2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.3.1. Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu tập trung và
và giá trị doanh nghiệp
Đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về vai trị của cổ đơng lớn (cơ cấu sở hữu tập
trung) trong việc tác động đến giá trị của một công ty và các nghiên cứu này đưa ra các kết luận khác nhau về mối quan hệ này.
Wiwattanakantang (2001), qua nghiên cứu thực nghiệm trên cơ sở dữ liệu là các công ty Thái Lan đã không ủng hộ giả thuyết là sự tồn tại của cổ đông lớn sẽ làm giảm tài sản của công ty mà đưa ra kết luận là sự hiện diện của các cổ đơng lớn có liên quan tới việc cơng ty đạt được thành quả tốt hơn. Lin (2003) cũng cho rằng cổ
đông lớn khơng tham gia quản lý có tác động cùng chiều với giá trị công ty dựa trên một nghiên cứu được thực hiện trên mẫu gồm 1433 công ty từ 18 thị trường mới
nổi. Dựa trên một nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu tập trung và thành
quả tài chính của các cơng ty ở châu Á, Heugens và cộng sự (2008) tìm thấy một
mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến này. Xu và Wang (1997) khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu lên thành quả hoạt động của các công ty niêm yết
công khai tại Trung Quốc trong khuôn khổ QTCT đã đưa ra kết quả thực nghiệm
rằng cơ cấu sở hữu tập trung thực sự có tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê lên
thành quả hoạt động của công ty. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Claessens và Djankov (1999) về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu tập trung và thành quả của doanh nghiệp trên một mẫu gồm 706 công ty Séc trong giai đoạn 1992- 1997. Claessens và Djankov (1999) kết luận rằng ở cơng ty có cơ cấu sở hữu càng
tập trung thì lợi nhuận của cơng ty sẽ càng cao.
Ehikioya (2009) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu QTCT và thành quả công ty ở Nigeria và cho thấy sự tập trung quyền sở hữu ở mức độ cao hơn đưa đến một giá trị thị trường cao hơn cho công ty. Nghiên cứu cho thấy rằng khi cổ phần lớn
được nắm giữ tập trung trong một cơng ty thì khơng dễ dàng xảy ra tranh chấp về
quyền kiểm soát, đồng thời việc tập trung quyền sở hữu có thể làm giảm các chi phí
đại diện (Ehikioya, 2009). Bên cạnh đó, Busta (2008) cho rằng có một mối quan hệ
có ý nghĩa thống kê giữa cơ cấu sở hữu tập trung và thành quả của doanh nghiệp, và
mối quan hệ này chịu sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật. Kết quả nghiên cứu cho rằng việc tập trung quyền sở hữu có thể mang lại lợi ích cho các ngân hàng ở Châu
Âu, khu vực có hệ thống pháp luật bảo vệ cổ đông thiểu số kém hơn so với các
nước hệ thống pháp luật án lệ (common law) (Busta, 2008). Shleifer và Vishny
(1986) và Kaplan và Minton (1994) cho rằng sự hiện diện của các cổ đơng lớn đóng
một vai trò đáng kể trong việc gia tăng giá trị của công ty trong các nền kinh tế đang phát triển do lúc này hoạt động QTCT trở nên dân chủ hơn. Họ cho rằng các cổ đông lớn giúp ngăn chặn chủ nghĩa cơ hội, làm giảm các chi phí đại diện phát
sinh giữa các giám đốc và cổ đông. Tương tự, Grossman và Hart (1982) cũng thấy
rằng các cổ đông lớn sẽ giải quyết vấn đề người hưởng thụ tự do. Vấn đề người hưởng thụ tự do phát sinh khi một số cổ đơng khơng phải trả chi phí giám sát nhưng
lại thu được lợi ích từ những chi phí do những người khác trả. Franks và Mayer
(1997), Yafeh và Yosha (1995) ủng hộ quan điểm này và khẳng định rằng cổ đơng
lớn có thể kỷ luật HĐQT bằng cách cắt giảm những thành viên làm việc kém hiệu
quả và ngăn chặn các nhà quản lý trong việc chi tiêu quá mức. Các biện pháp này
bảo vệ quyền lợi của các cổ đông và nâng cao giá trị của một công ty. Demsetz
(1983), Denis và Sarin (1995) và Agrawal và Manelker (1990) đã khẳng định sự tồn
tại của cơ cấu sở hữu tập trung bảo đảm việc kiểm soát doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Ngược lại, Rashid và Islam (2013) khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại 60 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Kuala Lumpur trong những năm 2000-2003 về mối quan hệ giữa QTCT và giá trị doanh nghiệp trong thị trường
đang phát triển này đã đưa ra kết luận rằng cổ đông lớn/ cơ cấu sở hữu tập trung
làm giảm giá trị doanh nghiệp do các cổ đông lớn thao túng quyền lợi của các cổ
đông thiểu số. Tương tự, các nghiên cứu được tiến hành bởi Pinkowitz và cộng sự
(2003) lập luận rằng các cổ đông lớn chủ yếu thao túng quyền lợi của cổ đông thiểu
số. Klapper và Love (2004), Bebchuk và cộng sự (2004) cũng cho rằng sự tồn tại của cổ đông lớn trong một công ty sẽ làm giảm giá trị cổ đông thông qua việc họ
chiếm đoạt quyền lợi của cổ đông thiểu số. Theo nghiên cứu của Enbai và cộng sự (2003) về mối quan hệ giữa cơ chế QTCT và giá trị thị trường của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trong giai đoạn 1999-2001 thì sự
tồn tại của cổ đơng lớn/ sở hữu tập trung có mối quan hệ ngược chiều với giá trị của
công ty. Nam và Nam (2004) lập luận rằng cổ đơng lớn xâm hại lợi ích của cổ đông thiểu số và cổ đông lớn cũng tham gia vào việc trục lợi cá nhân từ tài sản của công ty.
Trong khi đó, Liang (2009) khi tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu sở
hữu và thành quả hoạt động của các công ty trong thị trường mới nổi với một mẫu gồm 279 công ty điện tử đại chúng ở Đài Loan trong năm 2004 đã cho thấy mức độ cơ cấu sở hữu tập trung khác nhau có tác động khác nhau đến hoạt động của công
ty. Nếu HĐQT sở hữu dưới 25% thì có một mối tương quan cùng chiều lên thành quả hoạt động của cơng ty, cịn khi HĐQT sở hữu trên 25% thì có tác động ngược
chiều lên thành quả hoạt động của cơng ty. Cịn Holderness và Sheehan (1988) khi tiến hành nghiên cứu trên một mẫu các cơng ty có cổ đơng lớn nắm giữa hơn 50%
cổ phần và so sánh thành quả những công ty này với một mẫu những cơng ty có cổ đơng lớn nắm giữ nhiều hơn 20%, cho ra kết quả là khơng có chênh lệch mang ý