Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng mua sắm sản phẩm thời trang trực tuyến tại các sàn b2c (Trang 58 - 59)

Biến quan sát Trung bình

thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’ s Alpha nếu loại biến

Sự thỏa mãn (Cronbach’s Alpha = 0.823)

TM1 Thoải mái, hứng thú khi mua sắm

7.94 1.319 .830 .769

TM2 Tiếp tục mua sắm 8.85 1.325 .798 .812

TM3 Ưu tiên mua sắm 8.25 1.347 .713 .835

Phân tích cho kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo sự thỏa mãn (TM1, TM2, TM3) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.823 lớn hơn 0.6: đạt yêu cầu. Thêm vào đó hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên gần đến 1 thì thang đo là tốt nhất (theo Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Hệ số tương quan biến tổng đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Trong đó, hệ số tương quan biến tổng lớn nhất là 0.830 (TM1) và nhỏ nhất là 0.713 (TM3). Do đó thang đo sự thỏa mãn và các biến đo lường sự thỏa mãn sẽ được đưa vào phân tích nhân tố ở bước kế tiếp mà không loại biến nào.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

 Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập

Trong phân tích nhân tố EFA ở đây dùng phương pháp trích Principal axis factoring với phép quay Promax do thang đo các nhân nhân tố ở đây là đa hướng (rút trích được nhiều hơn 1 nhân tố).

26 biến của 6 nhân tố Sự tiện lợi, Hàng hóa, Thiết kế web, An ninh, Dịch vụ khách hàng, Giá cả sau khi đạt độ tin cậy kiểm tra bằng Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng nhân tố và giá trị phân biệt của các nhân tố.

 Kết quả phân tích:

- Hệ số KMO = 0.817 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp (0.5<KMO<1).

- Kiểm định Bartlett xem xét “độ tương quan giữa các biến quan sát = 0 trong tổng thể” với giả thuyết:

H0 : Khơng có tương quan giữa các biến quan sát. H1 : Có tương quan giữa các biến quan sát. Với mức ý nghĩa 5%

Kết quả phân tích cho thấy Sig = 0.000 (0%) < α = 5%

 Bác bỏ giả thuyết H0 , nghĩa là có tương quan giữa các biến quan sát hay phân tích nhân tố có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

- Từ 26 biến quan sát (thuộc 6 nhân tố) sau khi được đưa vào phân tích nhân tố đều thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố và vẫn giữ nguyên 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người tiêu dùng online khi mua sắm sản phẩm thời trang tại các sàn TMĐT B2C.

- Cả 6 nhân tố đều có hệ số Eigenvalues lớn hơn 1 và tổng phương sai trích là 71.383% (lớn hơn 50%). Các hệ số tải nhân tố nằm trong khoảng 0.650 đến 0.889 lớn hơn hệ số tải nhân tố được chọn là 0.5. Như vậy các thang đo đạt yêu cầu về giá trị mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng nhân tố và giá trị phân biệt giữa các nhân tố (bảng 4.4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng mua sắm sản phẩm thời trang trực tuyến tại các sàn b2c (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)