Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM

sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp và sự đóng góp của ngành vào GDP hàng năm.

Cùng với hệ thống NHTMNN, các NHTMCP đóng vai trị quan trọng trong việc đáp ứng vốn, đặc biệt trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, của các doanh nghiệp; là kênh chuyển tải các cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các thành phần kinh tế, góp phần thức đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Những kết quả trên đã góp phần nâng cao uy tín, năng lực của các NHTMCP trên địa bàn, là nền tảng và tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển mới.

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM TP.HCM

Mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn trong những năm gần đây vẫn có sự tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều so với những năm trước, khơng cịn hiện tượng tăng trưởng nóng như trước đây, tính thanh khoản đã được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng đã giảm đáng kể. Nếu như ở năm 2010, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của các NHTMCP là 43%, thì năm 2011 và 2012 chỉ cịn 10%/năm; cũng tương tự đối với tăng trưởng tín dụng ở năm 2010 là 38% so với năm 2009, nhưng hai năm trở lại đây tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 12%/năm, một mức giảm đáng kể. Hầu hết các NHTMCP đều không đạt được kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Biểu 2.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM (%)

Nguyên nhân tốc độ vốn huy động khơng cịn tăng trưởng nóng như trước đây là do việc khống chế trần lãi suất huy động ngắn hạn của NHNN và liên tục giảm trần lãi suất trong thời gian qua đã làm cho kênh huy động vốn của ngân hàng khơng cịn hấp dẫn như trước đây. Đối với tín dụng, do bị ảnh hưởng nặng nề của sự suy thoái của nền kinh tế, kết quả hoạt động trì trệ của các doanh nghiệp, sự kém hiệu quả của các dự án lớn đã làm cho ứ đọng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, các ngân hàng khơng thể giải ngân cho vay những món mới, nhưng lại khơng thu hồi được từ những món nợ cũ. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP trong thời gian qua.

Biểu 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM (%)

Đối lập với việc tốc độ tăng trưởng vốn huy động và tín dụng giảm, thì tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP lại tăng cao, đạt mức đỉnh điểm ở năm 2012 là 6,1%, trong khi ở năm 2010 là 1,5% và năm 2011 là 2,2%. Với tỷ lệ nợ xấu tăng cao như thế đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của các NHTMCP. Nợ xấu lớn, tăng nhanh và vượt ngưỡng an toàn là nguyên nhân gây nên những nghịch lý và khó khăn cho hoạt động của các NHTMCP. Có thể nói, trong thời gian qua các NHTMCP cũng đã cố gắng để giải quyết nợ xấu, nhưng chưa thực sự quyết liệt, chưa được hiệu quả và chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ nhiều phía hữu quan. Việc NHNN ban hành Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 về phân loại nợ đối với nợ được được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, Ngân hàng Nhà nước góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp trong tiếp cận với ngân hàng, nhưng không làm giảm nợ xấu thực tế. Việc mua bán nợ tập trung vẫn chưa thực hiện được.

Biểu 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM (%)

Với các chỉ tiêu về huy động và tín dụng giảm đáng kể, trong khi nợ xấu tăng cao, buộc các NHTMCP phải tăng khoản trích lập dự phịng rủi ro, cùng với các yếu tố khác đã làm cho lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP giảm mạnh. Mặc dù có giảm so với những năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế của các NHTMCP năm 2011 cũng tăng 22,3% so với năm 2010, trong khi trong năm 2012 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận so với năm trước là âm 46%, với 93% NHTMCP có mức tăng trưởng âm. Đây là bức tranh ảm đạm và báo động một sự phát triển không được lạc quan trong thời gian tới của các NHTMCP nếu như các ngân hàng này khơng có chiến lược kinh doanh thích hợp.

Biểu 2.4: Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)