Sự cần thiết nâng cao năng lực tài chính của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Sự cần thiết nâng cao năng lực tài chính của NHTM

Năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới vơ vàn khó khăn, hệ thống ngân hàng của nước ta có nhiều khó khăn và thách thức, địi hỏi mỗi ngân hàng phải tự thân vận động mạnh mẽ để phát triển,vươn lên, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu. Điều này đồng nghĩa với việc các NHTM phải đối mặt với những thách thức cũng như nắm bắt những cơ hội có được để tồn tại và phát triển. Trong xu hướng đó, nâng cao năng lực tài chính của NHTM là nền tảng quan trọng, một mặt góp phần nâng cao thương hiệu, năng lực cạnh tranh của từng NHTM, mặt khác góp phần nâng cao sức khỏe tài chính của ngân hàng, góp phần đảm bảo an tồn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để tồn

tại các NHTM phải nhận thức đầy đủ sự cần thiết của việc nâng cao năng lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và hội nhập, cụ thể là:

Hệ thống ngân hàng Việt Nam có chất lượng tài sản kém, thể hiện ở

tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đến sự phát triển và tính bền vững của hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Theo số liệu báo cáo của NHNNVN, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở mức 3,1% trong năm 2011 đã tăng vọt lên mức 8,86% trong năm 2012 (tăng 211%). Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 thấp hơn nhiều so với những năm trước trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng rất cao đã phản ánh nợ xấu chủ yếu là các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đồng thời cho thấy chất lượng tín dụng đang theo chiều hướng xấu.

Một trong những nguyên nhân làm cho nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng cao là do tỷ lệ dư nợ phi sản xuất chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, thậm chí có ngân hàng tỷ lệ này lên tới hơn 50%. Ngân hàng Nhà nước cũng công bố, hai trong ba lĩnh vực thuộc cho vay phi sản xuất là cho vay bất động sản và chứng khốn tồn hệ thống chiếm tới 12% tổng dư nợ. Đây là hai lĩnh vực cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro vì đây là những ngành đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ suy thoái kinh tế: thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khốn giảm điểm kéo dài. Nếu như một phần dư nợ phi sản xuất này khơng được thanh tốn thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, với lãi suất cho vay cao như hiện nay, nhiều doanh nghiệp không đủ lợi nhuận để trả lãi ngân hàng, khiến nợ xấu trong hệ thống có xu hướng tăng cao. Thêm vào đó, thời gian gần đây, rất nhiều vụ vỡ nợ tín dụng đen đã diễn ra nhiều địa phương với quy mô lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tỷ lệ nợ xấu.

Các NHTM đang gặp khó khăn về thanh khoản. Những khó khăn về

được thể hiện rất rõ ở những cuộc đua lãi suất trên cả thị trường 1 (là thị trường giữa ngân hàng với khách hàng) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng). Huy động ở thị trường 1 trở nên rất khó khăn, đến mức người gửi tiết kiệm có thể mặc cả lãi suất với ngân hàng.Trong giai đoạn này, có những lúc lãi suất huy động từ dân cư lên đến 20%. Chỉ đến khi NHNN thực hiện biện pháp mạnh thì việc huy động vượt trần lãi suất mới tạm dừng và lắng xuống. Sự thiếu thanh khoản trầm trọng đã buộc một số NHTM phụ thuộc cao vào thị trường 2, đến mức lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã bị đẩy lên tới 20%. Một số ngân hàng cá biệt gặp vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản đã chấp nhận trả lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn nhằm huy động vốn bằng mọi giá.

Các NHTM đang có quy mơ vốn tự có cịn nhỏ. Nhìn chung, quy mơ

vốn của các NHTM Việt Nam hiện nay còn rất mỏng. Những ngân hàng có quy mơ vốn lớn nhất trong hệ thống như Agribank, Vietcombank, Vietinbank hay BIDV cũng chỉ khoảng 800 triệu USD, thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực (như ngân hàng Bangkok của Thái Lan hơn 3 tỷ USD, ngân hàng Mandiri của Indonesia hơn 2 tỷ USD, ngân hàng Maybank của Malaysia hơn 4 tỷ USD). Cùng với đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các NHTM trong nước hiện nay vào khoảng 11%, mặc dù đã đáp ứng đủ yêu cầu của NHNNVN (tối thiểu là 9%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức bình quân 13,1% của các ngân hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương (gồm 52 ngân hàng thuộc 10 nước) và tỷ lệ 12,3% của các ngân hàng các nước trong khu vực.

Một đặc điểm đáng chú ý là hiện nay tỷ lệ đòn bẩy vốn của các ngân hàng Việt Nam vẫn ở mức cao. Vì vậy, mặc dù hệ số an tồn vốn tự có trên tài sản có rủi ro cũng như vốn tự có trên tổng tài sản có sự cải thiện, tuy nhiên

lệ địn bẩy tăng cao cũng có thể báo hiệu những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng. Giá trị hệ số CAR phụ thuộc rất lớn vào mẫu số là tài sản rủi ro, tuy nhiên yếu tố này có thể tăng nhanh chóng trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, khiến cho hệ số CAR có thể sụt giảm, khơng phát huy được vai trò cảnh báo và phịng ngừa rủi ro. Do đó, tính an tồn thực chất của ngân hàng được phản ánh rõ nét hơn qua tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản.

Bên cạnh ba lý do chính như đã nêu trên, một vài yếu tố sau đây cũng góp phần cho sự cần thiết của việc nâng cao năng lực tài chính của NHTM:

Đó là các yếu tố kinh tế vĩ mơ bất ổn. So với những năm trước đây, tình

hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam trong thời gian qua đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 chỉ đạt 5,03%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm và thấp nhất kể từ năm 1999 trở lại đây. Sau giai đoạn tăng trưởng cao trên 8% từ năm 2005 đến 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu giảm xuống từ năm 2008 trở lại đây. Thời kỳ tăng trưởng nóng đi kèm với lạm phát cao và việc chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2011 đã khiến cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2012 và có thể là những năm sau phải gánh chịu nhiều hệ lụy. Kết quả là hàng tồn kho trong nền kinh tế tăng mạnh, dẫn đến nhiều doanh nghiệp, là đối tượng khách hàng quan trọng của hệ thống ngân hàng, phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, thậm chí giải thể.

Bên cạnh đó, vai trị trung gian của hệ thống ngân hàng kém hiệu quả.

Sau nhiều năm đóng vai trị là trái tim bơm vốn cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam có truyền thống thâm dụng vốn, trong thời gian gần đây, chức năng trung gian tín dụng của hệ thống ngân hàng đã bị ảnh hưởng đáng kể. Dư nợ đối với nền kinh tế tăng trưởng chậm, thậm chí có năm tăng trưởng âm so với năm trước. Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm do

nhiều doanh nghiệp giải thể, tình hình tài chính doanh nghiệp suy yếu kết hợp với lãi suất vay ngân hàng tuy có giảm nhưng lãi suất thực vẫn ở mức cao hơn so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng. Ngồi ra nguồn vốn tín dụng bị hạn chế do chính sách phịng thủ của ngân hàng trước bối cảnh nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng liên tục.

Ngồi ra, lịng tin vào hệ thống ngân hàng đã suy giảm. Một trong

những điều kiện quan trọng đảm bảo sự tin tưởng của công chúng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng, đồng thời cũng giúp cho NHNN đưa ra những quyết định chính sách kịp thời chính là vấn đề minh bạch, chính xác của thông tin. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, hệ thống thông tin về tiền tệ và ngân hàng cịn nhiều yếu kém. Đó là việc “xào nấu” thơng tin, làm đẹp báo cáo tài chính để che đậy nợ xấu, các khoản lỗ, che giấu tỷ trọng tín dụng vào các lĩnh vực nhiều rủi ro; đi đêm lãi suất với khách hàng;… Kết quả là sự suy giảm lịng tin của cơng chúng vào hệ thống ngân hàng, thể hiện ở việc người dân có thói quen nắm giữ vàng hay ngoại tệ thay cho việc gửi tiết kiệm bằng VND. Mặc dù trong thời gian gần đây vốn dân cư chảy vào hệ thống ngân hàng có xu hướng gia tăng nhưng chủ yếu là do sự hạn chế trong hiệu quả của các kênh đầu tư khác. Ngoài ra, những vấn đề tiêu cực xuất phát từ những giao dịch thiếu minh bạch liên quan đến sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng đã tác động khơng nhỏ làm giảm sút lịng tin vào hệ thống ngân hàng. Nhiều ngân hàng trong một thời gian dài đã được sử dụng như là “sân sau” của nhiều doanh nghiệp, thực hiện việc cho vay vào những dự án đầu tư dài hạn, rủi ro cao nhưng kém hiệu quả. Cùng với việc thiếu minh bạch trong các thơng tin tài chính, cơ cấu sở hữu chồng chéo và không rõ ràng đã tạo bất ổn và thiếu lịng tin cho phía đối tác của ngân hàng cho dù họ là người đi vay hay gửi tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)