Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48 - 53)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

3.3. Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và giá trị doanh nghiệp do Rashid

và Islam (2013) thực hiện ở thị trường Malaysia, một thị trường đang phát triển, và các nghiên cứu thực nghiệm đã trình bày trong phần 2 của đề tài, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau đây:

Giả thuyết nghiên cứu 1: Cơ cấu sở hữu tập trung làm giảm giá trị doanh nghiệp

Như đã trình bày trong phần 2 của đề tài, cơ cấu sở hữu tập trung tồn tại trong các thị trường tài chính đang phát triển đã gây hại đến quyền lợi của cổ đông thiểu số do các cổ đông lớn thường thao túng quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Việc gây hại

đến quyền lợi của cổ đông thiểu số này được thể hiện thông qua việc thực hiện đầu tư quá nhiều hoặc không đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi vào công ty ở một thị trường tài chính đang phát triển (Pinkowitz và cộng sự, 2003). Klapper và Love (2004), Bebchuk và cộng sự (2004) cũng cho rằng sự tồn tại của cổ đông lớn trong

một công ty sẽ làm giảm giá trị cổ đông thông qua việc họ chiếm đoạt quyền lợi của cổ đông thiểu số.

Việc các cổ đông lớn không đầu tư tiền nhàn rỗi vào các dự án thường xảy ra khi các dự án đó tạo ra lợi nhuận cao và việc này gắn liền với lợi ích của các chủ nợ. Trong trường hợp các cổ đông lớn tiến hành đầu tư vào các dự án có giá trị hiện tại rịng dương, phần lớn lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ thuộc về các chủ nợ. Để ngăn chặn việc những lợi ích này rơi vào tay các chủ nợ, các nhà quản lý sẽ bỏ qua những dự án đầu tư tốt này (Rashid và Islam, 2008). Các cổ đông lớn sẽ không đầu tư tiền nhàn rỗi vào các dự án giá trị gia tăng để ngăn chặn việc các quyền lợi này rơi vào tay của các chủ nợ. Hành động này sẽ gây hại cho các cổ đơng thiểu số bởi vì các cổ đông thiểu số không thể thu được khoản lợi nhuận hợp lý từ các khoản đầu tư của mình trong các cơng ty.

Tiếp theo là việc các nhà quản lý đầu tư quá nhiều tiền nhàn rỗi vào các dự án ưa thích của mình. Lúc này, các nhà quản lý sẽ đầu tư quá nhiều vào các dự án ưa thích của bản thân mình do những dự án này mang lại nhiều lợi ích cho họ hơn khi thực hiện đầu tư vào các dự án có mức lợi nhuận thơng thường. Theo đó, những khoản lợi nhuận bất thường này cũng sẽ được chia cho các cổ đông lớn, làm giảm giá trị của công ty (Bebchuk và cộng sự, 2004).

Cùng với sự tồn tại của cơ cấu sở hữu tập trung cao ở các công ty Việt Nam cùng với việc thiếu những chính sách bảo vệ quyền lợi cổ đơng thiểu số ở Việt Nam, tương tự như nghiên cứu của Rashid và Islam (2013), trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng có một quan hệ ngược chiều giữa cơ cấu sở hữu tập trung và giá trị của

Giả thuyết nghiên cứu thứ 2: Việc kiêm nhiệm của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT làm giảm giá trị doanh nghiệp

Như đã trình bày, việc kiêm nhiệm của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT là một cơ cấu lãnh đạo trong đó một người duy nhất đảm nhận cả hai vị trí hàng đầu trong ban quản lý, đó làTổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT. Cơ cấu lãnh đạo này thường

chiếm ưu thế trong các công ty tại các thị trường đang phát triển và như thảo luận trong phần 2 của đề tài, có hai lý thuyết liên quan đến sự ảnh hưởng của việc kiêm

nhiệm của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQTlên giá trị của một công ty.

Lý thuyết đầu tiên giải thích bản chất của mối quan hệ này là lý thuyết đại diện (Kyereboah và Biekpe, 2006). Fama và Jensen (1983) là một trong những người

ủng hộ lý thuyết đại diện và cho rằng một người duy nhất khi nắm giữ cả 2 vị trí Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT không thể giám sát tốt một tổ chức. Họ cũng cho rằng vấn đề chi phí đại diện sẽ tăng lên khi một người duy nhất nắm giữ cả hai vai

trò quan trọng này và đề nghị tách biệt hai vị trí này. Ngồi ra, việc một người duy nhất nắm giữ cả hai vị trí này đi ngược lại với nguyên tắc về QTCT trong mối quan hệ với giá trị doanh nghiệp, do thành viên không tham gia quản lý công ty không thể chống lại các quyết định bất lợi của Tổng giám đốc (Golden và Zajac, 2001). Trong cơ cấu lãnh đạo khơng kiêm nhiệm, vị trí Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT do hai người khác nhau đảm nhiệm. Cơ cấu lãnh đạo này mang lại lợi ích cho cơng ty do lúc này HĐQT độc lập hơn. Lúc này HĐQT có nhiều thẩm quyền hơn và lịng tin của các cổ đông được gia tăng (Higgs, 2003). Cơ cấu lãnh đạo không kiêm nhiệm cũng đem lại giá trị gia tăng cho công ty do lúc này với sự giám sát của Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc không thể trục lợi cá nhân từ lợi ích của các cổ đơng. Lý thuyết thứ hai liên quan đến vai trị của việc kiêm nhiệm của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT tác động đến giá trị của công ty là lý thuyết quản lý. Những người ủng hộ cơ cấu lãnh đạo kiêm nhiệm cho rằng một người duy nhất nắm giữ cả hai vị trí là hiệu quả về mặt chi phí bởi vì lúc này cơng ty chỉ phải trả lương cho một người, mà người này lại đảm nhiệm chức năng của cả hai vị trí. Cơng ty với cơ cấu lãnh đạo kiêm nhiệm sẽ tạo ra giá trị cho công ty do một người duy nhất sẽ kiểm

soát hoạt động của công ty theo một hướng đi thống nhất khi khơng cịn sự xung đột giữa hai vị tríChủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc.

Trong đề tài này, với đặc điểm là cơ cấu sở hữu tập trung cũng như cơ cấu lãnh đạo kiêm nhiệm đang chiếm ưu thế ở Việt Nam, một thị trường đang phát triển, tác giả dựa trên lý thuyết đại diện về mối quan hệ này cũng như nhiều nghiên cứu trước đây (Ehikioya, 2009; Chen và cộng sự, 2005; Kyereboah và Biekpe, 2005; En Bai và cộng sự , 2003)và kỳ vọng sẽ có một mối quan hệ ngược chiều giữa cơ cấu lãnh đạo kiêm nhiệm và giá trị của một công ty ở thị trường Việt Nam.

Giả thuyết nghiên cứu thứ 3: HĐQT có quy mơ càng lớn càng làm gia tăng giá trị cơng ty

Như đã trình bày trong phần 2 của đề tài, có hai lý thuyết liên quan đến vai trị của quy mơ HĐQT trong việc ảnh hưởng đến giá trị cổ đông trong các thị trường tài chính đang phát triển là lý thuyết đại diện và lý thuyết quản lý.

Lý thuyết đại diện cho rằng HĐQT càng lớn càng làm giảm giá trị của một công ty do sự phối hợp và truyền tải thông tin kém hiệu quả trong một HĐQT dẫn đến việc giám sát thụ động của các thành viên HĐQT. HĐQT với nhiều thành viên hơn dễ xảy ra các xung đột hơn vì có ít sự gắn kết giữa các thành viên (Jensen, 1993). Hơn nữa, HĐQT lớn thường ra quyết định chậm hơn, điều này có tác động ngược chiều đến giá trị cho các cổ đông (Nam và Nam, 2004).

Lý thuyết tiếp theo về vai trị của quy mơ HĐQT trong việc ảnh hưởng đến giá trị cổ đông trong các thị trường tài chính đang phát triển là lý thuyết quản lý. Theo lý thuyết này, một HĐQT với nhiều thành viên hơn có thể ngăn chặn những quyết định bất hợp lý của Tổng giám đốc và hạn chế việc Tổng giám đốc quyết định đầu tư vào các dự án gây thiệt hại cho cơng ty. Lúc này, HĐQT có thể độc lập để ra các quyết định của công ty và giảm thiểu việc đầu tư quá mức hoặc việc không đầu tư các dòng tiền tự do vào các dự án tốt.

Thêm vào đó, HĐQT bao gồm cả những thành viên tham gia quản lý và những thành viên không tham gia quản lý. Những thành viên khơng tham gia quản lý có

nhiều kiến thức, hiểu biết về thị trường tài chính, luật doanh nghiệp và những ngành kỹ thuật đặc thù. Ngược lại, những thành viên tham gia quản lý là nhân viên của công ty, họ có kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu về hoạt động của doanh nghiệp. Họ có thể cung cấp các thông tin nội bộ cho các thành viên không tham gia quản lý để đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn hơn. HĐQT lớn hơn có số lượng thành viên tham gia quản lý và những thành viên khơng tham gia quản lý lớn hơn có thể có sự trao đổi thông tin tốt hơn, điều này giúp cải thiện giá trị của công ty. Sự kết hợp tối ưu này có thể đảm bảo có được các quyết định tốt hơn trong một cơng ty nhằm bảo vệ lợi ích của cổ đông (Baysinger và Butler, 1985; Stiles và Taylor, 1993).

Tương tự như nghiên cứu được thực hiện ở thị trường Malaysia của Rashid và Islam (2013), tác giả đưa ra giả thuyết này dựa trên lý thuyết quản lý và cho rằng HĐQT có quy mơ lớn sẽ cải thiện giá trị cổ đông. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của cả cổ đông thiểu số và cổ đông lớn nhờ đó cải thiện giá trị của các cơng ty trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)