Thực trạng về hệ thống bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bệnh nhân trong việc lực chọn bệnh viện công và bệnh viện tư tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 40)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.5. Thực trạng về hệ thống bệnh viện

2.5.1. Thực trạng chung của hệ thống bệnh viện

Hệ thống bệnh viện Việt Nam được sắp xếp trên cơ sở phân bố rộng khắp, thuận tiện cho khả năng tiếp cận rộng rãi của các bộ phận dân số khác nhau trong toàn xã hội. Hệ thống bệnh viện hiện nay phần lớn là các bệnh viện do Nhà nước quản lý. Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 1.162 bệnh viện, chưa kể các bệnh viện quân đội do Bộ Quốc phòng quản lý.

Bảng 2.1: Tổng số bệnh viện và giường bệnh theo tuyến bệnh viện (năm 2011)

Tuyến bệnh viện Tổng số Bệnh viện Tổng số giường bệnh Số lượng % Số lượng %

Bệnh viện tuyến trung ương 39 3,4 20,924 11.3 Bệnh viện tuyến tỉnh 382 32,9 92,857 50.1 Bệnh viện tuyến huyện 561 48,3 57,048 30.8 Bệnh viên ngành

48

4,1

7,572 4.1 Bệnh viện tư nhân

132

11,4

6,941 3.7

Tổng 1162 100 185,342 100

(Nguồn: Thống kê Bộ Y Tế năm 2011)

Các bệnh viện công lập của ngành y tế chiếm chủ yếu, khoảng 87% tổng số bệnh viện. Sau khi ban hành Pháp lệnh Hành nghề Y, Dược tư nhân, từ năm 1997 hệ thống bệnh viện tư nhân bắt đầu được hình thành. Sự phát triển của bệnh viện tư trong 15 năm qua đến nay 132 bệnh viện ra đời (tính đến năm 2011), chiếm 11% tổng số bệnh viện, tương ứng với 3,7% tổng số giường bệnh trên toàn quốc. Tuy nhiên, bệnh viện tư nhân ở

nước ta hiện nay vẫn còn nhỏ lẻ và chỉ tập trung ở những thành phố lớn và một số chuyên khoa có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn.

Về thực trạng cơ sở vật chất:

Cơ sở hạ tầng bệnh viện, theo tiêu chuẩn của Việt Nam đề ra diện tích sử dụng bình quân trên một giường bệnh là 50-70 m2 đối với bệnh viện nội đô và 50-100 m2 đối với bệnh viện ngoại thành. Tuy nhiên, trên thực tế tại các thành phố lớn và bệnh viện trung ương diện tích sàn bình qn chỉ đạt dưới 40 m2.thậm chí có bệnh viện chưa đạt mức 20 m2 như bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh (12m2/giường bệnh), bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (10m2/giường bệnh).

Về thực trạng công tác khám, chữa bệnh nội, ngoại trú

Số lượt khám bệnh ngoại trú bình quân (năm 2011) là 1,5 lượt/ đầu người/ năm. Khám tại bệnh viện tuyến huyện chiếm tỷ lệ cao nhất 45,6% tiếp đến là tuyến tỉnh 36,4%, thấp nhất là bệnh viện tư nhân, đạt 5,1% tổng số lượt khám bệnh ngoại trú. Tuy nhiên, tình trạng quá tải khu vực khám bệnh tại hầu hết bệnh viện trung ương là rất trầm trọng, số lượt khám bệnh trên một bác sĩ thậm trí trên 80 người bệnh trên ngày. Bệnh viện đã phải tăng thời gian khám bệnh 2-4 giờ mỗi ngày mới đủ giải quyết hết lượng người bệnh.

Số lượt điều trị nội trú, theo số liệu năm 2011 bình qn 10-13 người trong năm có 1 lượt người điều trị nội trú. Bệnh viện tuyến tỉnh tiếp nhận và điều trị 45,2% tổng số lượt điều trị nội trú, tiếp theo là tuyến huyện chiến 36,8%; bệnh viện tư nhân đóng góp cho 4,2% tổng số lượt điều trị nội trú.

Nhu cầu điều trị nội trú, hiện có xu hướng gia tăng. Trong khoảng thời gian 2008- 2011, mỗi năm tăng khoảng 4,3-9,8% và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Số lượt người bệnh phẫu thuật chiếm 1/3 tổng số lượt người bệnh điều trị nội trú, nhưng chiếm tới 40% loại phẫu thuật không thuộc loại đặc biệt và loại I, mà có thể thực hiện được ở tuyến dưới.

2.5.2 Thực trạng chung quá tải bệnh viện

Quá tải bệnh viện là tình trạng q đơng người bệnh tới khám và/hoặc điều trị tại cùng một thời điểm vượt khả năng đáp ứng và sức chứa của một bệnh viện hoặc khoa trong bệnh viện, vượt khả năng phục vụ dịch vụ của đội ngũ nhân viên.

Quá tải bệnh viện được chứng minh là nguyên nhân dẫn tới: gia tăng tai biến trong điều trị, giảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh; gia tăng chi phí điều trị cho người bệnh, bệnh viện và xã hội; gây những tổn hại về sức khỏe, tâm thần của bác sĩ và nhân viên y tế.

Trong đó, tình trạng q đơng người bệnh điều trị nội trú được xác định thông qua chỉ số đánh giá công suất sử dụng giường bệnh. Công suất sử dụng giường bệnh là tỷ lệ phần trăm sử dụng giường bệnh so với kế hoạch được giao của một bệnh viện, một tuyến trong một năm xác định. Tỷ lệ này được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số ngày điều trị nội trú trong năm/ tích của tổng số giường bệnh của bệnh viện nhân với số ngày trong năm (365 ngày).

Để bảo đảm hiệu quả, chất lượng của dịch vụ trong hoạt động của hệ thống khám, chữa bệnh, Tổ chức y tế thế giới và nhiều bằng chứng khoa học khuyến cáo công suất sử dụng giường bệnh không nên vượt quá 85%. Khi công suất sử dụng giường bệnh vượt quá ngưỡng trên, đặc biệt khi công suất vượt trên 95% sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng khơng đủ giường bệnh để tiếp nhận thêm người bệnh, xuất hiện tình trạng quá tải về sức chứa của bệnh viện.

Tình trạng quá tải bệnh viện chung trên cả hệ thống khám chữa bệnh xảy ra từ năm 1997 với mức công suất sử dụng giường bệnh các năm luôn vượt trên 100%1, năm 2011 công suất sử dụng giường bệnh chung của mạng lưới bệnh viện là 111%.

Tình trạng quá tải cho thấy sự đáp ứng về giường bệnh của dịch vụ khám chữa bệnh của toàn mạng lưới bệnh viện so với nhu cầu chăm sóc, điều trị của nhân dân là chưa đầy đủ.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê chưa đầy đủ, số lượng bệnh nhân từ các tỉnh đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện lớn của thành phố chiếm tỉ lệ 30% - 40%. Tình trạng quá tải diễn ra ở hầu hết các bệnh viện tuyến thành phố. Đối với các bệnh viện đa khoa, công suất sử dụng giường bệnh cao nhất là tại bệnh viện nhân dân 115 (113%); bệnh viện Nhân dân Gia Định (106%); bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (104%). Đối với các bệnh viện chuyên khoa, công suất sử dụng giường bệnh cao nhất là tại bệnh viện Ung bướu (247%); bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (126%); bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (129%); bệnh viện Nhi Đồng 1 (123%); bệnh viện Nhi đồng 2 (123%).

Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là rất trầm trọng và có xu hướng tiếp tục gia tăng.

Nhìn nhận tình trạng quá tải bệnh viện dưới góc độ chuyên khoa cho thấy một số chuyên khoa có mức độ quá tải cao hơn cả là: Khoa ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản, nhi. Không chỉ ở những bệnh viện nêu trên, qua đánh giá tại các bệnh viện chuyên khoa cho thấy tình trạng quá tải xuất hiện ở 100% các bệnh viện chuyên khoa ung bướu, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, tim mạch; 70% số bệnh viện chuyên khoa sản, chuyên khoa nhi (Qua số liệu thống kê năm 2010, 5 nhóm chuyên khoa này chiếm tới 31% tổng số lượt điều trị nội trú).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bệnh nhân trong việc lực chọn bệnh viện công và bệnh viện tư tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)