Thiếu cơ sở vật chất và nguồn lực

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 36 - 37)

Nhân lực trong việc bảo tồn và phát huy về văn hóa – tức các cán bộ, nhân viên ngành Văn hóa của tỉnh vẫn có nhưng chưa được chú trọng, hãy cịn đang thụ động mà chưa tích cực “lùng sục”, tìm kiếm những di sản văn hóa phi vật thể cịn đang “nằm ngủ” trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Bình. Cơ sở vật chất và nhân lực trong việc nghiên cứu những di tích khảo cổ như văn hóa Bàu Tró cũng chưa được quan tâm và đầu tư, khiến Hồ nước Bàu Tró hiện nay đang trong tình trạng gần như bỏ hoang.

Có thể thấy rằng 10 năm qua, Quảng Bình đang tập trung hơn vào ngành du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy vậy, nguồn lực du lịch còn hạn chế, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của du khách. Ơng Nguyễn Văn Kỳ, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Bình chia sẻ: “Mặc dù các di tích văn hóa vật thể và các địa điểm danh lam thắng cảnh được chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị vốn có, tuy nhiên, các khu nhà nghỉ, khách sạn ở tỉnh chưa đáp ứng đủ cho du khách khi nhu cầu thực tế lớn gấp nhiều như vậy”. Về nguồn nhân lực trong ngành du lịch, những người hướng dẫn tại các điểm tham quan, danh lam thắng cảnh chủ yếu là người dân Quảng Bình được đào tạo cơ bản, đơi khi chưa hiểu hết về thế mạnh và nhiệm vụ của mình. Bởi vậy tính chun nghiệp trong hoạt động du lịch chưa cao, Quảng Bình đang thiếu đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp và thuyết minh viên tiếng nước ngoài.

3. Thiếu vốn

Để phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời cũng như những danh lam thắng cảnh mà thiên nhiên ban tặng, Quảng Bình cần một nguồn vốn rất lớn. Dựa vào du lịch là ngành kinh tế chính, song do yếu thế về cơ sở hạ tầng và nhân lực (chủ yếu người dân

35

Quảng Bình xuất phát từ những ngành nơng nghiệp), Quảng Bình chủ yếu nhận sự đầu tư và hỗ trợ rất lớn từ Nhà nước và các doanh nghiệp.

Do nguồn vốn còn hạn hẹp, ở lĩnh vực phát triển nhất là du lịch vẫn còn thấy những hạn chế như sự nghèo nàn đơn điệu của sản phẩm du lịch, thiếu nguồn lực cho hoạt động du lịch; ít điểm vui chơi văn hóa thể thao; thiếu thơng tin, hệ thống quảng bá được đào tạo cho lĩnh vực này; hoạt động du lịch manh mún mang tính thời vụ, thiếu tính chuyên nghiệp, bởi vậy thời gian lưu trú của du khách còn ngắn ngủi, chưa giữ chân được nhiều vị khách tới thăm mảnh đất này.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)