Đơn vị: Tỷ đồng, % 0.59% 1.54% 1.13% 1.06% 0.90% 5.59% 12.00% 16.98% 14.27% 9.12% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận sau thuế ROA ROE
Năm 2012, HDBank đạt lợi nhuận trước thuế là 326 tỷ đồng, giảm 100 tỷ đồng so với năm 2011 và không đạt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Tuy nhiên trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế và khó khăn chung của ngành ngân hàng, kết quả đạt được trên vẫn rất đáng khích lệ.
Qua bảng biểu đồ, ta cũng nhận thấy thấy tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu tăng dần từ năm 2008 đến 2010 và giảm dần trong hai năm gần đây, một phần là do việc
tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng vào năm 2012. Tỷ suất sinh lời tài sản có phần giảm nhẹ trong 3 năm gần đây, điều này là do tốc độ tăng trưởng tổng tài sản rất nhanh của ngân hàng.
2.2. Bối cảnh kinh tế tác động đến việc quản trị rủi ro thanh khoản tại
Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM giai đoạn 2008 – 2012
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ và nhanh chóng lan rộng khắp toàn cầu đã đẩy nền kinh tế thế giới vào giai đoạn suy thoái từ năm 2008. Nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Từ năm 2008-2012 được ghi nhận là một gia đoạn rất
khó khăn cho kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ lạm phát lên đến 2 con số trong năm 2010 và 2011, nợ xấu của ngân hàng tăng cao và tình trạng khan hiếm thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đỉnh điểm vào thời điểm cuối năm 2011 đã đưa đến những lo ngại về
thống ngân hàng với các nội dung chủ chốt như rà sốt, phân nhóm các ngân hàng và sát nhập các ngân hàng thuộc nhóm yếu kém, xử lý nợ xấu, nâng cao tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Với những biện pháp của NHNN, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong năm 2012 và 2013 đã có sự cải thiện rõ rệt. Hầu hết các ngân hàng đều đang ở trạng thái dư vốn. Tuy nhiên hệ thống ngân hàng vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề nan giải như tổng cầu suy giảm gây khó khăn cho việc hấp thụ vốn, vì thế các ngân hàng rất khó khăn trong việc mở rộng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu cao, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn lớn, hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp khó khăn do lãi suất giảm
nhanh, tín dụng khó tăng, chi phí hoạt động cao khiến áp lực lợi nhuận giảm mạnh…
2.3. Thực trạng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM
Theo lý thuyết đã trình bày ở Chương 1, các ngân hàng có thể lựa chọn chiến
lược, phương pháp quản trị thanh khoản phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân
hàng mình. Với nguồn dữ liệu thu thập được từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính và báo cáo ALCO trong các năm từ 2008 đến 2012 của Hdbank, luận văn chọn các
tiếp cận các chỉ số thanh khoản sau để đánh giá tính thanh khoản của Hdbank. Chỉ số tài sản lỏng
Bảng 2.2: Chí số tài sản lỏng của HDB qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vốn thanh khoản 539.79 1,635.50 4,437.63 5,605.40 6,969.42 Tổng Tài sản nợ
(trừ Vốn CSH) 7,885.33 17,331.26 32,031.59 41,477.79 47,389.08
Chỉ số tài sản lỏng 6.8% 9.4% 13.9% 13.5% 14.7%
Theo bảng số liệu trên, có thể thấy chỉ số tài sản lỏng đã có xu hướng tăng dần qua các năm và đạt mức 14.7% vào năm 2012. Cùng với việc tăng quy mô tổng tài sản, ngân hàng đã tăng quy mô các tài sản có tính thanh khoản cao. Chỉ số tài sản lỏng
đạt 14,7% vào năm 2012, tăng 1,2% so với năm 2011.
Tài sản lỏng tăng mạnh chủ yếu nhờ vào việc ngân hàng đã tăng cưởng bổ sung vào danh mục đầu tư một lượng lớn Tín phiếu và trái phiếu chính Phủ. Năm 2008 số
3.389 tỷ vào năm 2011 và đạt 4.472 tỷ vào năm 2012. Đây là một kênh đầu tư có tính an toàn cao và ngân hàng có thể sử dụng để cầm cố trong hoạt động hoạt động thị trường mở hoặc hoạt động Repo khi cần nguồn vốn tạm thời.
Chỉ số cho vay / tiền gửi (LDR)