Thông lệ quốc tế về quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)

Tháng 10 năm 2000 Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã ban hành tài liệu về các thông lệ tốt nhất về quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng nhằm giúp các ngân hàng có thể quản lý khả năng thanh khoản một cách hiệu quả. Theo

đó các nguyên tắc cơ bản cho việc quản lý khả năng thanh khoản bao gồm:

Xây dựng cơ cấu cho việc quản lý khả năng thanh khoản

Nguyên tắc 1: Mỗi ngân hàng cần thống nhất về một chiến lược quản lý khả năng thanh khoản hàng ngày. Chiến lược này cần được truyền đạt trong toàn ngân hàng.

Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị của một ngân hàng cần là cơ quan duyệt

chiến lược và các chính sách cơ bản liên quan đến quản lý khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hội đồng quản trị cũng cần đảm bảo là các cán bộ quản lý cao cấp của ngân hàng thực hiện những biện pháp cần thiết để theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Hội đồng quản trị cần được thông báo thường xuyên về khả năng

thanh khoản của ngân hàng và được thông báo ngay lập tức nếu có những thay đổi lớn về khả năng thanh khoản hiện tại hoặc trong tương lai của ngân hàng.

Nguyên tắc 3: Mỗi ngân hàng cần có một cơ cấu quản lý để thực hiện có hiệu quả chiến lược về khả năng thanh khoản. Cơ cấu này cần bao gồm sự tham gia thường xuyên của các thành viên thuộc nhóm cán bộ quản lý cao cấp. Các cán bộ quản lý cao cấp cần đảm bảo là khả năng thanh khoản của ngân hàng được quản lý một cách hiệu quả và có các chính sách phù hợp để kiểm soát và hạn chế rủi ro

Nguyên tắc 4: Một ngân hàng cần có hệ thống thơng tin đầy đủ cho việc đo lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo rủi ro thanh khoản. Các báo cáo cần được cung cấp kịp thời cho hội đồng quản trị của ngân hàng, các cán bộ quản lý cao cấp và các cán bộ có thẩm quyền khác.

Đo lường và theo dõi các yêu cầu cấp vốn ròng

Nguyên tắc 5: Mỗi ngân hàng cần xây dựng một qui trình cho việc theo dõi và đo lường liên tục các yêu cầu cấp vốn ròng.

Nguyên tắc 6: Các ngân hàng cần phân tích khả năng thanh khoản sử dụng nhiều tình huống dạng “nếu thì”.

Nguyên tắc 7: Các ngân hàng cần xem xét một cách thường xuyên những giả thiết được sử dụng trong việc quản lý khả năng thanh khoản để xác định xem giả thiết đó cịn giá trị hay khơng.

Quản lý khả năng tiếp cận thị trường

Nguyên tắc 8: Mỗi ngân hàng cần xem xét định kỳ các nỗ lực của mình trong việc xây dựng và duy trì quan hệ với những người nắm giữ tài sản nợ, để đa dạng hoá các tài sản nợ và đảm bảo khả năng bán được các tài sản có của mình.

Lập kế hoạch dự phịng

Ngun tắc 9: Các ngân hàng cần có kế hoạch dự phịng bao gồm chiến lược xử lý các vấn đề về khả năng thanh khoản và qui trình xử lý sự suy giảm luồng tiền trong những tình huống khẩn cấp. 3

Quản lý khả năng thanh khoản về ngoại tệ

Nguyên tắc 10: Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống đo lường, theo dõi và

kiểm soát khả năng thanh khoản đối với các ngoại tệ mạnh mà ngân hàng có hoạt

động. Ngồi việc đánh giá tính thanh khoản chung cho tất cả các ngoại tệ và những

chênh lệch (mismatch) có thể chấp nhận được kết hợp với các cam kết về nội tệ, các ngân hàng cũng cần phân tích riêng rẽ chiến lược của mình đối với từng đồng tiền.

Nguyên tắc 11: Dựa trên những phân tích được thực hiện theo nguyên tắc 10, khi cần thiết các ngân hàng cần xác định và xem xét thường xuyên trong một

khoảng thời gian nhất định các giới hạn về quy mơ của sự chênh lệch dịng tiền đối với toàn bộ các ngoại tệ và với từng ngoại tệ riêng lẻ mà ngân hàng có hoạt động.

Kiểm soát nội bộ việc quản lý rủi ro khả năng thanh khoản

Nguyên tắc 12: Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống kiểm sốt nội bộ phù hợp cho qui trình quản lý rủi ro về khả năng thanh khoản. Một thành phần cơ sở của hệ thống kiểm soát nội bộ là việc đánh giá và xem xét một cách độc lập tính hiệu

quả của hệ thống và đảm bảo là việc kiểm soát nội bộ được tăng cường hoặc chỉnh sửa khi cần thiết. Kết quả của những đánh giá này cần được cung cấp cho các cơ quan giám sát.

Vai trị của việc cơng khai thông tin trong việc cải thiện khả năng thanh khoản

Nguyên tắc 13: Mỗi ngân hàng cần có một cơ chế đảm bảo một mức độ hợp lý về việc công khai thông tin về ngân hàng để đảm bảo uy tín của ngân hàng trong con mắt cơng chúng.

Vai trò của các cơ quan giám sát

Nguyên tắc 14: Các cơ quan giám sát cần thực hiện việc đánh giá các chiến lược, chính sách của ngân hàng có liên quan đến cơng tác quản lý khả năng thanh

khoản một cách độc lập. Các cơ quan giám sát cần yêu cầu các ngân hàng phải có một hệ thống hiệu quả để đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Các cơ quan giám sát cũng cần được cung cấp các thông tin từ các ngân hàng một cách

đầy đủ và kịp thời để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đảm bảo là ngân hàng có

các kế hoạch dự phòng về khả năng thanh khoản đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)