Kết quả kinh doanh của BIDV-CNSGD2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 40 - 42)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng/Giảm năm 2011 sv 2010 % (+)/(-) năm 2011 sv 2010 Tăng/Giảm năm 2012 sv 2011 % (+)/(-) năm 2012 sv 2011 Tổng tài sản 17,601 16,783 23,305 (818) (4.6%) 6,522 38.9% Hoạt động huy động vốn 16,107 10,980 16,688 (5,127) (31.8%) 5,708 52.0%

Trong đó: dân cư 3,708 3,792 5,347 84 2.3% 1,555 41.0%

Thu dịch vụ 119.34 132.3 60.34 13 10.9% (72) (54.4%) Tín dụng 16,739 16,241 20,898 (498) (3.0%) 4,657 28.7%

Trong đó: dân cư 755 542 695 (213) (28.2%) 153 28.3%

Tỷ lệ nợ xấu 1.76% 1.95% 1.83%

Lợi nhuận trước thuế 359 285 374 (74) (20.6%) 89 31.2%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV-CNSGD2 từ năm 2010-2012

Năm 2011, Chi nhánh Sở giao dịch 2 có tổng tài sản đạt 16,783 tỷ đồng, giảm 4.6% so với năm 2010. Hoạt động huy động vốn cũng giảm 31.8% so với năm 2010, đạt giá trị 10,980 tỷ đồng. Ngoài lý do chia tách, thị trường tiền tệ trong năm 2011 có nhiều biến động, lãi suất huy động tăng cao, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng để tranh giành nguồn vốn diễn ra hết sức khốc liệt, chỉ cần có chút chênh lệch trong lãi suất là khách hàng có thể rút tiền sang gửi ngân hàng khác, nên cuối kỳ năm 2011 lượng vốn huy động cũng bị ảnh hưởng, giảm khá nhiều.

Thu phí dịch vụ: Tổng thu ròng năm 2011 đạt 132.3 tỷ đồng, tăng 10.9% so với năm 2010.

Tổng dư nợ : Năm 2011 đạt giá trị 16,241 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với năm 2011. Chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu nhìn chung có xu hướng tăng, tuy nhiên vẫn trong giới hạn cho phép, dưới 2%.

Lợi nhuận trước thuế giảm 20.6% so với năm 2010, đạt giá trị 285 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn của BIDV-CNSGD2 từ 2010-2012 (Đvt: tỷ đồng)

16,107 10,980 16,688 3,708 3,792 5,347 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 2010 2011 2012 Tổng huy động vốn Dân cư

Bước sang năm 2012, dù tình hình kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thị trường bất động sản đóng băng, gây khơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có BIDV-CNSGD2. Tuy nhiên, với nỗ lực lấy lại doanh số kinh doanh sau khi chia tách, BIDV-CNSGD2 đã đạt kết quả kinh doanh khả quan hơn, cụ thể:

Tổng tài sản tăng nhanh đạt giá trị 23,305 tỷ đồng, tăng hơn 38% so với năm ngoái. Số dư huy động vốn đến hết ngày 31/12/2012 là 16,688 tỷ đồng, tăng 52.0%. Trong đó, số dư tiền gửi huy động trong dân cư có xu hướng tăng dần qua các năm (2010 tiền gửi dân cư chiếm 23.02% trong tổng vốn huy động, 2011 là 34.54% và 2012 là 32.04%) cho thấy có sự chuyển dịch cơ cấu theo đúng định hướng. Tuy nhiên đến 2012, giá trị thu dịch vụ chỉ đạt 60.34 tỷđ giảm đến 54.4% so với năm 2011. Điều này là do doanh số bảo lãnh là nguồn thu chủ yếu của BIDV-CNSGD2 trong thu dịch vụ, tuy nhiên phí này phần lớn có được từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, đấu thầu. Trong suốt thời gian từ 2011 đến 2012, nền kinh tế trong nước gặp khó khăn nên các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này thu dần phạm vi kinh doanh, chủ yếu hoạt động cầm chừng. Chính vì vậy dẫn đến thu phí dịch vụ rịng của BIDV-CNSGD2 giảm mạnh.

Trước tình hình các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, BIDV-CNSGD2 đã đẩy mạnh tiếp cận, sàng lọc đối tượng khách hàng, giúp các doanh nghiệp gỡ rối và bơm vốn kịp thời, nhờ vậy số dư cho vay của BIDV-CNSGD2 đến cuối năm 2012 là 20,898 tỷ đồng, tăng 28.7%. Trong đó có tỷ lệ hơn 3% số dư xuất phát từ khu vực dân cư.

Với nỗ lực không ngừng trong tất cả các mặt hoạt động, lợi nhuận trước thuế đạt được 374 tỷ đồng, tăng 31.2% so với năm ngoái.

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của BIDV-CNSGD2 từ 2010-2012 (Đvt: tỷ đồng)

Ngày 25/3/2012 vừa qua, Chi nhánh Sở Giao dịch 2 - BIDV đã đánh dấu chặng đường phát triển 15 năm của mình. Sự kiện này khơng chỉ đánh dấu về sự chín chắn, bản lĩnh vững vàng và trách nhiệm đối với cộng đồng qua các chương chương trình đồng hành

209 256 359 285 374 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận trước thuế

với cuộc sống của người dân và doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh mà cịn khẳng định và tơn vinh giá trị văn hóa doanh nghiệp, niềm tự hào của các thế hệ cán bộ BIDV – CN SGD2 trong nhiều năm hoạt động.

Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng tại TP.Hồ Chí Minh là rất lớn khi ngày càng có nhiều ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, tuy có sự chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng tích cực nhưng mảng khách hàng cá nhân chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ nguồn thu từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ còn thấp, trong khi thị phần này cũng mang lại nguồn thu ổn định và đáng kể cho ngân hàng. Chính vì vậy, cần quan tâm hơn đến các khách hàng cá nhân, hướng đến phát triển bên vững.

2.1.2.2 Một số tồn tại và nguyên nhân

Một thời gian dài trong lịch sử phát triển, BIDV là một ngân hàng của Chính phủ, chuyên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là cho các tổng công ty. Khoảng thời gian sau đó, BIDV đã thực hiện đề án tái cơ cấu tín dụng. Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn nói chung có xu hướng giảm dần nhằm phù hợp hơn với cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động. Cơ cấu khách hàng cũng đã có sự thay đổi đáng kể, từ phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước là chủ yếu BIDV đã mở rộng nền khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân, cá thể.

Cụ thể hơn, các dịch vụ mà BIDV-CNSGD2 đang cung cấp hiện nay cho khách hàng dù đã được đa dạng hoá nhưng vẫn đơn điệu, chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại phát triển chưa đồng bộ. Rất nhiều dịch vụ phát triển chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt là các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ dành cho khách hàng thượng lưu, dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn và hỗ trợ tài chính, trung gian tiền tệ, trao đổi cơng cụ tài chính, cung cấp thơng tin tài chính... Chính vì thế mà thu nhập từ dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ qua các năm. Và tỷ trọng thu nhập dịch vụ từ khối bán lẻ cịn ít ỏi hơn nữa, cụ thể như trong năm 2011 khối bán lẻ chiếm tỷ trọng 5.43% trong tổng thu dịch vụ (7 tỷ đồng), năm 2012 có tăng lên 14.04% (8 tỷ đồng) nhưng có thể thấy tỷ lệ này khơng đáng kể so với tổng thu dịch vụ. (xem Bảng 2.2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)