2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.3.3. Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm của Chủ
tịch HĐQT và Tổng Giám đốc (Duality) và giá trị doanh nghiệp
Vai trò của Tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT là rất quan trọng trong việc gia tăng giá trị của một công ty. Một người duy nhất nắm giữ cả hai vai trò (việc kiêm nhiệm
của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc - Duality) có ảnh hưởng lên giá trị của một
cơng ty và trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Fama và Jensen (1983) cho rằng một người duy nhất nắm cả 2 vị trí trên khơng thể giám sát tốt một tổ chức. Họ cũng cho rằng vấn đề chi phí đại diện sẽ tăng lên khi
một người duy nhất nắm giữ cả hai vai trò quan trọng này. Ủng hộ quan điểm này,
Sanda và cộng sự (2003) trong một nghiên cứu thực hiện tại Nigeria, một nền kinh
tế đang phát triển đã đưa ra kết luận rằng có một mối quan hệ cùng chiều giữa giá
trị doanh nghiệp và việc tách biệt hai vị trí Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT.
thành quả công ty ở Nigeria với kết quả là có mối quan hệ ngược chiều giữa việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc và giá trị công ty đã cho thấy
sự cần thiết phải tách biệt hai vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc để đảm bảo
hoạt động tối ưu của doanh nghiệp. Do việc tách bạch các vị trí này sẽ làm gia tăng hiệu quả trong cơ chế ra quyết định (Ehikioya, 2009). Chen và cộng sự (2005) cho
rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc với giá trị công ty. Tương tự, Kyereboah và Biekpe (2005) cũng đưa ra kết luận rằng việc tách biệt hai vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc sẽ
giảm thiểu sự căng thẳng giữa các nhà quản lý và các thành viên HĐQT và do đó
ảnh hưởng cùng chiều đến hoạt động của các cơng ty ở Ghana. Khi nghiên cứu ở thị
trường Trung Quốc, En Bai và cộng sự (2003) cũng đưa ra kết luận là việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc/ Phó giám đốc có mối quan hệ ngược chiều với giá trị của công ty.
Ngược lại, Stoeberl và Sherony (1985), Alexander, Halpern và cộng sự (1993) cho
rằng việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc có tác động cùng
chiều đến thành quả công ty. Tổng giám đốc không thể lập kế hoạch và đưa ra quyết
định có lợi cho các cổ đơng trong trường hợp có tranh cãi giữa Tổng giám đốc và
chủ tịch HĐQT. Dahya và Travlos (2000) tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc và thành quả tài chính của cơng ty. Anderson và Anthony (1996) cũng cho rằng thành quả hoạt động
của cơng ty có thể được cải thiện khi có sự kiêm nhiệm vì lúc này sẽ khơng cịn sự
xung đột giữa hai vị trí này nữa. Bhagat và Jefferis (2002) lập luận rằng khi có sự kiêm nhiệm thì lợi ích của cổ đơng và Tổng giám đốc có thể được liên kết với nhau buộc các Tổng giám đốc phải hành động vì lợi ích của các cổ đơng và tạo ra giá trị cho cổ đông. Tương tự, Brickley và cộng sự (1997) cho rằng việc tách biệt các chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc sẽ phát sinh chi phí cũng như có những lợi ích của nó. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc tách biệt này lại tốn kém nhiều chi phí hơn so với lợi ích chúng mang lại đối với hầu hết các công ty lớn (Brickley và cộng sự, 1997). Kết quả này hàm ý rằng trong một cơng ty thì cơ cấu
lãnh đạo kiêm nhiệm là phù hợp.
Một quan điểm khác đó là khơng có mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc - Duality và giá trị của một công ty. Để kiểm định mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc, tỷ lệ
thành viên HĐQT độc lập, không điều hành và thành quả hoạt động công ty được
đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và trên vốn cổ phần (ROE),
Ponnu (2008) đã tiến hành nghiên cứu dựa trên một mẫu gồm các công ty Malaysia
lớn niêm yết cơng khai. Ơng kết luận rằng khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống
kê giữa hai yếu tố cơ cấu HĐQT và việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc và thành quả hoạt động của công ty trong bối cảnh của Malaysia (Ponnu, 2008). Tương tự, Chaganti và cộng sự (1985), Daily và Dalton (1992, 1993) đã khơng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa giá trị công ty và việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc. Khi phân tích những tác động của quy mơ HĐQT và thành phần HĐQT lên việc định giá và thành quả công ty, Frick và Bermig khơng thể tìm thấy một tác động phù hợp của hai biến này lên thành quả
của công ty (Frick và Bermig, 2010). Lam và Lee (2008) cũng kiểm định mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT với giá trị công ty
và tác động điều tiết của các yếu tố kiểm soát gia đình trong mối quan hệ này ở các cơng ty đại chúng Hồng Kông thông qua việc sử dụng một mẫu gồm 128 công ty niêm yết công khai tại Hồng Kông năm 2003. Nghiên cứu cho rằng lý thuyết đại diện hay lý thuyết quản lý đều không thể giải giải thích đầy đủ mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT với giá trị công ty. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT và thành quả hoạt động theo sổ sách kế toán của cơng ty cịn tùy thuộc vào sự hiện diện của các yếu tố kiểm sốt gia đình. Việc một người kiêm nhiệm hai vị trí này là khơng phù hợp ở các công ty không phải là công ty gia đình, trong khi việc tách biệt hai vị trí này lại phù hợp đối với các cơng ty gia đình.
Như vậy, tác giả đã trình bày tóm tắt kết quả của một số các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa QTCT và giá trị doanh nghiệp. Bảng 1 dưới đây sẽ tóm
tắt một lần nữa một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ này.
Bảng 2.1: Tóm tắt một số các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa QTCT và giá trị doanh nghiệp
Tác giả Quốc gia
Thời gian Mẫu Các kết quả chính Rashid và Islam Malaysia 2000- 2003
60 - Sự tồn tại của cổ đông lớn/ cơ cấu sở
hữu tập trung làm giảm giá trị doanh
nghiệp, do các cổ đông lớn thao túng quyền lợi của các cổ đông thiểu số - Một HĐQT với nhiều thành viên
hơn giúp làm gia tăng giá trị doanh
nghiệp
- Khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa việc kiêm nhiệm của
Tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT
Ehikioya Nigeria 1998- 2002
107 - Cơ cấu sở hữu tập trung đưa đến một giá trị thị trường cao hơn cho
công ty
- Việc kiêm nhiệm của Tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT có tác động ngược chiều lên thành quả của cơng ty Mak và
Kusnadi
Singapore và
Malaysia
2000 550 - Có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô HĐQT và giá trị cơng ty
Ponnu Malaysia 2005 100
- Khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa cơ cấu HĐQT, việc kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và
Tác giả Quốc gia Thời gian Mẫu Các kết quả chính Klapper và Love 14 quốc gia đang phát triển 1998- 2000 374
- QTCT tốt hơn thực sự mang lại thành quả tốt hơn cho doanh nghiệp và đưa đến việc công ty được định giá cao hơn trên thị trường
- Sự tồn tại của cổ đông lớn trong một công ty sẽ làm giảm giá trị cổ đông thông qua việc họ chiếm đoạt quyền
lợi của cổ đông thiểu số
Busta 17 quốc gia Tây Âu
1993-
2005 358
- Có một mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê giữa cơ cấu sở hữu tập trung và thành quả của doanh nghiệp
Andres và cộng sự 10 quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ 1990- 1996 450
- Có một mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị công ty và quy mơ HĐQT - Khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa cơ cấu HĐQT và giá trị công ty
Bennedsen Đan Mạch 1999 6850
- Khi quy mô HĐQT ở mức dưới sáu thành viên, quy mơ HĐQT điển hình
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì
quy mơ HĐQT khơng có ảnh hưởng
đến giá trị công ty
- Tuy nhiên khi quy mơ HĐQT tăng
từ sáu thành viên trở lên thì nó lại có
tác động ngược chiều lên giá trị cơng ty
Tác giả Quốc gia Thời gian Mẫu Các kết quả chính Yermack Mỹ 1984 - 1991 452
- Có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mơ HĐQT và giá trị công ty Anmmann và cộng sự 22 quốc gia phát triển 2003- 2007 2300
- Có một mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê giữa QTCT và giá trị
của công ty, QTCT tốt sẽ nâng cao giá
trị của công ty
Lam và
Lee HồngKông 2003 128
- Mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm
của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT và thành quả hoạt động theo sổ sách kế tốn của cơng ty cịn tùy
thuộc vào sự hiện diện của các yếu tố kiểm sốt gia đình.
- Việc một người kiêm nhiệm hai vị trí này ở các cơng ty khơng phải là cơng ty gia đình là phù hợp, trong khi việc tách biệt hai vị trí này lại tốt cho các các cơng ty gia đình.
Kyereboah
và Biekpe Ghana
1990-
2001 16
- Có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mơ HĐQT và giá trị của công ty tại các thị trường đang phát triển - Việc tách biệt 2 vị trí Chủ tịch
HĐQT và Tổng giám đốc sẽ giảm
thiểu sự căng thẳng giữa các nhà quản lý và các thành viên HĐQT và do đó
ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị của
Tác giả Quốc gia Thời gian Mẫu Các kết quả chính Ma và Tian Trung Quốc 2003- 2004 1975
- Quy mơ HĐQT không ảnh hưởng
đến giá trị của doanh nghiệp
En Bai và cộng sự Trung Quốc 1999- 2001 1020
- Sự tồn tại của cổ đông lớn/ cơ cấu sở
hữu tập trung, việc kiêm nhiệm của
Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc/ Phó giám đốc có mối quan hệ ngược chiều với giá trị của công ty
- QTCT tốt sẽ giúp nâng cao giá trị công ty
Claessens
và Djankov Séc
1992-
1997 706
- Cơng ty có cơ cấu sở hữu càng tập trung thì lợi nhuận và năng suất lao