6. Kết cấu của luận văn
2.3. Phân tích thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn
2.3.5. Trình độ cơng nghệ
Trong thời gian qua, các NHTMCP Việt Nam nói chung, trên địa bàn TP.HCM nói riêng, ngày càng ý thức hơn vai trị của cơng nghệ đối với sự phát triển của ngân hàng và đã tiến hành những hoạt động đầu tư tích cực nhằm nâng cao trình độ cơng nghệ. Hàng năm, có những ngân hàng lớn bỏ ra từ 20 – 30 triệu USD cho các giải pháp cơng nghệ. Nhưng nhìn chung, vốn đầu tư cho công nghệ so với tổng vốn đầu tư của các ngân hàng (gồm đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, góp vốn liên doanh liên kết, đầu tư khác) chiếm tỷ trọng thấp, thường xuyên ở mức dưới 5%. Đối với đầu tư cho giải pháp phần mềm, nhìn chung các NHTMCP đẩy mạnh về chiều sâu theo các hướng: tập trung hóa các hệ thống xử lý tác nghiệp; phát triển các chương trình ứng dụng cung cấp các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại như e-banking, internet banking, SMS banking, kết nối trực tuyến với các công ty đối tác, cung cấp dịch vụ thanh toán cho các giao dịch thương mại điện tử;… Bên cạnh đó, các giải pháp và hệ thống hỗ trợ quản trị ngân hàng
như quản trị nhân lực, quản trị tài chính, xây dựng trung tâm dự phịng cũng được đầu tư thích đáng.
Các hoạt động đầu tư về cơ bản đã mang lại cho các ngân hàng những thành tựu đáng kể về công nghệ, nhiều ngân hàng cải thiện rõ rệt năng lực cạnh tranh. Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, các ngân hàng đã phát triển nhanh chóng và đa dạng các sản phẩm dịch vụ tiện ích nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Một loạt các sản phẩm hiện đại phục vụ cả bán buôn và bán lẻ ra đời như: thẻ, tài khoản và các tiện ích thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài, ATM, SMS banking, Mobile banking, Internet banking,…
Về hoạt động tổ chức, đa phần các ngân hàng đã có sự chuyển biến, tập trung áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiện đại. Các mảng nghiệp vụ ngân hàng thường được sắp xếp theo đối tượng khách hàng, đối tượng quản lý tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch cũng như thuận lợi trong công tác quản trị, kiểm soát rủi ro, giảm sự chồng chéo, phức tạp trong kinh doanh cũng như quản lý. Đa phần tại các ngân hàng, bộ phận công nghệ thông tin được bố trí thơng suốt và thống nhất từ hội sở chính đến từng chi nhánh. Tại các ngân hàng lớn, mọi giao dịch thanh toán tại các chi nhánh dần được xử lý theo hướng tập trung tại hội sở chính (thanh tốn thể, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền liên ngân hàng,…).
Mặc dù vậy, hoạt động đầu tư này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh mang tính quốc tế:
- Đầu tư cho công nghệ còn chưa đáp ứng tiên chuẩn của khu vực. Thông thường hàng năm các ngân hàng trong khu vực sử dụng 10% quỹ chi phí hoạt động để đầu tư cho công nghệ thông tin, khoản 5% lợi nhuận để đầu tư cho hạ tầng công nghệ ngân hàng. Trong khi tỷ lệ này ở Việt Nam rất thấp.
- Chưa đầu tư đồng bộ giữa công nghệ phần mềm, phần cứng và nguồn chất xám nên khai thác sử dụng tính năng cơng nghệ còn hạn chế. Mặc dù cơng nghệ cao, có khả năng hỗ trợ rất nhiều cho nghiệp vụ và cơng tác quản lý nhưng quy trình, chuẩn mực nghiệp vụ chưa được ban hành đầy đủ, thống nhất, nhân lực chưa được đào tạo để tiếp thu và làm chủ cơng nghệ dẫn đến tình trạng công nghệ mặc dù hiện đại nhưng lại kém hiệu quả.
- Một số cơng nghệ đầu tư gây lãng phí: vốn đầu tư bỏ ra rất lớn nhưng lợi ích thu về khơng tương xứng. Đó cũng là hệ quả của việc đầu tư thiếu đồng bộ giữa công nghệ phần mềm với thiết bị phần cứng. Điển hình như dịch vụ tại các ATM, hằng năm chi phí mua sắm ATM rất lớn (mỗi ATM nhập khẩu có giá khoảng 25.000 – 30.000 USD) nhưng các phần mềm ứng dụng trên máy thiếu đa dạng nên ATM chủ yếu sử dụng cho dịch vụ rút tiền, làm giảm chất lượng máy mà ngân hàng khơng thu được nhiều phí dịch vụ.
- Đầu tư công nghệ còn manh mún, chưa đầu tư một cách thống nhất, bài bản dựa trên một tầm nhìn dài hạn và bao quát. Cho đến nay, nhiều ngân hàng vẫn ứng dụng chung giữa những công nghệ cũ, rất lạc hậu với những công nghệ mới. Thậm chí trong cùng một nghiệp vụ, nhân viên ngân hàng phải thao tác xử lý nghiệp vụ trên nhiều chương trình khác nhau, có những chương trình rất cũ, khơng xử lý tự động các dữ liệu gây khó khăn, giảm hiệu quả cơng việc.
Nhìn nhận một cách cơng bằng, có những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của các ngân hàng. Đó là trình độ phát triển khoa học cơng nghệ trong nước cịn ở mức thấp. Ngân hàng là một lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác cung cấp công nghệ và hạ tầng công nghệ chung của xã hội. Khi hạ tầng cơng nghệ chung cịn yếu kém thì cơng nghệ ngân hàng cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Bên
cạnh đó, năng lực tài chính của các NHTMCP trong nước còn khiêm tốn. Mặt khác, sự chênh lệch và khơng tương thích về cơng nghệ giữa các ngân hàng cũng gây ra khó khăn trong việc lựa chọn cơng nghệ đầu tư. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân xuất phát từ ý thức chủ quan như thiếu chiến lược bao quát và dài hạn; quản lý hoạt động đầu tư còn chưa sát sao; đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin chưa đủ mạnh và chưa được dành những chế độ ưu đãi xứng đáng; vì vậy việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ là một phần khơng tách rời của đầu tư nâng cao trình độ cơng nghệ nhưng các ngân hàng ở Việt Nam còn chưa làm tốt điều này.