, tuy nhiên đây là hiện tượng thực tế cần được lưu ý đến khi muốn thẩm định tác động thực sự của cơ chế điều hành tỷ giá.
Hơn nữa khi chúng ta thực hiện cơ chế tỷ giá có phần cố định như trước đây, nền kinh tế xuất hiện các khoảng chi phí tiềm ẩn như việc các doanh nghiệp, người dân không mua được ngoại tệ tại ngân hàng, đành phải mua ngoài thị trường chợ đen với giá đắt hơn nhiều và nhiều khi gặp phải những rủi ro.
Từ năm 2007, khi luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng đáng kể, Việt Nam muốn ổn định tỷ giá trong thời gian này nhằm tiếp tục theo đuổi chính sách tỷ giá cố định, do đó ngân hàng đã tăng cường mua ngoại tệ vào và bán đồng nội tệ ra bên ngồi dẫn đến tình trạng lạm phát tăng cao trong các năm sau đó.
Một chi phí mà các nước theo đuổi tỷ giá cố định thường gặp phải là việc buộc jphải tung dự trữ ngoại tệ để cứu lấy đồng nội tệ. Đối với trường hợp của Việt Nam, trong thời gian vừa qua do phải cầm cự cố định tỷ giá đồng nội tệ so với đô la, buộc ngân hàng nhà nước phải bán đơ la Mỹ ra bên ngồi và mua đồng nội tệ vào, làm hao hụt dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong những năm này là rất lớn.
Bảng 2.8: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam
Đơn vị: Triệu đô la Mỹ
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Dự trữ ngoại hối 3417 3675 4121 6224 7041 9051 13384 23479 23890 16447 12467
Nguồn: từ dữ liệu ngân hàng thế giới
Bảng trên cho thấy năm 2007, khi luồng vốn đầu tư của nước ngoài vào nhanh và nhiều, Việt Nam mong muốn cố định tỷ giá hối đoái nên đã tung đồng nội tệ mua
vào đồng ngoại tệ, để tạo vị thế cho đồng Việt Nam cho vấn đề xuất khẩu, cũng như theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá theo mức dao động trong khung cho phép. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến năm 2010, khi đồng Việt Nam bị đánh giá cao hơn so với ngoại tệ, Việt Nam đã phải tung đồng ngoại tệ để mua vào đồng nội tệ, vì thế mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam bị hao hụt đáng kể từ năm 2007, mức dự trữ là 23479 triệu đô la, năm 2008, mức dự trữ ngoại hối là 23890 triệu đô la, con số bị hao hụt đáng kể từ năm 2009, mức dự trữ ngoại hối là 16447 triệu đô la, năm 2010 là 12467 triệu đô la. Đến tháng 3 năm 2011, mức dự trữ ngoại hối là 12220 triệu đô la, điều này cho thấy là do từ đầu năm 2011, Việt Nam bắt đầu linh hoạt hơn về tỷ giá hối đoái nên dự trữ ngoại hối đã không hao hụt nhiều như trước đây khi cố định tỷ giá.
Điều này, càng chứng minh một điều là Việt Nam nên theo đuổi chính sách linh hoạt tỷ giá hợp lý để có thể tránh những mức chi phí khơng đáng có, hơn nữa về vĩ mơ, nền kinh tế sẽ ổn định hơn khi cung cầu khơng bị bóp méo q mức. Hơn nữa, việc tồn tại tình trạng hai giá tại Việt Nam quá lâu sẽ bị xóa bỏ.
Kết luận
Mặc dù đã chấp nhận nâng tỷ giá chính thức cho gần sát với thị trường, kéo tỷ giá danh nghĩa gần với tỷ giá thực tuy nhiên đồng Việt Nam vẫn được đánh giá cịn định giá cao. Việt Nam đã có những bước tiến hơn nhưng song song với việc nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lại thu hẹp biên độ dao động từ 3% xuống còn 1%, như vậy, Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách tỷ giá cố định. Trong hồn cảnh tự do hóa tài khoản vốn nhưng vẫn giữ chính sách tỷ giá cố định thì sẽ dễ xảy ra cuộc khủng hoảng như trường hợp của Thái Lan năm 1997.
Việc điều hành tỷ giá hiện nay mà Việt Nam đang theo đuổi có thể nói là tạo ra các dấu hiệu khủng hoảng hơn nữa tác động lên thị trường. Theo như kết quả hồi quy bên trên đã đề cập thì linh hoạt tỷ giá sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát. Hiện nay vấn đề đang nóng là lạm phát đang tăng cao. Các nhà kinh tế đang đau đầu về vấn đề này. Vấn đề đặt ra buộc chúng ta phải lựa chọn tạo ra một viễn cảnh lạc quan cho nền kinh tế, mặc dù trong thời gian đầu và mức độ cục bộ, sự điều
chỉnh tỷ giá này có thể ít nhiều làm tăng giá USD trên thị trường tự do cũng như làm tăng giá của hàng hoá và nguyên liệu nhập khẩu, do đó làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhập khẩu hàng hố, từ đó có thể làm gia tăng áp lực lạm phát cung cầu và chi phí đẩy, tuy nhiên như phân tích bằng định lượng về sự tác động của linh hoạt tỷ giá đến lạm phát và cán cân thanh tốn thì sự ảnh hưởng này sẽ không nhiều.
Theo lý thuyết của đường cong J, ban đầu nếu phá giá đồng nội tệ sẽ xảy ra hiệu ứng giá cả lúc này, cán cân các giao dịch vãng lai vì hiệu ứng lên giá của các hàng nhập khẩu do có phá giá nhưng đến giai đoạn tiếp theo, cầu về hàng hóa nhập khẩu giảm và cung xuất khẩu dần dần tăng lên và cải thiện cán cân tài khoản vãng lai hay còn gọi giai đoạn này là hiệu ứng thay thế. Nhưng đó là đối với các đất nước có nền kinh tế phát triển cịn đối với Việt Nam, một đất nước có nền kinh tế cịn yếu kém, là một đất nước đang phát triển, tâm lý người tiêu dùng cịn sính hàng ngoại, người Việt Nam có thể chấp nhận bỏ ra số tiền cao hơn để sử dụng hàng ngoại hơn là sử dụng hàng Việt Nam, thì hiệu ứng giá cả sẽ kéo dài hơn, trong thời gian đó, cần phải có sự phát triển đồng bộ của các ngành hàng thay thế, để từ đó có thể dần thay thế được các mặt hàng nhập khẩu và cải thiện được cán cân mậu dịch trong thời gian tới. Linh hoạt tỷ giá khơng phải là thả nổi hồn tồn, mà linh hoạt điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế mỗi thời kỳ, tránh cung cầu bị méo mó, đồng thời cũng khơng tạo áp lực lên các yếu tố khác.
Vừa qua, ngân hàng nhà nước cũng đã có những bước đi như nâng lãi suất tiền đồng tăng lên khiến cho những doanh nghiệp đang găm giữ ngoại tệ, để tránh vay tiền đồng lãi suất cao (mà có thể lãi suất cao cũng khơng vay được) sẽ phải bán đô la Mỹ lấy tiền đồng. Nguồn cung ngoại tệ theo đó sẽ dồi dào. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng những ngày sau đó giảm và tác động khiến tỷ giá thị trường tự do rơi xuống khỏi mốc 22.000 VND/USD về gần 21.000 VND/USD. Việc đồng Việt Nam mất giá liên tục trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giá vàng Việt Nam cao hơn giá vàng thế giới dẫn đến việc doanh nghiệp cần nhiều đô la để buôn lậu vàng,
dẫn đến việc đồng Việt Nam liên tục rớt giá. Tuy nhiên theo nghiên cứu trên đây, việc linh hoạt tỷ giá sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát hiện nay, mà việc giải quyết lạm phát hiện nay ở Việt Nam, cần phải có nhiều biện pháp khác hỗ trợ như biện pháp về lãi suất,….
Đối với nợ cơng , theo phân tích mặc dù trong những năm gần đây, nợ nước ngồi của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh có gia tăng nhưng vẫn trong mức độ cho phép, chưa đáng lo ngại. Vì vậy, Việt Nam nên tiếp tục con đường điều hành tỷ giá của mình đang thực hiện thời gian qua. Bài luận hoàn toàn tán thành với cách điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua.
Việt Nam nên linh hoạt tỷ giá trong môi trường đang hội nhập kinh tế thế giới sẽ tránh được các cú sốc về kinh tế, tuy nhiên trong mối liên hệ về tự do hóa tài khoản vốn thì Việt Nam có nên tiếp tục mở cửa tự do tài khoản vốn, trong chương tiếp theo chúng ta sẽ đi giải quyết vấn đề này.
Đó là các tác động của linh hoạt tỷ giá đến vài khía cạnh kinh tế Việt Nam. Qua phân tích ta có thể thấy rằng việc linh hoạt này khơng có ảnh hưởng tiêu cực nhiều đến nền kinh tế, còn đối với tự do hóa tài khoản vốn thì có ảnh hưởng đến nền kinh tế hay không, khi chúng ta đang thực hiện chính sách cố định tiền tệ và tự do hóa tài khoản vốn là khá rộng. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về sự tác động của tự do hóa tài khoản vốn đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN VÀ TÁC ĐỘNG TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM
Trong chương 2 chúng ta đã đi vào các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tự do hóa tài khoản vốn đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia, có trường phái cho rằng nên tự do hóa tài khoản vốn vì tác động có lợi của nó đến tăng trưởng kinh tế, trong khi một số khác cho rằng khơng có lợi vì tự do hóa tài khoản vốn ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Trường phái trung hòa cho rằng có lợi hay có hại tùy vào