Thành tựu về văn hóa

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 30 - 33)

Thành tựu trong đánh thức văn hóa phi vật thể: Vào năm 2020, Ơng Nguyễn Mậu Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao (VH-TT) cho biết: Tồn tỉnh hiện có 104 di sản phi vật thể, trong đó có 52 lễ hội truyền thống dân gian, 27 nghề thủ cơng truyền thống, 12 nghệ thuật trình diễn dân gian và 12 tri thức văn hóa dân gian. Đặc biệt, có 5 di sản VHPVT đã được Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch đưa vào Danh mục di sản VHPVT quốc gia, gồm: Ca trù, hò khoan Lệ Thủy, lễ hội Cầu ngư của ngư dân miền biển Quảng Bình, lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang (Lệ Thủy) và lễ hội Đập trống của người Ma-Coong (Thượng Trạch, Bố Trạch). Ở thời điểm năm 2020, tỉnh Quảng Bình đã hồn thành hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch cơng nhận nhiều lễ hội thành di sản quốc gia. Ví dụ như lễ hội mừng cơm mới (trỉa lúa) của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều xã

29

Trường Sơn, huyện Quảng Ninh,.. Các di sản văn hóa trong Danh mục di sản VHPVT quốc gia trên địa bàn tỉnh đã được khai thác, phát huy giá trị, trở thành nguồn lực, sản phẩm du lịch, phục vụ phát triển du lịch của địa phương.

Thành tựu về phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể: Hàng năm, sở đã tổ chức

các lớp tập huấn, truyền dạy, liên hoan, hội thi, hội diễn, thực hành di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể như ca trù, hò khoan Lệ Thủy... Nhờ thực hiện tốt công tác tập huấn, trao truyền nên tại liên hoan các CLB ca trù toàn quốc được tổ chức tại Hà Tĩnh, lần đầu tiên CLB ca trù tỉnh Quảng Bình đã đạt giải A tồn đồn.

Sở cũng đã phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ VHTTDL xây dựng CLB văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Bru-Vân Kiều tại xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh); tổ chức phục dựng lễ hội Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều tại bản Còi Đá, xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy) nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống tốt đẹp của dân tộc Bru-Vân Kiều trước nguy cơ bị mai một, tạo thành loại hình sản phẩm văn hóa đặc thù, phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.

Nhằm không ngừng bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, làm cho các di sản ấy đồng hành với đời sống nhân dân, hầu hết các địa phương đều có CLB dân ca. Nhiều địa phương đã có những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả như: tổ chức nhiều CLB tham gia biểu diễn ở các địa phương khác; đưa di sản văn hóa phi vật thể của địa phương mình vào trường học (Lệ Thủy).

Các hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp cũng như việc tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng thời gian qua hết sức chú trọng việc phục dựng, xây dựng các chương trình theo hướng nghệ thuật truyền thống, trong đó đặc biệt chú trọng các làn điệu dân ca Bình Trị Thiên, hị khoan Lệ Thủy, hị thuốc Minh Hóa, hát ru Cảnh Dương...

Hoạt động sưu tầm bổ sung các tư liệu thành văn có giá trị, các sắc phong ghi lại tiến trình lịch sử, văn hóa, truyền thống ở các địa phương trong thời gian qua đã góp phần làm phong phú hơn di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh nhà, phục vụ cho các tầng lớp nhân dân trong học tập, nghiên cứu...

30

Công tác tôn vinh nghệ nhân, những “báu vật sống” được quan tâm, nhất là những người có cơng lao trong việc gìn giữ, trao truyền tinh hoa văn hóa dân tộc ở các địa phương. Đến nay, tồn tỉnh có 1 nghệ nhân nhân dân, 9 nghệ nhân ưu tú.

Sở cũng đã tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học “Lễ hội Cầu ngư của ngư dân miền biển tỉnh Quảng Bình” làm cơ sở cho công tác phục hồi, quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội cầu ngư trên địa bàn tỉnh.

Thành tựu về công tác bảo tồn, trùng tu các di sản văn hóa vật thể: Cơng tác

bảo tồn, trùng tu, tôn tạo để phát huy tài nguyên du lịch văn hóa, quảng bá các giá trị văn hóa, phát triển du lịch văn hóa, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ngày càng được chú trọng trong 10 năm qua. Dẫu nguồn ngân sách đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích cịn hạn chế nhưng nhờ việc thực hiện hiệu quả cơng tác xã hội hóa nên 5 năm qua, cơng tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, quản lý, bảo vệ di tích ngày càng được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả xã hội thiết thực.

Các di tích đã được trùng tu, tơn tạo trong thời gian qua đã góp phần chống xuống cấp, trả lại các giá trị nguyên gốc và vẻ đẹp của di tích. Một số di tích tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong cơng tác trùng tu, tơn tạo với kinh phí đầu tư rất lớn như: di tích chùa Hoằng Phúc, đền Thánh mẫu Liễu Hạnh, hang Lèn Hà, đình Tượng Sơn... đang ngày càng trở thành các điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút đơng đảo du khách khi đến với Quảng Bình. Các di tích nhất là các đình, chùa, đền, miếu gắn với quá trình lập làng và các nghi lễ sinh hoạt, thuần phong mỹ tục cũng được nhân dân nhiều làng xã đóng góp tiền bạc và cơng sức để phục hồi, tôn tạo.

Công tác tuyên truyền, quảng bá về di sản văn hóa nói chung và các di tích lịch sử văn hóa nói riêng được quan tâm như xuất bản các tập sách: chùa Hoằng Phúc, di tích danh thắng Quảng Bình (tập 3); phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động lễ hội tại các di tích; tuyên truyền, giới thiệu giá trị các di tích, lịch sử, truyền thống của mảnh đất và con người Quảng Bình thơng qua các phương tiện truyền thơng và hướng dẫn du khách tại các điểm di tích và thơng qua cơng tác trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh.

31

Yếu tố con người được ứng dụng cao: Quảng Bình được vinh danh là miền đất

của “địa linh nhân kiệt”, phong thủy hữu tình, nơi giao thoa, hội tụ của nhiều nền văn hóa. Từ tháng 10 năm 2013, địa danh Vũng Chùa-Đảo Yến đã thực sự trở thành một điểm đến tâm linh, thu hút đông đảo khách thập phương dừng chân ghé lại. Bởi đây là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của “vị đại tướng của lòng dân” Võ Nguyên Giáp. Hay lăng mộ của vị khai quốc công thần, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh cũng là một điểm đến thu hút du khách. Vị Lễ Thành hầu từ mảnh đất Quảng Bình nổi tiếng khắp cả nước, từ Quảng Bình đến Quảng Nam-Đồng Nai-An Giang-Cần Thơ và ngay giữa Sài Gịn...ở đâu cũng có nhà thờ hoặc đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)