Hình thức kinh doanh của KCN Đông Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp đông nam của tp HCM (Trang 56)

2.3. Thực trạng chung về KCN Đông Nam

2.3.2. Hình thức kinh doanh của KCN Đông Nam

KCN Đông Nam nằm trong quy hoạch của Thành phố phát triển các Khu công nghiệp theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, tạo công ăn việc làm trong khu vực, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, đóng góp vào nguồn thu của thành phố (Quyết định 1736/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, định hƣớng năm 2020).

Hình thức đầu tƣ kinh doanh của KCN Đông Nam là thuê đất của Nhà nƣớc (50 năm), tiền hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật gồm đƣờng xá, cây xanh, cấp điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải, nhà xƣởng xây sẵn… phân lơ

sau đó cho các nhà đầu tƣ th đất lại để xây dựng nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp (Giấy chứng nhận đầu tƣ số 41221000169 do Ban quản lý các KCX&CN Thành phố cấp ngày 29/12/2008).

KCN Đông Nam thu hút đa ngành, ƣu tiên các ngành có cơng nghệ tiên tiến, ít gây ơ nhiễm mơi trƣờng, bao gồm (Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng dự án KCN Đông Nam, 2009):

- Sx phần mềm và các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao; - Sx sp điện tử, viễn thơng, máy vi tính, và sản phẩm quang học; - Sx thiết bị điện;

- Sx máy móc, thiết bị;

- Sx xe có động cơ, phƣơng tiện vận tải; - Sx linh kiện ngành điện, nƣớc;

- Sx đồ nội thất, gia dụng, đồ chơi, dụng cụ thể thao, nhạc cụ, thiết bị an toàn, phụ kiện;

- SX thuốc, hóa dƣợc và dƣợc liệu; - SX Thiết bị, dụng cụ y-tế;

- Sản xuất, chế biến nông lâm sản, thực phẩm; - Sản xuất đồ uống;

- SX hóa mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh, hƣơng liệu, sợi nhân tạo; - Sx hóa chất và sản phẩm hóa chất (khơng bao gồm hóa chất cơ bản); - Sx sp từ kim loại đúc sẵn;

- Công nghiệp luyện kim;

- Cơ khí chế tạo và gia cơng kim loại; - Kim hồn, giả kim hồn;

- Cơng nghiệp dệt và hồn thiện sản phẩm dệt; - Công nghiệp in ấn;

- Sản xuất trang phục;

- Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, thủ công mỹ nghệ; - Sản xuất giấy (không làm bột giấy) và các sản phẩm từ giấy; - Sản xuất da (không thuộc da) và các sản phẩm từ từ da;

- Chế biến cao su (không sơ chế mủ cao su), sx các sp từ cao su và công nghiệp nhựa;

- Sx vật liệu xây dựng, thủy tinh;

- Sx thuốc lá (ngành nghề có điều kiện);

- Các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ công nghiệp cho các ngành trên, sửa chữa, bảo trì thiết bị cơ giới.

2.3.3. Cơng tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng

KCN Đơng Nam đƣợc Thành phố tiến hành bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng và giao đất cho Chủ đầu tƣ là Cơng ty Đầu tƣ Sài Gịn VRG triển khai xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Đông Nam. Tính đến nay, tỷ lệ bồi thƣờng đạt trên 93%, đảm bảo đủ khơng gian bố trí mặt bằng cho các nhà đầu tƣ vào thuê đất diện tích lớn. Đây cũng là lợi thế của KCN Đông Nam so với các KCN hiện hữu của Thành phố Hồ Chí Minh (Cơng ty CP Đầu tƣ Sài Gịn VRG, 2012).

2.3.4. Tình hình thu hút đầu tƣ

Tính đến cuối năm 2012, KCN Đơng Nam mới thu hút đƣợc 9 nhà đầu tƣ, trong đó có 6 nhà đầu tƣ nƣớc ngồi (Mỹ, Nhật, Áo) và 3 nhà đầu tƣ trong nƣớc. Tổng diện tích cho thuê là khoảng 21 ha chiếm 11% trên tổng số 180 ha đất công nghiệp cho thuê. Trong 9 nhà đầu tƣ nêu trên mới chỉ có 3 nhà đầu tƣ đã hoạt động sản xuất (tổng diện tích 4 ha, chiếm 2% diện tích đất cho th), cịn lại 06 nhà đầu tƣ còn lại chƣa xây dựng, tạm ngƣng hoạt động do tình hình kinh tế khó khăn (Cơng ty CP Đầu tƣ Sài Gòn VRG, 2012).

2.3.5. Hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng kỹ thuật bên trong KCN Đông Nam đã tƣơng đối hoàn chỉnh đáp ứng cho hoạt động sản xuất của các nhà đầu tƣ trong khu (Cơng ty CP Đầu tƣ Sài Gịn VRG). Cụ thể:

Hệ thống cung cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho KCN Đông Nam đƣợc cấp từ 02 tuyến từ trạm điện 110/22 kv (2x63 MW) Tân Qui mới hoàn thành và đƣa vào sử dụng từ cuối năm 2011. Trạm điện Tân Qui đảm bảo cung cấp nguồn điện dồi dào, độ an toàn và ổn định cao cho KCN Đông Nam. Đây cũng là một lợi thế của KCN Đông Nam để thu hút các dự án lớn, nhu cầu sử dụng điện cao, đòi hỏi chất lƣợng điện cao trong bối cảnh ngành điện cịn rất nhiều khó khăn.

Hệ thống cung cấp nƣớc: KCN Đông Nam sử dụng 02 nguồn nƣớc. Nguồn nƣớc chính mua từ Bình Dƣơng với chất lƣợng tốt, áp lực đủ mạnh. Nguồn nƣớc dự phòng từ nhà máy xử lý nƣớc ngầm nội khu có trữ lƣợng 15.000 m3/ngày.

Hệ thống thốt nƣớc mƣa: Bao bọc KCN Đơng Nam là hệ thống kênh rạch của sông Sài Gịn do vậy khả năng thốt nƣớc mặt, nƣớc mƣa của khu là rất tốt, khơng có hiện tƣợng ngập lụt cục bộ trong khu. Mạng lƣới thoát nƣớc mƣa nội khu là các cơng BTCT có đƣờng kính từ 800 đến 2000 mm đảm bảo tiêu thoát nƣớc từ các nhà máy sản xuất rất nhanh.

Hệ thống thu gom nƣớc thải: Hệ thống thoát nƣớc của KCN Đông Nam chia thành 02 hệ thống riêng biệt. Hệ thống thốt nƣớc mƣa có nhiệm vụ thu gom nƣớc mƣa chảy tràn từ nhà máy, đƣờng xá… để xả ra hệ thống rạch thoát nƣớc xung quanh. Hệ thống thu gom nƣớc thải có chức năng thu gom nƣớc thải sinh hoạt và sản xuất từ tất cả các nhà máy, khu dịch vụ, khu dân cƣ trong khu công nghiệp để đƣa về Nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung của KCN.

Xử lý nƣớc thải: KCN Đông Nam đã xây dựng Nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung (XLNTTT) của KCN nhằm xử lý toàn bộ nƣớc thải sinh hoạt và sản xuất từ các nhà máy sản xuất, khu dịch vụ, khu dân cƣ đô thị thuộc KCN Đông Nam đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định của Nhà nƣớc. Nƣớc thải sau xử lý đạt loại A theo Quy chuẩn Môi trƣờng Việt Nam để đảm bảo môi trƣờng trong sạch, tránh ô nhiễm do nguồn nƣớc thải của các nhà máy, khu dịch vụ, khu dân cƣ đô thị.

Công tác bảo vệ môi trƣờng: Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đƣợc Bộ Tài nguyên Môi trƣờng phê duyệt, KCN Đông Nam đƣợc quy hoạch là KCN tiên tiến và ít ơ nhiễm. Mật độ cây xanh trong khu rất cao. Tỷ lệ thảm cỏ, mặt nƣớc chiếm 20% theo quy hoạch. KCN Đông Nam xây dựng và ban hành các quy định chặt chẽ và phù hợp để đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng KCN.

Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông nội khu đã tƣơng đối hoàn chỉnh, đảm bảo hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào của từng nhà máy sản xuất trong khu.

Hệ thống thông tin liên lạc: KCN Đông Nam đã ký thỏa thuận với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhƣ VNPT, Viettel sẵn sàng cugn cấp các dịch vụ viễn thông theo yêu cầu của Nhà đầu tƣ (Cơng ty CP Đầu tƣ Sài Gịn VRG).

2.3.6. Mặt bằng sẵn sàng cho thuê

KCN Đông Nam là KCN mới đƣợc hình thành, đƣợc UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao đất để triển khai, tính đến nay tỷ lệ đất cho thuê còn thấp do vậy còn nhiều quỹ đất trống để sẵn sàng cho các Nhà đầu tƣ thuê với diện tích tối thiểu là 0,1 ha và tối đa là 30 ha (Công ty CP Đầu tƣ Sài Gòn VRG, 2012). Đối với các KCN khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì hầu nhƣ khơng cịn hoặc diện tích rất nhỏ (Cơng ty CP Đầu tƣ Sài Gịn VRG).

2.3.7. Hạ tầng bên ngồi:

Vị trí địa lý: KCN Đơng Nam nằm ở hƣớng Đông Nam của huyện Củ Chi. Từ vị trí KCN Đơng Nam về trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh là 25 km, đến cảng Cát Lái là 35 km, đến sân bay Tân Sơn Nhất là 20 km, cách đƣờng xuyên Á 13 km, cách trung tâm Thành phố Thủ Dầu Một của Bình Dƣơng là 3 km. Các KCN lân cận gồm có: KCN Tân Phú Trung (Củ Chi), KCN Tây Bắc Củ Chi, KCN Tân Thới Hiệp (Quận 12), KCN Việt Nam-Singapore (Bình Dƣơng), KCN Tân Định (Bình Dƣơng)…

Với vị trí địa lý khơng thuận lợi về mặt giao thơng vận chuyển hàng hóa bằng các KCN khác ở gần cảng sông nhƣ KCN Cát Lái, KCN Hiệp Phƣớc, KCX Linh Trung, KCX Tân Thuận.

Hạ tầng giao thơng bên ngồi: Hai tuyến đƣờng chính kết nối KCN Đơng Nam và bên ngồi là tuyến tỉnh lộ 8 và tỉnh lộ 9. Tuyến đƣờng tỉnh lộ 8 đƣợc coi là tuyến đƣờng quan trọng của huyện Củ Chi (từ hƣớng Đông sang hƣớng Tây) tuy nhiên phần lớn đƣờng còn rất hẹp (chỉ 2 làn đƣờng), mật độ giao thông hiện nay rất cao, gây khó khăn nguy hiểm cho vận chuyển hàng hóa và đi lại của ngƣời lao động. Do kinh phí Thành phố cịn eo hẹp, giải phóng mặt bằng khó khăn nên việc mở rộng đƣờng tỉnh lộ 8 còn chậm và làm theo từng đoạn. Tuyến đƣờng tĩnh lộ 9 cũng tƣơng tƣ tỉnh lộ 8, đƣờng rất hẹp, hiện nay Thành phố đang thi công gần xong 10 cây cầu trên dọc tuyến 10 km của đƣờng này.

Phƣơng tiện giao thông công cộng: Hiện nay đã có tuyến xe Buýt trên tuyến tỉnh lộ 8 kết nối giữa bến xe Củ Chi và Bình Dƣơng.

2.3.8. Dân cƣ xung quanh

Huyện Củ Chi là huyện ngoại thành, mật độ dân cƣ còn thƣa so với nội thành, mặt bằng dân trí chƣa cao. Tuy nhiên do KCN Đơng Nam gần Thành phố Thủ Dầu Một là đô thị phát triển nhanh.

2.3.9. Tình hình lao động

Do Củ Chi là huyện ngoại thành, trƣớc đây chủ yếu là phát triển nông nghiệp. Thực trạng dân trí, tay nghề lao động còn thấp. Trung tâm thị trấn Củ Chi cách KCN Đông Nam khá xa (13 km). Đô thị gần nhất là Thành phố Thủ Dầu Một cách KCN Đơng Nam 2 km, huyện Hóc Mơn (9 km) là nguồn cung cấp lao động chủ yếu cho KCN Đông Nam (Cơng ty CP Đầu tƣ Sài Gịn VRG).

2.4. Đánh giá tác động của môi trƣờng đến hoạt động của KCN Đông Nam 2.4.1. Phân tích các yếu tố của mơi trƣờng vĩ mơ 2.4.1. Phân tích các yếu tố của mơi trƣờng vĩ mô

2.4.1.1. Các yếu tố kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng bình quân đến 2015 của Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc dự báo đều tăng. Dự kiến GDP giai đoạn 2010-2015 tăng trƣởng 13%. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn vẫn tiếp tục duy trì theo hƣớng Dịch vụ-Cơng nghiệp-Nơng nghiệp với Cơng nghiệp theo 4 nhóm ngành trọng điểm.

Tình hình đầu tƣ của thành phố đến năm 2015 cũng đƣợc dự báo tăng mặc dù khơng bằng giai đoạn “vàng” 2003-2006.

Tình hình lãi suất giảm, các chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ của nhà nƣớc ngày càng sâu sát hơn cho doanh nghiệp.

2.4.1.2. Các yếu tố chính phủ-chính trị

Yếu tố chính sách quan trọng nhất đối với KCN Đơng Nam là thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, các thủ tục hành chánh hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động. Ban quản lý các KCX và CN Thành phố (Hepza) là cơ quan quản lý một cửa, một dấu đối với công tác quản lý nhà nƣớc về KCN. Qua nhiều năm, Hepza đã xây dựng đƣợc một hình ảnh tin cậy đối với nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc trong việc thu hút đầu tƣ. Mọi vấn đề khó khăn, Hepza đều tiếp nhận và phối hợp giải quyết nhanh chóng cho nhà đầu tƣ.

2.4.1.3. Các yếu tố xã hội

Đối với nhà đầu tƣ, vấn đề xã hội đƣợc họ quan tâm nhất là lao động, dân sinh và an ninh tại khu vực họ quyết định đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất. Do địa bàn khu vực huyện Củ Chi là ngoại thành, dân cƣ cịn thƣa, mức độ đơ thị hóa chƣa cao nên tình hình an ninh đƣợc đảm bảo rất tốt nhƣng ngƣợc lại nguồn lao động còn thiếu và yếu.

2.4.1.4. Các yếu tố tự nhiên

Điều kiện tự nhiên nhà đầu tƣ quan tâm là đất đai, vị trí. Đây có thể nói là điểm yếu nhất của KCN Đơng Nam. Vị trí KCN Đơng Nam không quá gần sân bay, cảng sông, cảng biển, trung tâm thành phố, vùng nguyên nhiên liệu đầu vào. Giao thơng tại địa bàn huyện Củ Chi cịn rất kém do phần lớn đƣờng xá còn nhỏ hẹp, cũ chƣa đƣợc cải tạo. Kết cấu địa chất tại khu vực xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi là đất trũng, kết cấu trung bình so với thành phố Hồ Chí Minh nhƣng kém so với Bình Dƣơng, Đồng Nai

2.4.2. Phân tích các yếu tố của mơi trƣờng vi mơ 2.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Mặc dù nằm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tuy nhiên KCN Đơng Nam cũng ở vị trí rất gần các KCN khác của Bình Dƣơng, Long An. Các KCN thuộc các tỉnh trong vùng đã trở thành đối thủ cạnh tranh, nhất là yếu tố môi trƣờng đầu tƣ của các tỉnh này ngày càng đƣợc cải thiện đã tạo ra sức hút rất mạnh các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào các KCN này. Các đối thủ cạnh tranh của KCN Đông Nam gồm Tân Phú Trung, Tây Bắc Củ Chi (Tp.HCM); các KCN Bình Dƣơng, Long An, Đồng Nai…

2.4.2.2. Các đối thủ tiềm ẩn mới

Bên cạnh các KCN hiện hữu là đối thủ cạnh tranh, KCN Đông Nam cũng cần quan tâm đến các đối thủ tiềm ẩn mới là các KCN gần kề có kế hoạch mở

rộng (Tây Bắc Củ Chi, Hiệp Phƣớc, Lê Minh Xuân,..) và các Cụm CN chuyển đổi thành KCN (Hòa Phú, An Hạ…).

2.4.2.3. Khách hàng

KCN Đông Nam cần quan tâm đặc biệt đến nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đây là thành phần chủ yếu có tỷ trọng đầu tƣ cao, diện tích đất thuê thƣờng rất lớn.

2.4.2.4. Các nhà cung cấp

Nhà cung cấp chủ yếu là các công ty Đầu tƣ, kinh doanh hạ tầng KCN gắn liền với quỹ đất cho thuê. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, quỹ đất dành cho công nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đối với những khu đã hoàn thành đền bù giải tỏa thì có lợi thế về quỹ đất cơng nghiệp sẵn có. Các KCN dự kiến mở rộng sau này sẽ khó thực hiện đƣợc do cơng tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng rất khó khăn.

Qua phân tích tại chƣơng 1 và chƣơng 2, kết hợp với phƣơng pháp lấy ý kiến của 02 chuyên gia (phụ lục 1 và phụ lục 2), tác giả đã liệt kê đƣợc các yếu tố bên trong và bên ngoài. Để xác định mức độ quan trọng, tác giả dùng phiếu khảo sát khách hàng (35 phiếu khảo sát).

2.4.2.5. Hình thành ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi

Để đánh giá phản ứng của KCN Đơng Nam đối với các yếu tố bên ngoài, sử dụng Ma trận EFE.

- Ma trận EFE đƣợc triển khai theo 05 bƣớc: - Liệt kê các yếu tố bên ngoài chủ yếu.

- Ấn định mức quan trọng: cho điểm từ 0,00 (ít quan trọng nhất) đến 1,00 (quan trọng nhiều nhất). Tổng các mức quan trọng lá 1,00.

- Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tƣơng ứng của nó để xác định số điểm quan trọng

- Cộng số điểm quan trọng của các yếu tố. Số điểm trung bình thƣờng là 2,50. Tổng số điểm quan trọng <2,50 cho thấy khả năng phản ứng kém đối với yếu tố bên ngoài và >2,50 cho thấy khả năng phản ứng tích cực. Bảng 2.12: Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE):

Các yếu tố bên ngoài Mức

độ quan trọng Phân loại Tổng số điểm

1. Cơ chế một cửa của Ban quản lý 2. Nguồn lao động tại chỗ

3. Tình hình an ninh trật tự tại khu vực 4. Giao thông vận chuyển

5. Cạnh tranh của các KCN lân cận

6. Tình hình quỹ đất cơng nghiệp của thành phố. 7. Vị trí địa lý

8. Điều kiện tự nhiên 9. Kết cấu địa chất 0,15 0,15 0,05 0,15 0,10 0,20 0,05 0,05 0,10 3 2 3 1 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp đông nam của tp HCM (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)