4. Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết ở Việt Nam thời gian qua và kết quả
4.2. Kết quả nghiên cứu mơ hình hồi quy
4.2.10.1. Ảnh hưởng của từng biến độc lập tới biến phụ thuộc
Tăng trưởng EPS (GREPS) tăng / giảm 1 đơn vị, tỷ lệ chi trả cổ tức tăng / giảm
Skinner (1992); Talat Islam, Muhammad Aamir, Ashfaq Ahmad, Muhammad Saeed, (2012); Kania, Sharon L., Bacon (2005) cho thấy tăng trưởng EPS (GREPS) có quan hệ
đồng biến với tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR). Tức là các nhà quản lý giảm tỷ lệ chi trả cổ tức
khi thu nhập thấp và tăng tỷ lệ chi trả cổ tức khi thu nhập cao.
Địn bẩy tài chính tăng (LEV) tăng/ giảm 1 đơn vị, tỷ lệ chi trả cổ tức giảm/ tăng
thêm 2.528203 đơn vị. Biến đòn bẩy tài chính (LEV) có quan hệ nghịch biến với tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Kết quả này phù hợp
với kết luận của nghiên cứu S.Franklin John và K. Muthasamy (2010), Aivazian et al.
(2003), Rozeff (1982), Jensen et al. (1992), Agrawal and Jayaraman (1994), and Gugler and Yurtoglu (2003) về quan hệ nghịch biến giữa địn bẩy tài chính tăng (LEV) và tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR). Tức là những cơng ty với địn bẩy tài chính cao khuynh hướng chi
trả cổ tức thấp vì họ giữ lại lợi nhuận để thanh toán nghĩa vụ nợ trong tương lai. Tuy nhiên, trái với kết quả trên cũng có lập luận cho rằng có quan hệ đồng biến giữa địn bẩy tài chính và chính sách cổ tức của công ty (Chang và Rhee, 1990).
Tính thanh khoản tăng (LIQ) tăng/ giảm 1 đơn vị, tỷ lệ chi trả cổ tức giảm/ tăng
thêm 0.274535 đơn vị. Biến tính thanh khoản (LIQ) có quan hệ nghịch biến với tỷ lệ chi
trả cổ tức (DPR) và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Kết quả này trái với nghiên
cứu của Kanwal and Kapoor (2008), Ahmed and Javid (2009) về mối quan hệ đồng biến tính thanh khoản tăng (LIQ) và tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR). Nhưng lại phù hợp nghiên
cứu của Baker, H.K., E.T. Veit amd G.E.Powell (2001); Mick và Bacon (2003); Kania,
Sharon L., Bacon, Frank W. (2005); S.Franklin John và K. Muthasamy (2010) cho thấy có quan hệ nghịch biến giữa tính thanh khoản (LIQ) với tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR). Tức là để tăng tính thanh khoản, doanh nghiệp có thể phải giảm chi trả cổ tức. Chi trả cổ tức thấp có nghĩa cơng ty cần nguồn tài trợ bên ngồi ít hơn vì cơng ty giữ lại tiền mặt để
tăng tính thanh khoản. Khi lượng tiền mặt trả cho các nhà đầu tư dưới hình thức cổ tức
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) tăng / giảm 1 đơn vị, tỷ lệ chi trả cổ tức giảm / tăng thêm 2.755620 đơn vị. Kết quả này ủng hộ nghiên cứu của S.W. and L.W.
Gitman, (1991); Eriostis and Vasiliou, (2003); Ahmed and Javid (2009); Talat Islam, Muhammad Aamir, Ashfaq Ahmad, Muhammad Saeed, (2012); Kania, Sharon L., Bacon (2005) cho thấy có quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận và tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR). Tức là tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) càng cao lợi nhuận giữ lại để tái
đầu tư càng lớn thì cơng ty chi trả cổ tức càng thấp. Tuy nhiên, trái với kết quả trên các
nhóm nghiên cứu của Jensen et al (1992); Han et al. (1999); Fama and French (2002); Aivazian, Booth and Cleary (2003) và Li and Lie (2006) cho thấy có quan hệ đồng biến giữa lợi nhuận và tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR).
Quy mô (SIZE) tăng / giảm 1 đơn vị, tỷ lệ chi trả cổ tức tăng / giảm thêm
0.932524 đơn vị. Biến quy mô của doanh nghiệp (SIZE) quan hệ đồng biến đối với tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Mối quan hệ đồng biến
chỉ ra rằng các cơng ty thủy sản càng mở rộng quy mơ thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao.
Kết quả này phù hợp với kết luận về mối quan hệ đồng biến giữa quy mô (SIZE) và tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR) của nghiên cứu Dr. Faris Nasif AL – Shubiri (2011); Aivazian et al. (2003), Fama and French (2001); Holder et al. (1998); Reeding (1997); Barclay et al. (1995) là do các cơng ty có quy mô lớn nhờ vào sức mạnh thị trường có thể thu hút nguồn vốn huy động lớn từ các tập đồn, các tổng cơng ty nhà nước với mức lãi suất thấp, chi phí đầu vào thấp và ít hạn chế hơn so với một cơng ty có quy mô nhỏ.