6. Kết cấu của luận văn
2.4. Đánh giá chung về nâng cao năng lực tài chính của hệ thống NHTMCP
NHTMCP trên địa bàn TP.HCM
2.4.1. Những kết quả đạt được
Hệ thống NHTMCP trên địa trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực trong cơng cuộc phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoạt động của các NHTMCP có những chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận về quản trị nội bộ, tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong công cuộc phát triển, hệ thống NHTMCP trên địa bàn đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cơ bản như sau:
Thứ nhất, các NHTMCP đã huy động và cung cấp một lượng vốn khá
lớn cho nền kinh tế, góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước.
Thứ hai, các NHTMCP đã cơ cấu lại tài chính, vốn điều lệ ngày càng
tăng cao, với tốc độ tăng bình quân mỗi năm vào khoảng 19%. Ngoài ra, bằng kết quả hoạt động kinh doanh liên tục có lãi nên đã tự bổ sung một cách đáng kể vào vốn chủ sở hữu của mình thơng qua chế độ trích lập các quĩ, góp phần nâng qui mơ vốn chủ sở hữu, tăng tỷ lệ an toàn vốn CAR ngày càng được nâng cao và đạt bình quân khoảng 11%.
Với nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm đã tạo điều kiện cho các NHTMCP đầu tư mua sắm tài sản phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ và hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, triển khai xây dựng trụ sở mới,...
Thứ ba, các NHTMCP ngày càng chú trọng đến công tác đào tạo và
nâng cấp hệ thống trên cơ sở công nghệ hiện đại và thanh toán điện tử, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và hiện đại.
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của hệ thống NHTMCP trên địa bàn cũng còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần nhìn nhận và khắc phục.
Thứ nhất, quy mô vốn điều lệ và vốn tự có thấp so với quy mơ tổng tài sản và tín dụng
Đến cuối năm 2012, trên địa bàn chỉ có 03 NHTMCP có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng, 03 NHTMCP có vốn điều lệ từ 5.000 đến 10.000 tỷ đồng, nhưng có đến 08 NHTMCP có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng. Ngồi ra tình trạng sở hữu chéo giữa các NHTMCP khá phổ biến dẫn tới mức vốn điều lệ thực của các ngân hàng cịn thấp hơn so với số liệu cơng bố và mức độ rủi ro hệ thống khi một ngân hàng gặp vấn đề là rất lớn đối với toàn bộ hệ thống các TCTD.
Mặc dù hệ số CAR của nhiều NHTMCP luôn ở trên mức quy định là 9% nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đã giảm khá mạnh kể từ năm 2009 cho đến nay.
Mặc dù quy mô vố điều lệ và vốn chủ sở hữu tăng chậm nhưng quy mô tổng tài sản và tín dụng của các NHTMCP lại tăng nhanh trong nhiều năm do các ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng mở rộng. Kết quả của q trình
tăng trưởng tín dụng nóng là hệ số địn bẩy tài chính tăng lên trong khi hệ số an tồn vốn giảm.
Thứ hai, cơ cấu vốn không hợp lý và nguồn vốn không ổn định
Do lãi suất huy động trong thời gian qua có mức độ dao động cao và biến động liên tục trong khi các sản phẩm huy động vốn còn hạn chế nên đa phần nguồn vốn các NHTMCP huy động được là vốn ngắn hạn. Ngoài ra trong giai đoạn những năm gần đây lạm phát tăng cao nên việc huy động nguồn vốn dài hạn gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn đã ảnh hưởng tới khả năng cung cấp các khoản tín dụng trung dài hạn của các ngân hàng khi thực hiện theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định các NHTM chỉ được sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Nhiều NHTMCP do gặp sự mất cân đối nghiêm trọng giữa huy động vốn và sử dụng vốn nên đã sử dụng tới 60-70%, thậm chí cịn cao hơn nữa vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.
Ngồi ra, nguồn vốn huy động thường khơng ổn định do các ngân hàng thay vì nâng cao chất lượng sản phẩm lại cạnh tranh dựa trên lãi suất, khiến cho các khoản tiền gửi bị biến động. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng (đến cuối năm 2012, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là 79,5%) đã khiến nhiều NHTMCP gặp khó khăn về thanh khoản và buộc phải vay mượn trên thị trường liên ngân hàng hoặc vay từ NHNN thông qua giao dịch trên thị trường tiền tệ và tái cấp vốn. Sự khó khăn về thanh khoản trong thời gian qua của các NHTMCP không những từ sự mất cân đối giữa huy động và cho vay mà còn là kết quả của sự thiếu hiệu quả trong năng lực tài chính và quản trị rủi ro của các NHTMCP.
Thứ ba, chất lượng tài sản thể hiện ở cơ cấu tín dụng khơng hợp lý và tỷ lệ nợ xấu cao
Chính sách tín dụng theo hướng tăng trưởng thay vì tập trung nâng cao chất lượng cộng với nhưng biến động vĩ mô bất lợi trong thời gian qua đã khiến chất lượng các khoản tín dụng của các NHTMCP giảm mạnh. Tăng trưởng tín dụng ln cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và huy động vốn đã dẫn đến việc các nguồn vốn được phân bổ không hợp lý, tập trung nguồn vốn tín dụng cho khu vực phi sản xuất cao, thậm chí nhiều khách hàng khơng đủ năng lực tài chính và điều kiện vay vốn vẫn được cấp tín dụng trong bối cảnh các NHTMCP theo đuổi tăng trưởng quy mơ. Khi nền kinh tế gặp khó khăn và tăng trưởng tín dụng bị thắt chặt, các khoản tín dụng phi sản xuất với mức rủi ro cao và thiếu hiệu quả đã trở thành các khoản nợ quá hạn và nợ xấu (tính đến cuối năm 2012, nợ xấu của các NHTMCP trên địa bàn là 6,1%).
Thứ tư, khả năng sinh lời giảm và có dấu hiệu khơng bền vững
Khả năng sinh lời của các NHTMCP trong những năm qua ở mức thấp và đã suy giảm đáng kể. Nguyên nhân khả năng sinh lời của các NHTMCP sụt giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân như tín dụng tăng trưởng yếu và lãi suất liên tục giảm; hiệu quả hoạt động yếu; tỷ lệ nợ xấu tăng khiến tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng tăng cao... Bên cạnh đó, nhiều NHTMCP mở rộng quá mức mạng lưới với hy vọng tốc độ tăng tài sản sẽ nhanh như những năm trước. Song, do hạn chế tăng trưởng tín dụng và cạnh tranh huy động vốn gay gắt đã làm giảm hiệu quả hoạt động của một số chi nhánh ngân hàng, ngoài việc làm lợi nhuận các NHTMCP giảm, còn dẫn đến khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng yếu đi rất nhiều.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thực trạng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua cho thấy các NHTMCP đã có những thành cơng nhất định. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP, đặc biệt trong xu thế hội nhập tài chính quốc ngày càng sâu rộng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTMCP trên địa bàn nâng cao năng lực tài chính, chủ động hội nhập trong khu vực và quốc tế cần có những giải pháp hữu hiệu mới có thể đem lại kết quả khả quan.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM