Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bệnh nhân trong việc lực chọn bệnh viện công và bệnh viện tư tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 49)

CHƢƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện bao gồm hai bước: nghiên cứu khám phá sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu; nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mơ hình lý thuyết đã đặt ra. Quy trình của nghiên cứu cũng như thiết kế chi tiết được thể hiện tại hình 3.1.

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Thang đo nháp Nghiên cứu

kinh nghiệm

Thảo luận tay đơi

Điều chỉnh Cronbach alpha Thang đo chính Phân tích nhân tố EFA Nghiên cứu định lượng (n=250)

Thang đo hoàn chỉnh

Kiểm tra tương quan biến tổng; kiểm tra hệ số Cronbach alpha

Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích

Phân tích hồi quy logictis Kiểm định mơ hình và kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Từ cơ sở lý luận và thông qua nghiên cứu kinh nghiệm bằng cách trao đổi với các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm để kiểm tra nội dung của các biến quan sát rằng chúng có bao phủ nội dung của khái niệm hay khơng để hình thành thang đo nháp. Thang đo nháp này được điều chỉnh thông qua phương thức thảo luận tay đôi để hình thành thang đo chính. Nghiên cứu chính thức được xử lý bằng (1) phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và (2) phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis). Các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item-total correlation) dưới 0.3 sẽ bị loại bỏ (Nunnally và Burnstein 1994). Sau đó, các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.40 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ (Gerbing và Anderson) và kiểm tra tổng phương sai trích được (>50%). Các biến cịn lại (thang đo hồn chỉnh) sẽ được đưa vào phân tích hồi quy logistic.

3.2.2. Nghiên cứu khám phá (định tính) 3.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính 3.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này kỹ thuật thảo luận tay đơi. Mục đích của nghiên cứu này là:

- Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bệnh nhân trong việc lựa chọn bệnh viện công và bệnh viện tư nhân tại TP.HCM, các biến quan sát đo lường các yếu tố này.

- Khẳng định các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định của bệnh nhân trong việc lựa chọn bệnh viện công và bệnh viện tư nhân tại TP.HCM và các biến quan sát đo lường các yếu tố này theo mơ hình lý thuyết và các nghiên cứu trước đây được tác giả đề xuất trong chương 2 (mục 2.5), trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh ảnh hưởng đến quyết định của bệnh nhân trong việc lựa chọn bệnh viện công và bệnh viện tư nhân tại TP.HCM và phát triển thang đo các yếu tố này.

Những thành viên tham gia thảo luận này là những chuyên gia trong lĩnh vực y tế (trong đó bao gồm 6 bác sĩ, 2 quản lý cấp cao của bệnh viện và 2 nhân viên y tế khác). Từng thành viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của dàn bài thảo luận do tác giả

soạn thảo [phụ lục 1] trong việc lựa chọn bệnh viện công hay bệnh viện tư tại TP.HCM. Dựa trên mơ hình nghiên cứu đề xuất, tác giả tập hợp tất cả các ý kiến và tổng hợp cho đến khi nào các ý kiến trùng lắp nhau, sau đó hiệu chỉnh và phát triển thang đo nháp và bảng câu hỏi sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn sâu 20 khách hàng đã từng đến điều trị nội trú tại một trong hai hệ thống bệnh viện công và bệnh viện tư trên địa bàn TP.HCM nhằm đánh giá mức độ hồn chỉnh về nội dung và hình thức của các phát biểu (các câu hỏi) trong thang đo nháp và khả năng cung cấp thông tin của khách hàng được phỏng vấn, trên cơ sở để tác giả phát triển thành thang đo chính và bảng câu hỏi sử dụng cho giai đoạn nghiên cứu định lượng.

Trong đó, việc đánh giá nội dung được thể hiện trên các khía cạnh:

- Đáp viên (người được phỏng vấn) có hiểu được các phát biểu hay khơng? - Đáp viên có thơng tin để trả lời hay khơng?

- Đáp viên có sẳn sàng cung cấp thơng tin hay khơng?

Đánh giá về hình thức là kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp được sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và khơng gây hiểu nhầm lẫn cho đáp viên khi được phỏng vấn.

3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả là thang đo nháp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bệnh nhân trong việc lựa chọn bệnh viện công và bệnh viện tư tại TP.HCM được phát triển dưới hình thức thang đo Likert năm bậc từ 1-5 (1 là hồn tồn khơng đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý):

I. Thang đo chất lượng dịch vụ bệnh viện cung cấp: ký hiệu CLDV, gồm 6 biến quan sát từ CLDV1 – CLDV 6

CLDV 1: Chờ đợi tại bệnh viện X ít hơn các bệnh viện khác.

CLDV 2: Phòng chờ khám bệnh bệnh viện X rộng, đủ chỗ và dễ chịu. CLDV 3: Bệnh viện X có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại.

CLDV 4: Các bảng thông báo, hướng dẫn, quy định được đặt ở những nơi dễ đọc và nội dung dễ hiểu.

CLDV 5: Quy trình nhập viện, đóng tiền tạm ứng, xuất viện và thanh tốn nhanh chóng, thuận tiện.

CLDV 6: Nhân viên bệnh viện X có thái độ đối xử hịa nhã, thân thiện và hướng dẫn tận tình cho Anh (Chị).

II. Thang do chất lượng chuyên môn: ký hiệu CLCM, gồm 4 biến quan sát từ CLCM1

– CLCM4:

CLCM 1: Trình độ chun mơn của bác sĩ tại bệnh viện X tạo cho Anh (Chị) cảm giác tin tưởng.

CLCM 2: Thái độ của bác sĩ bệnh viện X tạo cho Anh (Chị) hài lòng.

CLCM 3: Phác đồ điều trị của bác sĩ bệnh viện X tạo cho Anh (Chị) an tâm.

CLCM 4: Bác sĩ bệnh viện X cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh án cho Anh (Chị).

III. Thang đo hiệu quả công tác khám chữa bệnh: ký hiệu HQKCB, bao gồm 5 biến

quan sát từ HQKCB1 – HQKCB5:

HQKCB 1: Anh (Chị) chọn bệnh viện X vì bệnh viện X đem lại sự tin tưởng cho Anh (Chị).

HQKCB 2: Anh (Chị) chọn bệnh viện X vì bệnh viện X mang lại hiệu quả cao trong công tác điều trị.

HQKCB 3: Cho đến nay, Anh (Chị) cảm thấy hài lòng với kết quả điều trị tại bệnh viện X.

HQKCB 4: Nếu được chọn giữa nhiều bệnh viện khác Anh (Chị) vẫn chọn bệnh viện X để giải quyết các vấn đề về sức khỏe của mình.

HQKCB 5: Anh (Chị) có sẳn lịng giới thiệu bệnh viện X cho người khác khi họ có nhu cầu khám chữa bệnh.

IV. Thang đo chi phí điều trị: ký hiệu CP, bao gồm 4 biến quan sát từ CP1 – CP4:

CP1: Viện phí bệnh viện X phù hợp với chất lượng dịch vụ bệnh viện cung cấp CP2: Viện phí bệnh viện X phù hợp với phương thức điều trị bệnh của Anh (Chị). CP3: Viện phí bệnh viện X dễ chấp nhận hơn các bệnh viện khác.

CP4: Viện phí bệnh viện X phù hợp với thu nhập của Anh (Chị).

Các khách hàng được phỏng vấn khơng có ý kiến về mặt nội dung và hình thức của các phát biểu (các biến quan sát) trong thang đo nháp. Vì vậy thang đo nháp được chuyển thành thang đo chính thức và được sử dụng để thiết kết bảng câu hỏi dùng trong nghiên cứu định lượng sau khi bổ sung thêm phần giới thiệu và thông tin cá nhân của khách hàng được phỏng vấn [phụ lục 2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bệnh nhân trong việc lực chọn bệnh viện công và bệnh viện tư tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)