Quảng Bình đã coi phát triển du lịch là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015 – 2020) đã xác định phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Đặc biệt, trong thời kỳ 2010-2019, ngành du lịch có nhiều khởi sắc. Phong Nha- Kẻ Bàng hai lần được vinh danh Di sản Thiên nhiên thế giới và Quảng Bình đang trở thành điểm đến hấp dẫn và hướng đến phát triển thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước trong tương lai.
Tiềm năng du lịch Quảng Bình đã từng bước được đánh thức. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có những định hướng phát triển du lịch phù hợp với thực tiễn và mỗi một người dân Quảng Bình ln thể hiện vai trị của mình trên mặt trận mới mẻ này. Trong công cuộc đổi mới, tỉnh luôn ưu tiên cho việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và đã có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ để phát triển du lịch. Đó là hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, sân bay đáp ứng bước đầu nhu cầu giao thông của du khách. Hệ thống thông tin viễn thông, bưu điện, điện, nước sạch được nâng cấp.
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được xây mới với chất lượng ngày càng cao. Các khu, tuyến, điểm du lịch được quy hoạch, nhiều lễ hội truyền thống được khơi phục, các di tích lịch sử cách mạng được tơn tạo góp phần đưa đến nhiều sản phẩm du lịch mang phong cách quê hương Quảng Bình. Từ lễ hội bơi trải Lệ Thủy, lễ hội rằm tháng ba Minh Hóa, lễ hội
33
đập trống Ma Coong, xã Thượng Trạch, (Bố Trạch) đến lễ hội vật truyền thống huyện Quảng Trạch, lễ hội Cầu ngư của bà con vùng biển Đồng Hới được khơi dậy tạo cho du lịch Quảng Bình mang sắc thái riêng độc đáo. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên, tiếp viên du lịch ngày càng trưởng thành.
Trên lĩnh vực quảng bá tuyên truyền, các cơ quan truyền thông đại chúng của tỉnh như Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Bình đã cùng đội ngũ báo chí hùng hậu ở các cơ quan báo chí trong cả nước góp phần đưa thương hiệu du lịch Quảng Bình ra với du khách quốc tế. Một trong những sự kiện du lịch mang dấu ấn của truyền thông là sự kiện: Du lịch hang động kỳ vĩ năm 2011 được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 Đài truyền hình Việt Nam.
Đến năm 2010, tổng số khách du lịch đến Quảng Bình đạt 3.183.215 lượt, tăng bình quân 12,9%/năm, tăng 1,5 lần so với giai đoạn 2001-2005. Riêng năm 2011, lần đầu tiên khách du lịch đến với Quảng Bình đạt con số gần 1 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 18.000 lượt, khách đến dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đường 20 Quyết Thắng là 36.630 lượt, mở ra triển vọng mới cho loại hình du lịch văn hóa-lịch sử cách mạng. Tổng doanh thu của du lịch Quảng Bình năm 2011 đạt 424 tỷ đồng, tăng 5,35% so với năm 2010, nộp ngân sách nhà nước đạt 40,5 tỷ đồng, tăng 29,94% so với năm 2010.
II. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn cịn nhiều hạn chế, khó khăn tỉnh Quảng Bình cần vượt qua, cụ thể như sau: