Gắn công tác bảo tồn các giá trị văn hóa với hệ thống giáo dục và du lịch

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 45 - 46)

- Sáng tạo các sản phẩm văn hố có giá trị cao, coi trọng cơng tác nghiên cứu khoa học về văn hoá và việc khai thác, sử dụng, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền

3. Gắn công tác bảo tồn các giá trị văn hóa với hệ thống giáo dục và du lịch

Để có thể truyền lại các nét truyền thống văn hóa, các giá trị lịch sử hào hùng cho lớp trẻ thì khơng gì hiệu quả việc gắn cơng tác bảo tồn với việc giáo dục thế hệ trẻ Quảng Bình về những di sản của cha ơng để lại. Giáo dục khơng chỉ gói gọn trong những tiết giảng lịch sử, những bài học trên sách vở mà các trường học, các đoàn thanh niên ở các khu vực

44

trên khắp tỉnh Quảng Bình đã có những sáng tạo đổi mới. Đáng kể đến là những hoạt động thực tế đa dạng được đơng đảo các bạn học sinh, sinh viên đón nhận như gặp gỡ, giao lưu và lắng nghe chia sẻ của chứng nhân lịch sử, dâng hương khu Lăng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp, viếng thăm các di tích lịch sử.

Ngồi ra, các cuộc thi bổ ích, thiết thực cũng được tổ chức rộng rãi như “Tìm hiểu lịch sử 410 năm hình thành tỉnh Quảng Bình”, “Tìm hiểu về di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng”, Tìm hiểu truyền thống 50 năm đánh thắng trận đầu”. Đặc biệt, có thể đưa dân ca, các loại hình nghệ thuật ca múa nhạc vào trong hệ thống giáo dục như một số trường đang làm hiện nay ở tỉnh. Ví dụ như Trường THCS Lộc Ninh Đồng Sơn ở thành phố Đồng Hới, Trường THCS Hiền Ninh ở huyện Quảng Ninh, cùng với những trường THCS khác ở huyện Lệ Thủy đưa dân ca Bình Trị Thiên, Hị khoan Lệ Thủy vào học đường như một mơn học ngoại khóa đặc biệt, giúp gìn giữ bản sắc tuyệt đẹp này. Thơng qua những hoạt động ngoại khóa khuyến khích học hỏi những giá trị về lịch sử, văn hóa, thế hệ trẻ sẽ ni dưỡng được lịng u nước nồng nàn, tinh thần tự giác trong việc bảo tồn, giữ gìn cũng như tự ý thức về trách nhiệm của bản thân với xã hội, cộng đồng.

Để có thêm nhiều người biết và hiểu về các giá trị di tích lịch sử, đồng thời góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà, tỉnh Quảng Bình cần khẩn trương huy động nguồn ngân sách của chính phủ và các đơn vị nhà nước cũng như kêu gọi tinh thần đồn kết góp từ các tổ chức, cá nhân để trùng tu, tơn tạo các di tích lịch sử, cơng trình văn hóa. Việc gắn những

di tích lịch sử với du lịch góp phần giữ gìn cho các di tích khơng bị xuống cấp và tơn vinh

giá trị truyền thống của Quảng Bình. Chính những di tích sau khi được phục hồi, tơn tạo đã trở thành những điểm đến nổi tiếng thu hút lượng lớn khách du lịch mỗi năm đến tưởng niệm, dâng hương và tham quan, góp phần thúc đẩy kinh tế và xã hội của toàn tỉnh được phát triển mạnh trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)