Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 63)

2.5. Đánh giá thực trạng năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân

2.5.2. Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản

Cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản vẫn cịn nhiều bất cập do chưa nắm bắt kịp thời các quy định của Ngân hàng Nhà nước và chưa hoàn toàn đáp ứng

được các chuẩn mực quốc tế.

Khi NHNN có sự thay đổi về chính sách điều hành và các quy định về các tỷ lệ

đảm bảo an toàn, ngân hàng thường gặp lúng túng trong thời gian đầu vì chưa điều

chỉnh được chính sách nội bộ và các yêu cầu dữ liệu báo cáo gây những bất cập trong cơng tác quản trị thanh khoản.

Ngồi ra, như đã phân tích ở chương 2 về việc tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an

toàn trên, ngân hàng đã tuân thủ đúng các giới hạn của thông tư 13, tuy nhiên vẫn chưa

đáp ứng được các chỉ số theo chuẩn mực quốc tế là LCR và NSFR.

Sự phối hợp trong triển khai thực hiện quản trị thanh khoản còn chưa nhịp nhàng, chưa phát huy được sức mạnh tổng thể của hệ thống.

Việc đưa ra các điều chỉnh về chiến lược quản trị thanh khoản của các cấp lãnh

đạo đôi khi hơi chậm trễ. Sự phối hợp của các đơn vị cũng chưa thật nhịp nhàng với

nhau do vấn đề thông tin và báo cáo cập nhật chưa tốt. Nên có nhiều trường hợp, hội sở rất thừa vốn nhưng các đơn vị vẫn đẩy mạnh huy động để hoàn thành chỉ tiêu. Hoặc khi hội sở thiếu vốn, các đơn vị lại đẩy mạnh cho vay.

Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản chưa được hoàn thiện.

Ủy ban Alco của HDBank tuy thành lập đã lâu nhưng mới đi vào hoạt động một

cách bài bản trong hơn 1 năm nay, nên chưa thực hiện hết trách nhiệm chính trong cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản. Phòng ALM cũng mới được thành lập và nhân sự cũng chưa đầy đủ vì vậy chưa thực hiện hết chức năng của mình. Hiện nay, chức năng

điều phối giá FTP vẫn thuộc phịng kế tốn tài chính.

Hệ thống dự báo RRTK thiếu chính xác.

Các ngân hàng lớn trên thế giới đều có hệ thống cảnh báo RRTK để có những biện pháp phòng ngừa kịp thời. Tại HDBank, dự báo thanh khoản mới chỉ dựa trên phân tích hành vi khách hàng mà chưa tính đến các tác động bất thường từ nền kinh tế nên chưa dự báo chính xác cung, cầu thanh khoản và các tình huống có thể xảy ra rủi ro thanh khoản trong tương lai.

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Môi trường pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật trong ngành ngân hàng Việt Nam cịn chưa hồn thiện.

Hiện nay, Việt Nam có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật rất đồ sộ, nhưng khung pháp luật cho hệ thống ngân hàng vẫn bị đánh giá là còn nhiều thiếu sót. Sự ra đời của thơng tư 13 và các thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư 13 là một bước tiến hết sức tích cực trong việc xây dựng những nền tảng cần thiết về đảm bảo an tồn, nhằm có một hệ thống tài chính lành mạnh và ổn định thực. Tuy nhiên, các nội dung của thông tư 13 vẫn dựa theo nội dung của Basel I và chưa theo sát được các hướng dẫn về an toàn hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel, đặc biệt là Basel III.

Quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế vẫn chưa phổ biến đối với các NHTM

Hiện nay chỉ có một số ngân hàng thương mại đã tiếp cận và áp dụng các chuẩn mực của Basel vào hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Lộ trình áp dụng chuẩn mực Basel 2 của Việt Nam cũng còn mất một thời gian nữa, tụt hậu rất dài so với thế giới, trong khi các nước tiên tiến trên thế giới đã chuẩn bị áp dụng Basel 3.

Thiếu sự liên kết trên hệ thống liên ngân hàng

Do tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an tồn thanh tốn cịn

yếu, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, xuất hiện những cuộc chạy đua lãi suất tạo

khe hở cho khách hàng gửi tiền (làm giá, tăng lãi suất) hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ

thống

Thông tin thiếu minh bạch và công khai

Sự thiếu hụt các nguồn thông tin đa dạng, chính xác về tình hình tài chính

doanh nghiệp khiến cho chất lượng tín dụng khơng cao, tiềm ẩn rủi ro tín dụng kéo

theo rủi ro thanh khoản khi các khoản tín dụng đến hạn trả không thu hồi được do

khách hàng khơng đủ năng lực tài chính để trả. Thị trường tài chính chưa phát triển

Thị trường tài chính kém phát triển đồng nghĩa với việc các NH khó tiếp cận

gặp nhiều khó khăn, trong khi trên thế giới việc sử dụng các công cụ phái sinh đã rất phát triển. Đồng thời, thị trường tiền tệ kém phát triển dẫn đến việc lưu thông vốn giữa các định chế tài chính bị cản trở. Khi NH thiếu hụt thanh khoản, NH sẽ rất khó để vay vốn với khối lượng lớn với chi phí thấp.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Công tác dự báo và phân tích thị trường chưa được quan tâm.

Sự biến động về nền kinh tế, các yếu tố vi mô và vĩ mô, xu hướng thị

trường…có tác động lớn đến tâm lý của khách hàng do đó cũng ảnh hưởng lớn đến

cung và cầu thanh khoản của NH. Việc chưa quan tâm, chú trọng đến dự báo các yếu

tố này khiến cho rất khó đo lường và lượng hóa được các dòng tiền vào và ra cũng như khe hở thanh khoản của NH trong các kì hạn. Vì vậy, cơng tác quản trị thanh khoản của HDBank cịn gặp nhiều khó khăn và vẫn mang tính bị động.

Công tác cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn còn nhiều bất cập

Việc cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn tại HDBank chưa được thực hiện hiệu quả để vừa đảm bảo khả năng thanh khoản, vừa tối đa hóa được khả năng sinh lời. Về nhiều mặt, HDBank đã theo đuổi mục tiêu an toàn, do đó đã sử dụng nguồn vốn chưa thật sự hiệu quả. Điều này làm ảnh hưởng tới trạng thái thanh khoản làm giảm lợi

nhuận của NH.

Chất lượng nguồn nhân lực quản trị rủi ro thanh khoản chưa cao

Công tác Quản trị RRTK là công tác quản trị địi hỏi nhân sự phải có trình độ, kinh nghiệm và năng lực, nếu năng lực cán bộ hạn chế, khơng đủ trình độ để xác định những xu hướng biến động của các luồng vốn và tình hình thị trường để có những biện pháp đối phó với sự biến động đó thì RRTK xảy ra là không tránh khỏi đối với hoạt động ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân lực tại HDBank hiện nay chưa cao. Cán bộ

QTRRTK vẫn chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về quản trị rủi ro thanh khoản Hệ thống CNTT chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu.

Các ngân hàng tiên tiến đang áp dụng các phần mềm để thực hiện các báo cáo thanh khoản. Tuy nhiên hiện tại HDBank vẫn đang dựa trên mơ hình excel nhằm thực hiện các báo cáo này. Vì thời gian thực hiện kéo dài nên các báo cáo đưa ra thường

Kết luận chương 2

Qua phân tích tính thanh khoản và tình hình nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại Hdbank, ta có thể thấy ngân hàng đã đạt được những thành quả nhất định trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản. Ngân hàng đã duy trì

việc tuân thủ ở mức độ cao các tỷ lệ về đảm bảo an toàn của NHNN. Tuy nhiên ngân hàng cũng gặp một số khó khăn trong việc quản trị rủi ro thanh khoản mà nguyên nhân xuất phát từ cả đặc điểm nội tại của ngân hàng và từ mơi trương kinh tế và các chính sách của cơ quan quản lý. Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản trị nhằm đưa ngân hàng tiến dần đến chuẩn mực quốc tế đồng thời vừa đảm bảo được tính thanh khoản vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh ngân hàng cần thực hiện rất nhiều giải pháp cũng như

cần sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý. Vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết ở Chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TPHCM

3.1. Định hướng về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP

Phát Triển TPHCM giai đoạn 2013 – 2015

Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại HDBank trong những năm vừa qua đã

đạt được một số thành tích tốt, Ngân hàng đã xác định những hướng đi mới trong thời

gian tới để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản.

Một là, tiếp tục thực hiện nghiêm túc và tuân thủ các quy định của NHNN về tỷ

lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động của Ngân hàng.

Hai là, tuân thủ thực hiện các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách

quản trị rủi ro thanh khoản do Ủy ban ALCO đưa ra.

Ba là, đảm bảo đo lường và xác định cung, cầu thanh khoản theo các thời hạn

một cách chính xác; cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản an toàn và thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định về an toàn thanh khoản trong Ngân hàng.

Bốn là, nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của

NH, vừa đảm bảo an toàn hoạt động, dự trữ thanh khoản hợp lý; vừa tăng khả năng

sinh lời cho Ngân hàng.

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM hàng TMCP Phát Triển TPHCM

3.2.1. Nhóm giải pháp về chiến lược

Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản

Ngân hàng cần xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản rõ ràng, thống nhất, chặt chẽ và toàn diện trong trung và dài hạn phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển chung của ngân hàng để đảm bảo cho các đơn vị liên quan có sự liên kết và hành động nhất quán theo chiến lược đề ra. Để đạt được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phịng ban, bộ phận thì chiến lược này cần được truyền đạt trong toàn ngân

hàng. ALCO là cơ quan phê duyệt các chiến lược và các chính sách liên quan đến quản trị khả năng thanh khoản của ngân hàng. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản cần

Hồn thiện cơ chế, chính sách, quy trình và phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản

NH cần đổi mới và xây dựng phương pháp quản trị thanh khoản theo hướng

hiện đại, theo đúng chuẩn mực quốc tế cũng như hồn thiện các cơ chế, chính sách liên quan. Song song với việc áp dụng phương pháp phân tích các chỉ số thanh khoản, NH cần đẩy mạnh sử dụng các công cụ quản trị rủi ro thanh khoản như dự báo dòng tiền, các hạn mức, thực hiện thường xuyên các kịch bản kiểm tra sức chịu đựng và sử dụng các kết quả kiểm tra sức chịu đựng để điều chỉnh các chiến lược, chính sách quản trị rủi ro thanh khoản và các trạng thái rủi ro thanh khoản.

Ngân hàng cũng cần xây dựng các kế hoạch vốn dự phòng đa dạng với nhiều giả định khác nhau và nhiều yếu tố tác động khác nhau nhằm chuẩn bị các kế hoạch

đối phó phù hợp và kịp thời.

Cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có

Ngân hàng cần xem xét và điều chỉnh lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, giữa nguồn huy

động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn, cơ cấu lại danh mục đầu tư, điều chỉnh

lại danh mục cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và nhiều rủi ro như chứng khoán, bất

động sản và tiêu dùng…

Ngoài ra, HDBank cũng phải xây dựng và duy trì danh mục các tài sản có thanh khoản và chất lượng tốt như một nguồn dự trữ thanh khoản. Việc xây dựng các hạn mức dự trữ thanh khoản nhằm tạo ra giới hạn an toàn, đảm bảo ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trước các tình huống căng thẳng về thanh khoản.

3.2.2. Giải pháp về tổ chức, điều hành

Hoàn thiện mơ hình tổ chức, quản trị rủi ro thanh khoản

Như đã phân tích ở phần hạn chế tồn tại của chương 2, việc Ủy ban ALCO mới

đi vào hoạt động và chưa thực hiện hết các chức năng quản trị thanh khoản là một

trong các hạn chế lớn của HDBank. Vì vậy, NH cần nhanh chóng hồn thiện các chức năng của Ủy ban ALCO, thực hiện áp dụng nghiêm túc các chiến lược do ALCO đề ra

chức năng hoạt động độc lập của ALCO với các bộ phận hỗ trợ ALCO và bắt buộc các

đơn vị kinh doanh, các khối, phòng ban phải tuân thủ theo quy định của ALCO, để các

quyết định của ALCO được thực hiện dễ dàng và có hiệu quả.

Mặt khác, HDBank cũng cần đổi mới và hoàn thiện thêm mơ hình quản trị

thanh khoản ngày càng hiện đại, hoàn thiện nhân sự của phòng ALM, phòng nguồn

vốn và kinh doanh tiền tệ gồm các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong quản trị rủi ro thanh khoản; đồng thời đưa ra các quyết định rõ ràng về phân cấp chức năng và

nhiệm vụ cho từng bộ phận không bị chồng chéo lên nhau và có trách nhiệm cùng phối hợp đồng bộ thực hiện các chiến lược quản trị thanh khoản do ALCO đề ra. Sự phân

chia rõ ràng về trách nhiệm với các kế hoạch thực hiện cụ thể giúp những cán bộ nhân viên trong ngân hàng có liên quan đến quản trị rủi ro thanh khoản biết chính xác

những cơng việc họ phải làm trong từng trường hợp hợp cụ thể. Tuy nhiên việc cơ cấu lại theo hướng hiện đại cần phải có lộ trình cụ thể, thực hiện chuyển đổi từng bước

theo kế hoạch tái cấu trúc chung của ngân hàng.

Cải thiện khả năng cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn

Hdbank cần cải thiện công tác cân đối nguồn vốn hàng ngày để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt thanh khoản quá mức, nâng cao sự phối hợp giữa các đơn vị

kinh doanh và Phòng nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ của Hội sở. Các chính sách thanh khoản của ALCO đưa ra trong từng thời kỳ cần được triển khai đến từng đơn vị kinh doanh để có sự phối hợp đồng nhất từ cấp cao nhất đến các cấp thấp nhất nhằm

đảm bảo cho tình hình cân đối vốn hiệu quả và đảm bảo mục tiêu thanh khoản mà

ALCO đề ra.

3.2.3. Giải pháp về đảm bảo nguồn vốn tự có

Như ta đã biết vốn tự có là thước đo sức mạnh tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Vốn tự có được coi như tài sản đảm bảo gây lịng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Ngân hàng nhà nước cũng đã có quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

(CAR) là 9% nhằm bắt buộc các ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn tự có. Vì vậy, Hdbank cần đảm bảo duy trì nguồn vốn tự có ở mức hợp lý, vừa tuân thủ các quy định về vốn tự có của NHNN, vừa phù hợp với quy mơ và phạm vi hoạt động của mình.

3.2.4. Giải pháp về nhân lực

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp.

Như đã nghiên cứu ở phần nguyên nhân chủ quan dẫn đến các hạn chế còn tồn tại trong quản trị thanh khoản ở HDBank, ta thấy con người là yếu tố cần chú trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản trị thanh khoản. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trong đó chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đãi ngộ được xem là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)