Tổng quan về Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 39)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM Triển TPHCM

Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP. Hồ Chí Minh (HDBank) được thành lập ngày 04/01/1990 theo Quyết định số 47/QĐ-UB ngày 11/02/1989 của Ủy ban

Nhân dân Tp.HCM với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng và là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước. Đến nay, vốn điều lệ của HDBank đã đạt 5.000 tỷ đồng. Lấy sứ mệnh “phát triển nhà ở và chỉnh trang đơ thị, góp phần xây dựng TP. Hồ Chí Minh văn minh hiện đại” làm mục tiêu hoạt động và phát triển,

HDBank có chức năng thực hiện kinh doanh tổng hợp, đa dạng trong lĩnh vực nhà

ở; kinh doanh tiền tệ, tín dụng thơng qua việc đầu tư vốn, cung ứng tín dụng và dịch

vụ nhà; tập trung huy động vốn và quản lý tất cả các nguồn vốn để phục vụ chương trình phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị; tư vấn cho Ủy ban Nhân dân Tp.HCM về chương trình, kế hoạch phát triển nhà và chỉnh trang đô thị.

Trong xu thế hội nhập của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam để phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu, HDBank đã thực hiện dự án Tái cấu trúc (2009 –

2012) nhằm mục tiêu xây dựng HDBank thành một ngân hàng bán lẻ đa năng. Song song với việc xây dựng ngân hàng bán lẻ, HDBank bước đầu xây dựng mơ hình

ngân hàng đầu tư để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh vốn.

2.1.2. Bộ máy tổ chức và mạng lưới hoạt động

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng bao gồm 10 Khối chức năng, cụ thể: - Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn và Định chế tài chính. - Khối Khách hàng Doanh nghiệp

- Khối Khách hàng Cá nhân.

- Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ. - Khối quản lý rủi ro và kiểm soát tuân thủ. - Khối Quản trị nguồn nhân lực.

- Khối tài chính kế hoạch - Khối tác nghiệp.

- Khối hỗ trợ.

- Trung tâm Công nghệ thông tin.

Các Khối thuộc sự điều hành của Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc. Mỗi Khối chức năng được chia làm nhiều phòng, được phân chia theo định

hướng khách hàng và thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn riêng trong mục tiêu chung của Ngân hàng.

Đến cuối năm 2012 HDBank có hơn 120 điểm giao dịch trên tồn quốc, có

mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà

Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ

An, An Giang, Hải Phòng, DakLak, Bắc Ninh…

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phát Triển

TPHCM giai đoạn 2008 – 2012

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu chính về hoạt động kinh doanh của HDBank

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng tài sản 9,558 19,127 34,389 45,107 52,783 Tổng vốn huy động 7,772 17,132 30,494 39,684 46,368 Tổng dư nợ 6,135 8,231 11,728 13,848 20,952 Tổng thu nhập hoạt động 214 493 711 1,250 1,522

Lợi nhuận trước thuế 80 255 351 566 427

Lợi nhuận sau thuế 60 194 269 426 326

Vốn điều lệ 1,550 1,550 3,000 3,000 5,000

ROA 0.59% 1.54% 1.13% 1.06% 0.9%

ROE 5.59% 12.00% 16.98% 14.27% 9.12%

Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp các dịch vụ trong

lĩnh vực ngân hàng doanh nghiệp, đầu tư và bán lẻ, HDBank đã không ngừng phát

triển về quy mô và nâng cao chất lượng về mọi mặt hoạt động.

2.1.3.1. Về hoạt động huy động vốn

Hình 2.2: Tổng vốn huy động của HDB qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 7,772 17,132 30,494 39,684 46,368 Tổng vốn huy động

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy số vốn huy động của HDBank tăng trưởng rất tốt. Từ mức huy động 7.772 tỷ đồng vào năm 2008, năm 2012 đã đạt 46.368 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần chỉ qua 5 năm.

Có được kết quả huy động tốt như trên một phần là do HDBank là một ngân

hàng rất tập trung vào hoạt động bán lẻ và đã đầu tư rất nhiều vào vào việc phát triển mảng khách hàng cá nhân với rất nhiều sản phẩm, dịch vụ đem lại lợi ích cho khách hàng. Năm 2010 và 2012, HDBank đã nhận được giải thưởng “Ngân hàng tiết kiệm tốt nhất”.

2.1.3.2. Về hoạt động tín dụng

Hình 2.3: Tổng dư nợ của HDB qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6,135 8,231 11,728 13,848 20,952 Tổng dư nợ Tổng dư nợ

HDBank đã tích cực đẩy mạnh hoạt động tín dụng theo chính sách và quy định của Ngân hàng Nhà Nước. Tổng dư nợ tín dụng năm 2011 đạt 13.848 tỷ (tốc độ tăng trưởng tín dụng của HDBank năm 2011 đạt 18%). Tuy nhiên, sang năm 2012, Tổng dư nợ tín dụng tăng mạnh đạt 20.952 tỷ tăng (tốc độ tăng trưởng tín dụng của HDBank

năm 2012 đạt 51,3%). Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của HDBank năm 2012

tăng mạnh so với năm 2011, bởi vì NHNN đã nới lỏng tốc độ tăng trưởng tín dụng

nhằm thúc đẩy cấp vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Hình 2.4: Kết quả kinh doanh của HDB qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng, % Đơn vị: Tỷ đồng, % 0.59% 1.54% 1.13% 1.06% 0.90% 5.59% 12.00% 16.98% 14.27% 9.12% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lợi nhuận sau thuế ROA ROE

Năm 2012, HDBank đạt lợi nhuận trước thuế là 326 tỷ đồng, giảm 100 tỷ đồng so với năm 2011 và không đạt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Tuy nhiên trong bối cảnh suy thối của nền kinh tế và khó khăn chung của ngành ngân hàng, kết quả đạt được trên vẫn rất đáng khích lệ.

Qua bảng biểu đồ, ta cũng nhận thấy thấy tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu tăng dần từ năm 2008 đến 2010 và giảm dần trong hai năm gần đây, một phần là do việc

tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng vào năm 2012. Tỷ suất sinh lời tài sản có phần giảm nhẹ trong 3 năm gần đây, điều này là do tốc độ tăng trưởng tổng tài sản rất nhanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)