Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 34)

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.3.2. Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và giá trị

Thomsen và cộng sự (2006) trong nghiên cứu của mình về mối quan hệ giữa cổ

đông lớn và giá trị của các công ty lớn nhất ở Châu Âu, nơi có cơ cấu sở hữu tập

trung cao đã kết luận rằng khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa cơ cấu sở

hữu tập trung và giá trị công ty. Harold và Lehn (1985) cũng cho rằng khơng có mối

quan hệ giữa cơ cấu sở hữu tập trung và giá trị của doanh nghiệp. Tương tự, Chen và cộng sự (2005) khi thực hiện nghiên cứu trên một mẫu gồm 412 công ty Hồng Kông niêm yết công khai trong giai đoạn 1995-1998 cũng đưa ra kết quả là khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa cơ cấu sở hữu tập trung và giá trị công ty.

2.3.2. Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và giá trịdoanh nghiệp doanh nghiệp

Quy mô HĐQT cũng là một nhân tố quan trọng trong việc tạo nên giá trị doanh nghiệp. Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT với giá trị công ty.

Quan điểm thứ nhất của Yermack (1996), một trong những người theo lý thuyết đại diện cho rằng công ty với một HĐQT nhỏ sẽ có hiệu quả hơn. Với nghiên cứu trên

một mẫu gồm 452 tập đồn cơng nghiệp lớn của Mỹ, Yermack (1996) cho thấy có một mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô HĐQT và giá trị công ty. Eisenberg và cộng sự (1998) cũng tìm thấy một mối tương quan ngược chiều giữa quy mô HĐQT

và lợi nhuận công ty dựa trên một nghiên cứu được thực hiện trên một mẫu gồm các công ty Phần Lan vừa và nhỏ. Họ cho rằng một HĐQT lớn có tác động tiêu cực đến thành quả cơng ty vì nó phát sinh chi phí đại diện và một HĐQT với quy mơ lớn sẽ

gặp khó khăn hơn trong việc đi đến một quyết định được mọi người nhất trí

mình về ảnh hưởng của cơ chế QTCT lên giá trị của các công ty Singapore và Malaysia, Mak và Kusnadi (2005) đã cho thấy có một mối quan hệ ngược chiều giữa quy mơ HĐQT và giá trị công ty ở cả 2 quốc gia trên. Từ nghiên cứu về ảnh

hưởng của quy mô HĐQT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc sử dụng một dữ liệu phong phú của gần 7000 công ty, Bennedsen và cộng sự (2008) đã đưa ra một phân tích nhân quả về ảnh hưởng của quy mơ HĐQT lên thành quả của

công ty. Nghiên cứu cho thấy khi thay đổi quy mô HĐQT xuống mức dưới sáu thành viên, quy mơ HĐQT điển hình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lúc này

yếu tố quy mơ HĐQT khơng có mối quan hệ với thành quả cơng ty. Tuy nhiên khi

quy mô HĐQT tăng từ sáu thành viên trở lên thì nó lại có tác động ngược chiều lên thành quả của công ty. Do một HĐQT với quy mô phù hợp sẽ giúp việc giám sát hiệu quả, việc tìm kiếm một quy mơ HĐQT phù hợp cần có một sự kết hợp hài hịa giữa việc có đủ năng lực đại diện và các chi phí phát sinh từ việc gia tăng người

hưởng thụ tự do giữa các thành viên HĐQT (Bennedsen và cộng sự, 2008).

Jensen (1993) cũng cho rằng Tổng giám đốc sẽ khó khăn hơn trong việc kiểm sốt

HĐQT khi quy mơ HĐQT lớn hơn bảy hay tám thành viên. Một HĐQT lớn sẽ trở

nên thụ động trong việc giám sát và các thành viên HĐQT không làm việc ở một

mức độ tối ưu để nâng cao giá trị của các cổ đơng. Thêm vào đó, Andres và cộng sự

(2005) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của quy mô HĐQT, thành phần của

HĐQT và hoạt động nội bộ lên giá trị công ty với một mẫu gồm 450 cơng ty phi tài

chính từ mười quốc gia ở Tây Âu và Bắc Mỹ và đã cho thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị công ty và quy mô HĐQT. Nguyễn và Robert (2006) cũng cho thấy khi quy mơ HĐQT càng lớn thì giá trị công ty lại càng giảm đi trong bối

cảnh của các công ty Australia.

Ngược lại, Rashid và Islam (2013) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và giá trị doanh nghiệp ở thị trường đang phát triển Malaysia đã đưa ra kết luận là quy mơ

HĐQT có mối quan hệ cùng chiều với giá trị doanh nghiệp. Ở một thị trường đang

phát triển thì các cơng ty nên có một HĐQT với quy mô lớn do các thành viên

của Rashid và Islam (2013) ủng hộ quan điểm của Pfeffer (1972) và Zahra và

Pearce (1989) về mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và thành quả tài chính của cơng ty. Kết quả thực nghiệm của những nghiên cứu này ủng hộ lý thuyết quản lý về vai trị của quy mơ HĐQT trong việc ảnh hưởng đến giá trị cổ đông trong các thị trường tài chính đang phát triển. Theo lý thuyết này, một HĐQT lớn hơn sẽ cải thiện giá trị

của một doanh nghiệp do lúc này HĐQT có thể quyết định các vấn đề của doanh

nghiệp tốt hơn. Hơn nữa, các thành viên trong một HĐQT lớn sẽ đại diện cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau của cơng ty và có những hiểu biết đa dạng giúp nâng cao giá trị cho các cổ đơng trong một thị trường tài chính (Coles và cộng sự, 2008).

Họ cho rằng một HĐQT lớn là tốt cho cơng ty vì lúc này HĐQT sẽ có nhiều kỹ năng tốt hơn. Một HĐQT lớn sẽ có kỹ năng quản lý cao hơn và việc đưa ra các

quyết định chiến lược cũng trở nên dễ dàng hơn, điều này sẽ giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp. Tương tự, Tổng giám đốc có thể dễ dàng thao túng một HĐQT nhỏ và có thể thỏa hiệp tính hiệu quả và độc lập của HĐQT. Ngược lại, HĐQT lớn hơn

được xem là độc lập và hiệu quả hơn do Tổng giám đốc không thể thao túng được HĐQT. Kyereboah và Biekpe (2005) khi tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa

quy mô HĐQT, cơ cấu HĐQT, việc kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và Tổng giám

đốc với giá trị công ty trên một mẫu gồm 16 cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị

trường chứng khoán Ghana trong giai đoạn 10 năm từ 1990-2001 đã cho thấy có

một mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô HĐQT và giá trị của công ty tại các thị

trường đang phát triển này. Một nghiên cứu khác trên thị trường chứng khoán Nigeria cũng cho thấy rằng quy mơ HĐQT có tác động cùng chiều đến thành quả công ty. Điều này cho thấy các cơng ty có HĐQT lớn hơn thì có thành quả tốt hơn so với cơng ty có HĐQT nhỏ (Ehikioya, 2009). Tương tự, Kiel và Nicholson (2003) khi xem xét mối quan hệ giữa HĐQT và thành quả hoạt động của công ty ở 348 công ty niêm yết công khai lớn nhất của Úc đã đưa ra kết luận rằng quy mô HĐQT có mối tương quan cùng chiều với giá trị doanh nghiệp.

Trong khi đó, Beiner và cộng sự (2004) cho rằng khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa quy mô HĐQT và giá trị công ty khi thực hiện nghiên cứu mối quan

hệ này ở các công ty niêm yết Thuỵ Sĩ. Ma và Tian (2009) qua nghiên cứu tác động của cơ cấu HĐQT, hoạt động của HĐQT và cơ cấu sở hữu tập trung lên thành quả

hoạt động của các công ty niêm yết Trung Quốc trên một mẫu là 1975 công ty niêm

yết trong 2 năm 2003-2004 cũng cho thấy quy mô HĐQT không ảnh hưởng đến giá

trị của doanh nghiệp. Ngoài ra, Wintoki và cộng sự (2008) khi nghiên cứu dựa trên

một mẫu gồm 6000 công ty trong giai đoạn từ 1991 đến 2003 đã cho thấy khơng có mối quan hệ giữa cơ cấu HĐQT (trong đó có yếu tố quy mơ HĐQT) và thành quả

tài chính hiện tại của cơng ty. Frick và Bermig (2010) qua nghiên cứu ảnh hưởng

của quy mô HĐQT, cơ cấu HĐQT lên thành quả công ty với mẫu là các cơng ty

niêm yết trên các thị trường chứng khốn Đức đã khơng thể tìm ra một mối quan hệ thống nhất của quy mô HĐQT lên giá trị và thành quả doanh nghiệp khi sử dụng các thước đo thành quả doanh nghiệp khác nhau. Theo đó, khi kiểm định mối quan

hệ này sử dụng ROA là thước đo thành quả doanh nghiệp, Frick và Bermig (2010)

tìm thấy khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa quy mơ HĐQT và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)