Phân tích kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bệnh nhân trong việc lực chọn bệnh viện công và bệnh viện tư tại thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 58)

CHƢƠNG 4 KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu

Cuộc khảo sát được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 03 đến tháng 10 năm 2013 với 250 bảng câu hỏi được khảo sát, kết quả khảo sát thu về được 246 mẫu. Sau khi loại đi các phiếu trả lời không đạt yêu cầu và làm sạch dữ liệu mẫu nghiên cứu còn lại được 210 mẫu.

Bảng 4.1: Thông tin về mẫu nghiên cứu theo đặc điểm cá nhân, loại hình bảo hiểm và phương pháp tiếp cận

Phân bổ theo mẫu Số lượng Tỉ lệ % trong mẫu

Giới tính

Nam 90 42.9

Nữ 120 57.1

Độ tuổi Dưới 22 tuổi 28 13.3

Từ 36 đến 45 tuổi 54 25.7 Trên 45 tuổi 25 11.9 Trình độ Dưới THPT 0 0 Từ THPT đến trung cấp/cao đẳng 8 3.8

Đại học/sau đại học 202 96.2

Nghề nghiệp

Nhân viên văn phòng 113 53.8

Quản lý/giám đốc 63 30 Nội trợ 6 2.9 Khác 28 13.3 Thu nhập Dưới 5 triệu đồng 20 9.5 Từ 5 đến dưới 10 triệu 140 66.7 Từ 10 đến 15 triệu 38 18.1 Trên 15 triệu 12 5.7 Loại hình bảo hiểm BHNN bắt buộc 90 42.9 BHNN tự nguyện 10 4.8 BH tư nhân 79 37.6 Khơng có 31 14.8 Phương thức tiếp cận Các chương trình quảng cáo, (PR) của BV rất ấn tượng. 13 6.2

Lời khuyên của bác sĩ 14 6.7

Kinh nghiệm bản thân 53 25.2

thân trong gia đình Tham khảo ý kiến bạn

bè, đồng nghiệp 26 12.4

Người quen làm việc tại

BV giới thiệu 19 9

Nơi cư trú gần với BV 33 15.7

(Nguồn phụ lục - Bảng kết quả khảo sát)

Về đặc điểm mẫu khảo sát, trong 210 khách hàng trả lời khảo sát, tỷ lệ giữa nam và nữ khơng có sự chênh lệch lớn, theo đó số lượng nữ được khỏa sát nhiều hơn với 120 khách hàng (chiếm tỷ lệ 57.1%) và có 90 người trả lời là nam (chiếm tỷ lệ 42.9%).

Về độ tuổi, chiếm đa số người trả lời trong độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi có 103 khách hàng (chiếm 49%), 54 khách hàng có độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi (chiếm tỷ lệ 25.7%), độ tuổi dưới 22 và trên 45 có tỷ lệ thấp tương ứng là 13.3% và 11.9%.

Về trình độ học vấn, trong số 210 bảng khảo sát thì có 202 người có trình độ đại học hoặc sau đại học (chiếm 96.2%), nhóm người có trình độ từ trung phổ thông đến trung cấp hoặc cao đẳng chiếm phần cịn lại 3.8%, khơng có khách hàng có trình độ dưới trung học phổ thơng.

Thống kê theo nghề nghiệp, trong số 210 bảng khảo sát thu về chủ yếu là các ngành nghề như: nhân viên văn phịng 113 khách hàng (chiếm 53.8% kích thước mẫu), kế đến là quản lý/giám đốc (chiếm 30 % kích thước mẫu), chiếm tỷ lệ thấp nhất là người khảo sát thuộc nhóm nội trợ với 6 khách.

Đối với biến thu nhập, đây là biến khó thu thập thơng tin chính xác do người trả lời có thể cho số liệu khơng đúng thực tế, trong 210 mẫu thì khách hàng có thu nhập từ 5 triệu đến dưới 10 triệu chiếm tỉ lệ cao nhất 66.7%, tiếp theo 18.1% là khách hàng có thu nhập từ 10 đến 15 triệu, trong khi đó khách hàng có thu nhập dưới 5 triệu đồng chiếm 9.5%, cịn người có thu nhập trên 15 triệu thấp nhất chiếm 5.7%.

Về loại hình bảo hiểm, tỷ lệ người bệnh có bảo hiểm nhà nước bắt buộc chiếm 42.9% khơng có sự chênh lệch nhiều hơn so với bảo hiểm y tế tư nhân 37.6%, còn lại những khách hàng có bảo hiểm y tế nhà nước tự nguyện chiếm tỉ lệ khá nhỏ 4.8% và khơng có bảo hiểm chiếm 14.8%. Trong đó, khách hàng lựa chọn bệnh viện cơng có bảo hiểm nhà nước bắt buộc là 71 người (chiếm 60.6%), bảo hiểm y tế tư nhân là 24 người (chiếm 20.5%), bảo hiểm nhà nước tự nguyện là 7 người (chiếm 5.9%), cịn lại khách hàng khơng sử dụng bảo hiểm là 12.8%; khách hàng lựa chọn bệnh viện tư có bảo hiểm y tế tư nhân là 55 người (chiếm 59.1%), bảo hiểm nhà nước bắt buộc là 19 trường hợp (chiếm 20.4%) ,bảo hiểm nhà nước tự nguyện là 3 người (chiếm 3.2%),còn lại khách hàng không sử dụng bảo hiểm là 17.2%.

Về các phương thức tiếp cận thì tỉ lệ khách hàng dựa vào kinh nghiệm bản thân và tham khảo ý kiến người thân khá cao và gần bằng nhau lần lượt là 25.2% và 24.8% tương ứng với 53 và 52 khách hàng lựa chọn khi lựa chọn bệnh viện trong tổng số 210 khách hàng đã từng điều trị tại hai hệ thống bệnh viện trong một năm trở lại đây; tiếp theo là những khách hàng đến bệnh viện vì lý do khoảng cách cư trú gần bệnh viện là 33 người (chiếm 15.7%), đây có thể là các trường hợp bệnh mang tính chất khẩn cấp hoặc điều trị ngồi giờ hành chính; sau nữa là nhóm tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp trong việc lựa chọn bệnh viện điều trị là 26 người (chiếm 12.4%), những người đến bệnh viện cơng hoặc bệnh viện tư do có người quen làm việc tại bệnh viện chiếm khá nhỏ là 19 trường hợp (chiếm 9%), cịn lại là nhóm người bệnh đến bệnh viện vì chương trình quảng cáo, quan hệ cơng chúng và vì lời khun bác sĩ chiếm lần lượt 6.2 % và 6.7%. Trong đó, nhóm khách hàng chọn bệnh viện cơng cao nhất dựa vào tham khảo ý kiến người thân trong gia đình chiếm 38.46%, thấp nhất là dựa vào chương trình quảng cáo và quan hệ công chúng của bệnh viện rất ấn tượng là 0%, trong khi đó lời khuyên bác sĩ, kinh nghiệm bản thân, tham khảo ý kiến bạn bè và đồng nghiệp, có người quen làm việc tại bệnh viện cơng giới thiệu và có nơi cư trú gần bệnh viện có tỉ lệ khá tương đồng nhau và không chênh lệch nhiều lần lượt là 11.97%, 11.09%, 7.69%, 11,97% và 12.82%. Đối với nhóm khách hàng chọn bệnh viện tư thì tỉ lệ cao nhất là dựa vào kinh nghiệm bản thân

chiếm 35.48%, thấp nhất là dựa vào lời khuyên bác sĩ chiếm 0% và có người quen làm việc tại bệnh viện tư nhân giới thiệu chiếm 5.38%, còn lại chương trình quảng cáo và quan hệ công chúng của bệnh viện rất ấn tượng, vào tham khảo ý kiến người thân trong gia đình, tham khảo ý kiến bạn bè và đồng nghiệp, có nơi cư trú gần bệnh viện khơng chênh lệch nhiều và lần lượt là 13.98%, 7.53%, 18.28%, 19.35%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bệnh nhân trong việc lực chọn bệnh viện công và bệnh viện tư tại thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)