Thu nhập lãi của Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 43)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thu nhập lãi 984 1,754 4,197 4,344 7,543 17,549 16,932

Tốc độ tăng 49.6% 78.3% 139.3% 3.5% 73.6% 132.7% -3.5%

Nguồn BCTN, BCTC của Eximbank

Năm 2011 thu nhập lãi của Eximbank đạt 17,543 tỷ đồng, tăng 132.7% so với năm 2010 và là mức tăng của thu nhập lãi cao thứ hai sau năm 2008 (tăng 139.3% so với năm 2007). Năm 2009, thu nhập lãi tăng trƣởng chậm, tăng 3.5% so với năm 2008 là do năm 2009 chính sách tín dụng thận trọng kết hợp với tỷ lệ lạm phát tăng cao dẫn đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ vào cuối năm 2009 của NHNN. Năm 2012, thu nhập lãi đạt 16,932 tỷ đồng, giảm 3.5% so với năm 2011. Một trong những nguyên nhân khiến tăng trƣởng thu nhập lãi chựng lại trong năm 2012 là do tình hình kinh tế sụt giảm, thị trƣờng bất động sản đóng băng, số lƣợng doanh nghiệp phá sản, giải thể tăng, Eximbank tăng cƣờng kiểm sốt tín dụng và xử lý nợ xấu.

Hiện tại, thu nhập từ lãi chiếm 81.13% tổng thu nhập của Eximbank. Phần đóng góp lớn nhất cho thu nhập lãi chính là nguồn thu nhập lãi cho vay khách hàng chiếm 55% thu nhập lãi, các nguồn thu khác nhƣ thu nhập lãi tiền gửi, thu nhập từ đầu tƣ

chứng khốn nợ, thu nhập từ hoạt động tín dụng khác lần lƣợt chiếm 28.9%, 15.3% và 0.8%.

Hình 2.7: Cơ cấu nguồn thu nhập từ lãi của Eximbank

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: BCTN, BCTC của Eximbank

Chi phí lãi: Bảng 2.4: Chi phí lãi ĐTV: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Chi phí lãi 632 1,069 2,877 2,369 4,662 12,252 12,040 Tốc độ tăng 43.2% 69.2% 169.1% -17.6% 96.8% 163% -1.7%

Nguồn BCTN, BCTC của Eximbank

Tổng chi phí lãi của Eximbank cũng có xu hƣớng chung của thu nhập lãi, với tăng trƣởng đột biến trong giai đoạn 2006 -2008, đặc biệt trong năm 2008 (tăng 169% so với năm 2007) với mặt bằng lãi suất cơ bản rất cao là 13%. Tuy nhiên giai đoạn 2008 -2009 lại sụt giảm 17.6% chi phí lãi. Điều này đạt đƣợc nhờ chủ trƣơng kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế của chính phủ, lãi suất cơ bản giảm từ 13% vào tháng 10/2008 xuống còn 7% vào tháng 2/2009. Khiến chi phí lãi cho các khoản vay của Eximbank giảm đi đáng kể. Năm 2011 chi phí lãi cũng tăng ở mức

127 207 818 759 1,019 4,456 4,900 728 1,302 2,751 2,908 5,414 10,435 9,297 126 245 628 677 1,110 2,577 2,598 3 0 0 0 0 81 137 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thu nhập lãi tiền gửi Thu nhập lãi cho vay

cao 163% so với năm 2010 do chi phí trả lãi tiền gửi tăng cao, các ngân hàng đua nhau thƣơng lƣợng lãi suất huy động lên đến 19.5% vƣợt trần lãi suất của NHNN (14%năm). Năm 2012, chi phí lãi có sự giảm sụt khơng đáng kể so với năm 2011. Cơ cấu chi phí lãi gồm 80.6% chi lãi tiền gửi cho khách hàng, 2.78% chi lãi tiền vay, 16.5% chi trả lãi phát hành GTCG, cịn lại là chi phí hoạt động tín dụng khác.

Hình 2.8 và hình 2.9 : Cơ cấu chi phí lãi

ĐTV: tỷ đồng

N

Nguồn: BCTC của Eximbank

Thu nhập lãi thuần:

Thu nhập lãi thuần tăng đều qua các năm (2006: 62.7%, 2007: 94.7%, 2008: 92.7%, 2009: 49.6%, 2010: 45.9%, 2011: 83.9%). Riêng năm 2012 thu nhập lãi thuần đạt 4,892 tỷ đồng, giảm 7.7% so với năm 2011. Nguyên nhân là do thu nhập lãi giảm tới 3.5% trong khi chi phí lãi chỉ giảm 1.7%.

80.6% 2.78%

16.5%

0.12%

trả lãi tiền gửi trả lãi tiền vay

trả lãi phát hành GTCG chi phí hoạt động tín dụng khác - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Trả lãi tiền gửi

Trả lãi tiền vay

Trả lãi phát hành GTCG Chi phí hoạt động tín dụng khác Tổng chi phí lãi

Hình 2.10: Thu nhập lãi thuần của Eximbank ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng 216 352 685 1320 1975 2881 5297 4892 63% 95% 93% 50% 46% 84% -8% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thu nhập lãi thuần Tốc độ tăng

Nguồn: BCTC của Eximbank

2.2.1.2 Thu nhập và chi phí ngồi lãi:

Thu nhập ngoài lãi: gồm chủ yếu là thu nhập các khoản phí và dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng, các hoạt động đầu tƣ.

Bảng 2.5: Thu nhập ngoài lãi của Eximbank

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: BCTC của Eximbank

Thu nhập ngoài lãi của Eximbank cao vào năm 2006 tăng đột biến từ nguồn thu nhập từ kinh doanh chứng khoán, đây là năm đầu tiên thị trƣờng chứng khoán hoạt động sôi nổi trở lại. Giai đoạn 2006- 2008, thu nhập ngoài lãi tăng tƣơng đối cao nhờ nguồn thu nhập từ kinh doanh vàng và ngoại tệ, nhƣng năm 2009 hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối vốn là thế mạnh của Eximbank lại tăng trƣởng âm, do đó làm giảm thu nhập ngồi lãi. Giai đoạn 2010 -2012 với sự thua lỗ của hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tƣ, từ quý 2/2010 thu nhập

Chi tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Thu nhập ngoài lãi 220.3 331 572 602 781.9 948.1 467.8

từ hoạt động kinh doanh vàng khơng cịn nữa, đặc biệt năm 2012 hoạt động kinh doanh ngoại hối bị lỗ chiếm 63% tổng thu nhập ngồi lãi năm 2012, vì vậy thu nhập ngồi lãi giảm đi đáng kể.

Chi phí ngồi lãi: Chi phí ngồi lãi của Eximbank tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2009 (xấp xỉ 5 lần trong cả giai đoạn). Yếu tố đóng góp chính trong tăng trƣởng chi phí ngồi lãi là chi phí lƣơng cho nhân viên và chi phí quản lý doanh nghiệp với tốc độ tăng tƣơng đƣơng với tốc độ tăng chung của tổng chi phí ngồi lãi.

Hình 2.11: Chi phí ngồi lãi của Eximbank

ĐVT: tỷ đồng 85 172 282 458 543 1,044 1,114 17 72 126 174 231 145 191 85 110 195 275 251 714 986 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Chi phí cho nhân viên Chi phí khấu hao tài sản Chi phí hoạt động khác

Nguồn: BCTC, BCTN của Eximbank

2.2.1.3 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng:

Bảng 2.6: Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn BCTC của Eximbank

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 46.7 34.1 320.1 136.9 265.1 270.9 239.3 CPDPRR/LN trƣớc CPDPRR 11.53% 5.14% 24.83% 8.20% 10.05% 6.24% 7.80% CPDPRR/Nợ xấu 54.12% 21.12% 31.99% 19.45% 29.94% 23.55% 20.77%

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng ln đƣơc Eximbank trích lập đủ hằng năm theo quy định Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (22/4/2005), quyết định 18/2007QĐ-NHNN và quyết định 780/QĐ-NHNN. Chi phí dự phịng RRTD tăng cao nhất là năm 2008 do đây là năm có tỷ lệ nợ xấu cao nhất 4.71%. Từ năm 2009 -2012 chi phí dự phịng rủi ro tín dụng ở mức ổn định chiếm khoảng 10% lợi nhuận trƣớc chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. Đây là nguyên nhân giúp ngân hàng đạt đƣợc lợi nhuận cao.

2.2.1.4 Lợi nhuận sau thuế:

Hình 2.12: Tình hình lợi nhuận của Eximbank ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng 241 405 663 1,289 1,670 2,638 4,343 3,068 29 359 629 969 1,533 2,373 4,072 2,828 21 258 463 711 1,132 1,810 3,054 2,117 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 5,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 LN thuần trƣớc CPDPRRTD Lợi nhuận trƣớc thuế Lợi nhuận sau thuế

Nguồn BCTC, BCTN của Eximbank

Lợi nhuận trƣớc chi phí DPRRTD của Eximbank tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2008 tăng tới 95% và năm 2012 giảm 29.4% do thu nhập lãi thuần giảm, chi phí hoạt động tăng cao. Cũng trong năm 2008 chi phí DPRRTD của Eximbank tăng đột biến (838% so với năm 2007), tỷ lệ nợ xấu cao ở mức kỷ lục 4.17% do ảnh hƣởng khách quan của tình hình kinh tế cũng nhƣ khả năng quản lý tín dụng cịn yếu kém. Bất chấp những khó khăn trong giai đoạn 2008 -2009 Eximbank vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận sau thuế lần lƣợt là 53% và 59%. Điều này đạt đƣợc nhờ kết quả tốt của hoạt động đầu tƣ tài chính và kinh doanh ngoại tệ trong

năm 2008, cũng nhƣ sụt giảm của chi phí lãi trong năm 2009 nhờ vào gói kích cầu của chính phủ. Năm 2010 -2011, mặt dù vẫn cịn ảnh hƣởng của suy thối kinh tế toàn cầu nhƣng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng vẫn tăng (năm 2010: tăng 60% so với năm 2009 và năm 2011: tăng 69% so với năm 2010). Tuy nhiên trong năm 2012 lợi nhuận sau thuế của ngân hàng sụt giảm mạnh do việc phải chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp qua giảm lãi suất cho vay cũng nhƣ tăng trích lập dự phịng rủi ro xử lý nợ xấu.

Bảng 2.7: Lợi nhuận của các ngân hàng

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu VCB CTG EIB ACB STB TCB MB Năm 2011 4504.5 5816.7 3054.3 3193.9 2033.1 2844 2134 Năm 2012 4271.3 6259.8 2117.3 737.5 987.4 993.2 2269.8 Tốc độ tăng -5.2% 7.6% -30.7% -76.9% -51.4% -65.1% 6.4%

Nguồn: BCTC các ngân hàng

So sánh lợi nhuận sau thuế với các ngân hàng TMCP khác cho thấy, năm 2012 là một năm đầy khó khăn cho tồn ngành ngân hàng, chỉ có Vietinbank và MB có tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận sau thuế dƣơng, các ngân hàng TMCP khác tốc độ tăng trƣởng so với năm 2011 âm rất lớn, ít nhất là Vietcombank âm 5.2% so với năm 2011, cao nhất là ACB âm tới 76.9% so với năm 2011.

2.2.2 Đánh giá tình hình lợi nhuận ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam qua các chỉ tiêu:

2.2.2.1 Tỷ lệ lợi nhuận ròng sau thuế trên tổng tài sản: (ROA)

Hệ số ROA cho thấy khả năng sinh lợi trên một đồng tài sản của ngân hàng. Qua các năm chỉ số này tăng tƣơng đối ổn định thể hiện sự tăng trƣởng khá ổn định của lợi nhuận. Năm 2009 chỉ số ROA đạt 1.73% là cao nhất trong các năm qua là do tốc độ tăng của lợi nhuận khá cao 59.3% trong khi tốc độ tăng trƣởng của tài sản tăng khơng nhiều. Năm 2012 chỉ tiêu này có sự giảm sụt hơn so với năm 2011, và là năm chỉ số này đạt thấp nhất trong giai đoạn 2006 – 2012. Nguyên nhân ở đây là do tình hình kinh tế khó khăn, cạnh tranh giữ các ngân hàng ngày càng gay gắt, lãi suất

1.4% 1.4% 1.5% 1.7% 1.4% 1.7% 1.2% 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 R… 1.2% 1.3% 1.7% 1.1% 1.5% 1.6% 1.2% 1.0% 1.2% 1.2% 0.4% 0.7% 0.6% 1.3% 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% VCB CTG EIB ACB STB TCB MB 2012 2011

giảm mạnh khiến cho kết quả hoạt động kinh doanh bị bị sụt giảm mạnh (lợi nhuận năm 2012 của Eximbank giảm thấp, mức tăng trƣởng âm 30.7% so với năm 2011). So với các ngân hàng TMCP khác thì chỉ số ROA tƣơng đối cao, năm 2011 chỉ số này cao nhất trong các ngân hàng, cho thấy hiệu quả của một đồng vốn thu về trên tổng tài sản của Eximbank khá cao và khả năng quản trị tài sản của ngân hàng này rất có hiệu quả. Năm 2012, chỉ số này giảm ở hầu hết các ngân hàng, có ngân hàng giảm mạnh xuống dƣới 1% nhƣ ACB, STB, TCB, tuy nhiên Eximbank vẫn giữ chỉ tiêu này là 1.24% ngang bằng với CTG, MB và cao hơn VCB, điều năng càng thể hiện đƣợc năng lực quản trị của ban lãnh đạo ngân hàng vẫn mang lại ích cho ngân hàng dù tình hình kinh tế khó khắn cũng nhƣ khó khăn chung của ngành ngân hàng.

Hình 2.13: ROA của Eximbank Hình 2.14: ROA của các Ngân hang

Nguồn: BCTC của các ngân hàng

2.2.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận ròng sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Năm 2006 chỉ số ROE đạt ở mức 13.3% cho thấy cứ một đồng vốn chủ sở hữu đầu tƣ vào ngân hàng sinh ra 0.133đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này thấp trong giai đoạn 2007 -2009 điều này phản ánh đúng thực tế rằng lợi nhuận của ngân hàng trong thời kỳ này còn quá thấp trong khi vốn chủ sở hữu tăng nhanh (vốn điều lệ tăng 158% từ 2.800 tỷ đồng lên 7.220 tỷ đồng thông qua việc phát hành cho đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài SMBC và 2 quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài, trong khi lợi nhuận sau

10.42% 19.10% 13.40% 5.95% 7.36% 7.58% 17.72% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% VCB CTG EIB ACB STB TCB MB 13.3% 7.4% 5.5% 8.5% 13.4% 18.7% 13.4% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ROE 2.39% 2.23% 3.1% 3.5% 2.5% 3.1% 3.3% 0.22% -0.07% -0.1% -0.5% -0.2% -0.6% -1.2% -2% -1% 0% 1% 2% 3% 4% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 NIM NM

thuế chỉ tăng 53,4%). Tuy nhiên năm 2010 là năm đánh dấu mức đột phá của Eximbank về mức tăng trƣởng lợi nhuận (lợi nhuận tăng 59.8% so với năm 2009), vì vậy ROE cũng tăng trƣởng 57.6% so với năm 2009. Chỉ số ROE tiếp tục tăng mạnh vào cuối năm 2011 đạt 18.7%. Năm 2012 chỉ số ROE tăng trƣởng chậm lại do ảnh hƣởng của việc giảm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù vậy, chỉ số ROE của Eximbank vẫn giữ ở mức khá cao trên 10% vƣợt qua cả VCB, chỉ sau CTG, MB, trong khi các ngân hàng khác nhƣ ACB,STB, TCB chỉ số khá thấp lần lƣợt là 5.95%, 7.36%, 7.58%.

Hình 2.15: ROE của Eximbank Hình 2.16: ROE của các Ngân hàng

Nguồn: BCTC của các ngân hàng

2.2.2.3 Tỷ lệ thu nhập cận biên:

Hình 2.17: Tỷ lệ thu nhập lãi, ngịai lãi cận biên

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): Tỷ lệ lãi cận biên rịng (NIM) của Eximbank có xu hƣớng tăng từ năm 2006 đến năm 2009 (từ 2.39% lên 3.5%). Đặc biệt năm 2009, tỷ lệ NIM của Eximbank cao nhất 3.5% do việc nới lỏng chính sách tiền tệ, chính sách hỗ trợ lãi suất, thị trƣờng chứng khoán phục hồi, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn góp phần thúc đẩy tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng khiến thu nhập lãi thuần tăng mạnh. Tuy nhiên sang năm 2010, tỷ lệ NIM của Eximbank giảm xuống % do lạm phát tăng lên hai con số, cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng căng thẳng, lãi suất biến động mạnh, tăng trƣởng tín dụng khơng cịn cao nhƣ năm 2009. Năm 2011, tỷ lệ NIM lại tăng lên 3.14% do Eximbank vốn là ngân hàng hoạt động mạnh trên thị trƣởng 2 mà năm 2011 hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng 2 đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng khiến cho tỷ lệ lãi cận biên ròng tăng lên. Năm 2012 mặc dù hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, tăng trửong tín dụng chậm lại, thậm chí âm, lãi suất giảm mạnh, nợ xấu tăng cao nên đã ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng nhƣng hệ sộ NIM của Eximbnak vẫn giữ ở mức bằng với năm 2011.

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NM): Chỉ tiêu này cho thấy chi phí hoạt động của ngân hàng q lớn, vì vậy làm cho thu nhập ngồi lãi từ các khoản phí và dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng , các hoạt động đầu tƣ không bù đắp đủ. Đặc biệt năm 2012, hoạt động kinh doanh ngoại hối của Eximbank bị lỗ nhiều, do đó làm cho tỷ lệ thu nhập ngồi lãi cận biên âm 1.22%.

2.2.2.4 Tỷ lệ sinh lời hoạt động:

Bảng 2.8: Tỷ lệ sinh lời hoạt động

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ sinh lời hoạt

động 45.15% 45.58% 37.57% 43.95% 49.40% 48.90% 39.51%

Nguồn: BCTC của Eximbank

Tỷ lệ trên cho thấy chi phí hoạt động của ngân hàng khá cao, chiếm hơn 50% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, vì vậy để có tỷ lệ sinh lợi hoạt động cao đòi hỏi ngân hàng phải cắt giảm các khoản chi phí một cách hiệu quả nhƣ nâng cao chất lƣợng tín dụng để giảm chi phí dự phịng rủi ro, tiếp cận nguồn vốn rẻ để giảm chi phí lãi.

2.2.2.5 Tỷ lệ tài sản sinh lời:

Tỷ lệ tài sản sinh lời tại Eximbank chiếm tỷ lệ cao qua các năm qua cho thấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)