Giới thiệu về rễ tơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo rễ tơ ở cây sâm dây (Đảng Sâm Codonopsis sp) thông qua vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes (Trang 25)

Rễ tơ được tạo ra do sự chuyển gen sử dụng hệ thống vector tự nhiên từ tác nhân bệnh – Agrobacterium rhizogenes, vi khuẩn đất gram âm vào tế bào thực vật. Trong q trình xâm nhiễm vào mơ thực vật bị thương, vi khuẩn này chuyển T- DNA, một phần của Ri-plasmid vào bộ gen tế bào chủ. Những chủng vi khuẩn thuộc nhóm agropine có hoạt lực mạnh, T-DNA chứa 2 phần riêng rẻ được gọi là TL-DNA, mang những gen rol cảm ứng cho sự hình thành kiểu hình rễ tơ, và TR- DNA mang một số gen mã hóa ra enzyme điều hịa sự sinh tổng hợp và xác định sự cân bằng hormone trong những rễ đã chuyển gen. Sau khi A.rhizogens xâm nhiễm

vào mơ, rễ hình thành và phát triển từ vị trí bị thương, được cắt ra, và sau đó chuyển sang mơi trường lỏng lắc để tăng sinh khối. Rễ tơ có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên môi trường không cần bổ sung các chất điều hịa sinh trưởng, vì thế loại bỏ được dư lượng các hợp chất này trong sản phẩm tạo ra. Hơn nữa rễ tơ có khả năng sinh trưởng nhanh, phân nhánh cao, kỹ thuật ni cấy và chuyển gen dễ dàng và có thể được nuôi cấy và tạo sinh khối liên tục, điều này có ý nghĩa trong dây chuyền sản xuất các hợp chất thứ cấp hay các dược phẩm sinh học tái tổ hợp. Rễ tơ có thể sản xuất một lượng lớn các hợp chất thứ cấp và rễ tơ là cơ quan biệt hóa nên có sự di truyền ổn định hơn nuôi cấy tế bào huyền phù và mô sẹo.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo rễ tơ: độ tuổi cây, loại mô, loại cây, chủng vi sinh vật, nồng độ khuẩn gây lây nhiễm, thời gian đồng nuôi cấy, thời gian ngâm mẫu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo rễ tơ ở cây sâm dây (Đảng Sâm Codonopsis sp) thông qua vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w