Quy hoạch lại công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 46 - 47)

- Sáng tạo các sản phẩm văn hố có giá trị cao, coi trọng cơng tác nghiên cứu khoa học về văn hoá và việc khai thác, sử dụng, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền

4. Quy hoạch lại công tác bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa

Ý nghĩa của việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trị di tích lịch sử, văn hóa là vô cùng quan trọng nhưng cũng đầy gian nan bởi mỗi một di tích lịch sử, mỗi một lễ hội

45

truyền thống, mỗi một cơng trình văn hóa đều cần những điều kiện duy trì khác nhau. Quảng Bình nói riêng và các tỉnh thành khác ở Việt Nam nói chung đều đối mặt với bài toán trong việc phân bổ hợp lý nguồn lực giữa công tác bảo tồn lịch sử, văn hóa và cơng cuộc phát triển kinh tế, giữa hội nhập thế giới hiện đại với gìn giữ những nét truyền thống.

Bởi vậy, cần quy hoạch lại q trình bảo tồn và phát huy các di tích một cách bài bản từ tổ chức điều tra khảo sát, đánh giá toàn diện giá trị, ý nghĩa của các di tích; tổng kiểm kê phổ thơng với tất cả các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể trên địa bàn đến lập

hồ sơ khoa học cho tồn bộ các di tích đã kiểm kê để đưa vào lưu trữ bằng các phương

tiện hiện đại. Lập quy hoạch, dự án tôn tạo, bảo tồn những di tích lịch sử văn hố đặc biệt quan trọng, bảo tồn những giá trị văn hố phi vật thể tiêu biểu có nguy cơ mai một của tỉnh, bảo tồn một số làng nghề truyền thống; bảo tồn khơng gian văn hố dân tộc Chứt ở Quảng Bình.

Các hoạt động bảo tồn và phát huy gồm: Nghiên cứu khoa học; bảo tồn, trùng tu di tích; cải tạo, xây dựng kỹ thuật hạ tầng; xây dựng các cơng trình quản lý dịch vụ; bảo vệ cảnh quan môi trường và nghiên cứu khôi phục các giá trị văn hóa phi vật thể. Nhất là với các giá trị văn hóa hiện nay hãy cịn đang chưa được chú trọng như văn hóa khảo cổ Bàu Tró.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)