Giải thích các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 47)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

3.1. Mô hình và các biến nghiên cứu

3.1.2. Giải thích các biến

Biến phụ thuộc:

- Giá trị doanh nghiệp: được đại diện bằng chỉ tiêu Tobin’s Q (TQ). Trong nghiên cứu này, biến giá trị doanh nghiệp sẽ sử dụng chỉ tiêu TQ, tương đồng

với nhiều nghiên cứu trước. TQ đã được sử dụng là biến phụ thuộc trong nhiều

nghiên cứu về mối quan hệ của QTCT và giá trị doanh nghiệp như Rashid và Islam (2008, 2013), Klapper và Love (2004), Agrawal và Knoebe (1996), Claessens và Djankov (1997), Beiner và Schmid (2004), Ehikioya (2009), Busta (2008), ...v.v. khi nghiên cứu ở các thị trường tài chính phát triển và

đang phát triển.

Chỉ số TQ được đưa ra bởi Jams Tobin của Trường Đại Học Yale, chủ nhân

của giải Nobel kinh tế học năm 1981. TQ thường được sử dụng để đo lường

thành quả của doanh nghiệp bởi vì việc tính tốn chỉ số này có sử dụng nhiều chỉ số tài chính và có thể điều chỉnh cơng thức tính tốn chỉ số một cách linh hoạt theo yêu cầu của từng nghiên cứu. Do đó, các nhà nghiên cứu khác nhau áp dụng một cách tính tốn chỉ số TQ khác nhau. Chẳng hạn như, Capulong và

cộng sự (2000) tính tốn TQ trong các thị trường đang phát triển bằng tỷ số

giữa giá trị thị trường của tài sản và giá trị thay thế của tài sản. Còn Sarkar và Sarkar (2000) lại lập luận rằng do ở các thị trường đang phát triển thường có tỷ

lệ nợ cao nên rất khó để có thể tính tốn chính xác các khoản nợ (giá trị thay

thế của tài sản) trong các thị trường này. Theo đó, Rashid và Islam (2013) thực hiện việc tính tốn chỉ số TQ bằng cách cộng giá trị vốn hóa thị trường và tổng tài sản, trừ đi giá trị sổ sách vốn cổ phần, sau đó chia cho tổng tài sản của cơng ty. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả tính tốn chỉ số TQ tương tự cách tính tốn của Rashid và Islam (2013) như đã trình bày ở trên.

Việc sử dụng TQ cho biết thành quả/ giá trị thị trường của các nhà đầu tư trong một thị trường tài chính. Chỉ số TQ có giá trị lớn hơn 1 cho thấy rằng cơng ty đó đang hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, TQ có giá trị nhỏ hơn 1 thể

hiện một điều là cơng ty đó đang hoạt động khơng tốt. Một cơng ty hoạt động

tốt có thể cho thấy cơng ty đó đang làm gia tăng giá trị của cổ đông.

Biến độc lập:

- Cơ cấu sở hữu tập trung/ cổ đông lớn (Ownership concentration/ Majority

shareholders): Biến này được đo lường bằng tổng phần trăm sở hữu của các cổ phần đông lớn và cổ đông nội bộ trong công ty.

Theo luật Chứng Khốn 2006, cổ đơng lớn là cổ đơng sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ năm phần trăm trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. Thêm vào đó, cổ đơng nội bộ là những thành viên tham gia quản lý công ty như thành viên HĐQT, ban kiểm sốt, Tổng Giám đốc/ Giám đốc, Phó

Tổng Giám đốc /Phó Giám đốc, Giám đốc tài chính, kế tốn trưởng,...v.v. Cổ đơng lớn và cổ đơng nội bộ phải công bố thông tin mỗi khi thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu. Theo đó, với tiềm lực của mình, các cổ đơng này có

khả năng chi phối được ban QTCT trong việc đầu tư và tác động đến các quyết

định quan trọng của doanh nghiệp nếu họ cảm thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng. Do đó, trong nghiên cứu này, biến này đại diện cho tổng phần trăm sở hữu của các cổ đông lớn và cổ đông nội bộ của các công ty.

Trong một số nghiên cứu trước đây liên quan đến cơ cấu sở hữu tập trung và giá trị của doanh nghiệp, biến sở hữu tập trung được đo bằng cách sử dụng

một biến giả (Klapper và Love, 2004). Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến cơ cấu sở hữu tập trung/ cổ đơng lớn để đại diện cho chi phí đại

diện (agency cost), tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đây (Rashid và Islam, 2013), do chi phí đại diện sẽ kiểm tra được vai trị các cổ đơng lớn trong việc tác động đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Cơ cấu sở hữu

tập trung/ cổ đông lớn đại diện cho chi phí đại diện trong một thị trường tài

chính đang phát triển, chi phí đại diện càng cao thì sẽ làm giảm giá trị công ty và ngược lại. Các cổ đông lớn cũng sẽ thao túng quyền lợi của mình và gây hại cho quyền lợi của cổ đơng thiểu số. Khi doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu tập

trung ở mức độ cao, chi phí đại diện càng cao, giá trị doanh nghiệp sẽ giảm đi, do đó, biến cơ cấu sở hữu tập trung/ cổ đông lớn được kỳ vọng là sẽ có một

mối quan hệ ngược chiều với giá trị của doanh nghiệp.

- Quy mô HĐQT (Board size): Biến này được tính bằng số lượng thành viên trong HĐQT của công ty. Biến này được đo lường bằng log tự nhiên của số

lượng thành viên trong HĐQT. Phương pháp xây dựng biến này tương tự

Kyereboah và Biekpe (2006) và Rashid và Islam (2013) trong nghiên cứu về

mối quan hệ giữa QTCT và giá trị doanh nghiệp. Một HĐQT có quy mơ lớn được mong đợi là sẽ có một mối quan hệ cùng chiều với giá trị của công ty

trong thị trường đang phát triển.

- Việc kiêm nhiệm của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT (Duality): Biến này thể hiện việc một cá nhân cùng đảm nhiệm hai vị trí Tổng giám đốc và Chủ

tịch HĐQT trong công ty. Biến được xây dựng bằng cách sử dụng một biến

giả. Biến có giá trị là 1 khi cả hai vai trị được nắm giữ bởi một người duy nhất. Ngược lại, biến sẽ nhận giá trị là 0. Phương pháp được sử dụng để xây

dựng biến này cũng tương tự như Rashid và Islam (2013). Lý thuyết đại diện

cho thấy việc một người duy nhất giữ cả hai vị trí là trái với các nguyên tắc QTCT và gây phát sinh chi phí đại diện trong các thị trường tài chính đang phát triển. Ngược lại, lý thuyết quản lý cho rằng việc một người đảm nhiệm cả hai vị trí sẽ có hiệu quả về mặt chi phí hơn do cơng ty chỉ phải trả lương cho

một người. Đồng thời, lúc này quyền lợi của Tổng giám đốc sẽ gắn liền với

quyền lợi của cơng ty do người này cũng chính là cổ đơng của cơng ty nên họ

sẽ nỗ lực hành động vì quyền lợi của cổ đông, đồng thời là của bản thân mình.

Trong nghiên cứu này, tương tự như các nghiên cứu trước đây (Rashid và Islam, 2013; Kyereboad và Biekpe, 2006), tác giả dựa trên lý thuyết đại diện và kỳ vọng có một mối quan hệ ngược chiều giữa việc kiêm nhiệm của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT với giá trị của doanh nghiệp.

Biến kiểm soát:

- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): biến này được đo bằng chỉ tiêu lợi

nhuận sau thuế trên tổng tài sản.

Biến kiểm soát này đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và giá trị doanh nghiệp khi nghiên cứu ở cả các thị trường tài chính phát triển và đang phát triển như Kyereboah và Biekpe (2006), Rashid và Islam (2008, 2013), Beiner và cộng sự (2004), Andres và cộng sự (2005), Ehikioya (2009), Busta (2008), Ponnu (2008),…v.v. Biến ROA được

kỳ vọng sẽ có mối quan hệ cùng chiều với giá trị doanh nghiệp bởi vì việc sử dụng tài sản tối ưu sẽ nâng cao giá trị của cổ đơng trong các thị trường tài

chính.

- Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (PB): biến được đo lường bằng tỷ lệ

giá thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu. Biến này đã được nhiều tác giả như Leal và cộng sự (2005), Lefort và Urzua (2008), Rashid và Islam (2013)

sử dụng trong các nghiên cứu về QTCT của mình. Biến này được sử dụng để

phân tích vai trị của việc định giá chính xác cổ phiếu và lịng tin của nhà đầu

tư vào thị trường tài chính. Tỷ lệ PB càng cao thì được kỳ vọng là sẽ càng có

tác động cùng chiều lên giá trị doanh nghiệp thông qua việc thông tin được phản ánh một cách hiệu quả trên thị trường.

- Biến giá trị vốn hóa thị trường (MC): biến số này được đo lường bằng cách lấy

tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá thị trường của cổ phiếu là

giá đóng cửa vào ngày kết thúc năm tài chính của các cơng ty. Biến này được

đo lường bằng log tự nhiên của giá trị vốn hoá thị trường. Biến giá trị vốn hóa

thị trường đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là một trong các biến kiểm soát trong các lý thuyết/ nghiên cứu về QTCT như Black (2001), Black và

cộng sự (2006). Các cơng ty có giá trị vốn hoá thị trường cao là các cơng ty có

quy mơ lớn, theo đó sẽ có nhiều kinh nghiệm về thị trường cũng như sở hữu những nhà quản trị tài ba, những yếu tố làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, do đó các cơng ty này có mức độ đánh giá tín dụng cao cùng vị thế tốt

trên thị trường; với những lý do đó, các doanh nghiệp này có nhiều khả năng tiếp cận được các nguồn vốn.

Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến và cánh tính các biến số

Biến nghiên cứu Cách tính

hiệu Kỳ vọng về dấu Biến phụ thuộc Giá trị của một doanh nghiệp

(Giá trị vốn hóa thị trường + Tổng tài sản – Giá trị sổ sách vốn cổ phần)/ Tổng tài sản

TQ

Biến độc lập

Quy mô HĐQT Log tự nhiên của số lượng thành viên trong

HĐQT

Logsize +

Việc kiêm nhiệm

của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT

Biến giả: có thể nhận giá trị 1 khi cả hai vai trò được nắm giữ bởi một người duy nhất. Ngược lại, biến sẽ nhận giá trị là 0

Duality -

Chi phí đại diện Tổng phần trăm sở hữu của các cổ phần

đông lớn và cổ đông nội bộ trong công ty AC -

Biến kiểm soát

Tỷ suất sinh lợi

trên tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế /Tổng tài sản ROA +

Giá trị vốn hóa thị trường

Log tự nhiên của giá trị vốn hóa thị trường doanh nghiệp (Tổng số lượng cổ phiếu

đang lưu hành x Giá thị trường là giá đóng cửa vào ngày kết thúc năm tài chính)

LogMC +

Tỷ lệ giá trị thị

trường trên giá trị

sổ sách

Giá thị trường của cổ phiếu/ giá trị sổ sách

của cổ phiếu

Các nghiên cứu trước đây ủng hộ quan điểm rằng biến giá trị vốn hóa thị trường có tác động cùng chiều lên thành quả hoạt động của doanh nghiệp bởi vì một thị trường có tính thanh khoản cao thì sẽ làm gia tăng lòng tin của nhà đầu tư, nhờ đó gia tăng giá trị của cổ đơng (Hartzell và cộng sự, 2008). Theo đó, trong đề tài này, tác giả kỳ vọng có mối quan hệ cùng chiều giữa giá trị vốn hoá thị trường và giá trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm ở thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)