CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5 Phân tích cảm nhận của khách hàng về của chất lượng dịch vụ Cân điện tử
tử
Để xác định tầm quan trọng của các yếu tố đến yếu tố của Sự hài lòng, ta căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa. Nếu trị tuyệt đối của hệ số Beta chuẩn hóa nào càng lớn thì nhân tố đó ảnh hưởng càng quan trọng đối với Sự hài lịng. Xét hệ số Beta chuẩn hóa ta thấy rằng nhân tố Năng lực đáp ứng (NLDU) có tác động mạnh nhất đến Sự hài lịng vì có hệ số Beta chuẩn hóa lớn nhất = 0.35 với Sig. = 0.000. Điều này có nghĩa rằng cảm nhận về năng lực đáp ứng tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng sẽ tăng lên 0.35, do vậy khách hàng sẽ xem trọng năng lực đáp ứng nhất. Và kế đến là nhân tố mức độ đồng cảm có hệ số Beta= 0.24 và cuối cùng có tác động yếu nhất là phương tiện hữu hình có hệ số Beta= 0.202.
Dùng kiểm định One Sample T-Test so sánh giá trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Cân điện tử với giá trị điểm giữa của thang đo
(Trung hòa = 3) để đánh giá mức độ cảm nhận của các cá nhân được khảo sát. Kết quả được trình bày trong bảng dưới.
Trong đó, khách hàng đánh giá cao nhất hiện nay đó là thành phần Năng lực đáp ứng ( NLDU) được đánh giá ở mức độ là 4.0084 và nó cũng tác động lớn nhất đến sự hài lòng của khách hàng với hệ số Beta là 0.35, tiếp theo là thành phần Mức độ đồng cảm là 3.9480 với hệ số Beta 0.24 và cuối cùng là được đánh giá thấp nhất là thành phần phương tiện hữu hình là 3.9133 với hệ số Beta 0.202.
Bảng 4-9: Giá trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng
Mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn NLDU 269 4.0084 0.45538
HH 269 3.9133 0.45338
DC 269 3.9480 0.56696
Giá trị kiểm định =3
T Sig 2 đuôi Độ lệch chuẩn NLDU 36.318 0.000 1.00836
HH 33.038 0.000 0.91326
DC 27.423 0.000 0.94796
4.6 Phân tích mức độ hài lịng của khách hàng đối với dịch vụ Cân điện tử.
Dùng kiểm định T-Test so sánh giá trị trung bình của sự hài lịng của khách hàng đối với dịch vụ Cân điện tử đối với điểm giữa của thang đo (Trung hòa = 3)
để đánh giá cảm nhận của khách hàng khi đánh giá các yếu tố này. Qua kiểm định cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cân điện tử cao, với mức ý nghĩa đạt Sig=0.000. Điểm trung bình của sự hài lòng (Hailong) là 4.0084 cao hơn giá trị Đồng ý=4. Như vậy khách hàng có sự hài lòng cao đối với chất lượng dịch vụ đang sử dụng.
Bảng 4-10: Giá trị trung bình của sự hài lịng
Mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn HL 269 4.0084 0.48789
Giá trị kiểm định =3
T Sig 2 đuôi Độ lệch chuẩn HL 33.898 0.000 1.00836
4.7 Tóm tắt
Trong chương 4, nghiên cứu đã trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu, thực hiện việc kiểm định thang đo các yếu tố tạo nên sự hài lòng của khách hàng thơng qua cơng cụ Cronbach’s Anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và điều chỉnh mơ hình nghiên cứu theo kết quả EFA. Trong chương này cũng đã thực hiện việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy bội và đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố cấu thành nên sự hài lòng của khách hàng, kết quả kiểm định cho thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H4 chỉ có giả thuyết H1, H2, H3 được chấp nhận. Chương tiếp theo sẽ trình bày tóm tắt tồn bộ nghiên cứu , ý nghĩa và thực tiễn cũng như hạn chế của đề tài.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Giới thiệu 5.1 Giới thiệu
Chương 4 đã thực hiện phân tích chi tiết về các kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu. Trong chương này, đề tài sẽ trình bày hai nội dung chính: thứ nhất là tóm tắt những kết quả chính và trình bày ý nghĩa thực tiễn đạt được của nghiên cứu từ đó nêu ra những chính sách tổng hợp từ kết quả nghiên cứu và thứ hai là các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.2 Ý nghĩa và kết luận
Đây là nghiên cứu chính thức đầu tiên tại Việt Nam về tác động của chất lượng dịch vụ, cảm nhận giá cả đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Cân điện tử.
Nghiên cứu điều chỉnh thang đo Servqual của Parasuraman và các cộng sự (1988, 1991) để đo lường chất lượng dịch vụ Cân điện tử. Kết quả cho thấy với 5 thành phần nguyên gốc của thang đo Servqual gồm:
(1) Phương tiện hữu hình (Huuhinh) (2) Năng lực phục vụ (Nangluc) (3) Mức độ tin cậy (Tincay) (4) Mức độ đồng cảm (Dongcam) (5) Khả năng đáp ứng (Dapung)
Sau khi tiến hành chạy Cronbach’s Anpha, phân tích nhân tố khám phá EFA 5 thành phần trên và một thành phần về cảm nhận giá cả (Giaca) đã được rút lại thành 4 thành phần chính với 22 biến quan sát của mơ hình sau khi đã điều chỉnh bao gồm: Năng lực đáp ứng (Nldu) 8 biến quan sát, Phương tiện hữu hình (Huuhinh) 6 biến quan sát, Mức độ đồng cảm (Dongcam) 4 biến quan sát và cuối cùng là Mức độ tin cậy (Tincay) với 4 biến quan sát.
Từ kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp của mơ hình lý thuyết đối với thông tin thị trường dịch vụ Cân điện tử, tất cả đưa ra 4 giả thuyết tuy nhiên chỉ ba trong số đó được chấp nhận đó là Năng lực đáp ứng (Nldu), Phương tiện hữu hình (Huuhinh) và Mức độ đồng cảm (Dongcam) và nó cũng giúp đem lại một ý nghĩa thiết thực cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Cân điện tử trên địa bàn Thành Phố Thành Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ càng cao càng tạo nên sự hài lịng cho khách hàng, và bên cạnh đó cũng giúp các doanh nghiệp hiểu rõ các thành phần cấu tạo nên nên chất lượng dịch vụ Cân điện tử, mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ với sự hài lịng từ đó có những chiến lược phù hợp nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp và cả uy tín trên thị trường.
Nghiên cứu cho thấy rằng tại thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh giá trị trung bình về sự hài lịng của dịch Cân điện tử của khách hàng là 4.0084 điểm và nó nằm gần giá trị Đồng ý = 4 trong bảng câu hỏi khảo sát. Điều này cho thấy các doanh nghiệp cung cấp đã có sự cố gắng lớn để giúp khách hàng cảm thấy hài lịng trong những dịch vụ đó. Kết quả cũng cho thấy Năng lực đáp ứng (Nldu) là yếu tố cạnh tranh mang tính quyết định vì có hệ số tác động mạnh nhất đối với sự hài lòng, điều này cũng giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có được những thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằn nâng cao hơn nữa sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ mà họ đang sử dụng.
Kết quả nghiên cứu cũng có thể mở rộng để đo lường chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tương tự trong ngành như: dịch vụ cho thuê quả chuẩn, dịch vụ hiệu chuẩn, dịch vụ tư vấn lắp đặt....Tuy nhiên, tác giả cũng khuyến cáo rằng khi áp dụng nghiên cứu này vào các loại hình dịch vụ cụ thể ln có sự thay đổi sự điều chỉnh và bổ sung để thang đo phù hợp với đặc thù
5.3 Hàm ý các chính sách cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Như đã trình bày trong chương 4, trong mơ hình hồi quy nghiên cứu đã xác định các mức độ quan trọng của các yếu tố tác động trực tiếp đến sự hài lịng của khách hàng. Trong đó nhân tố Năng lực đáp ứng (NLDU) có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của khách hàng với hệ số Beta là 0.35, nhân tố tác động mạnh thứ hai là Mức độ đồng cảm (DC) với hệ số Beta là 0.24 và nhân tố còn lại là Phương tiện hữu hình (HH) tác động yếu nhất cùng với hệ số Beta là 0.202. Như vậy muốn nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Cân điện tử được cung ứng thì các doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau đây nhằm nâng cao chất lượng để đáp ứng mức độ hài lòng của khách hàng.
Đối với Năng lực đáp ứng (Nldu):
Các doanh nghiệp muốn nâng cao sự hài lịng của khách hàng của mình thì cần tập trung vào nâng cao năng lực đáp ứng của mình vì nó có hệ số Beta tác động mạnh nhất là 0.35. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình Mean(Nldu) = 4.0084 và giá trị này trong khoảng Đồng ý=4 đến Hoàn toàn đồng ý =5. Giá trị này có ý nghĩa nhưng khơng phải vì vậy mà các doanh nghiệp cảm thấy thõa mãn mà cần phải nâng cao năng lực đáp ứng hơn nữa, muốn vậy trước hết doanh nghiệp cần đạt được tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn quốc tế quy định những yêu cầu chung đối với năng lực của phịng thí nghiệm và hiệu chuẩn. Tiêu chuẩn này bao gồm những yêu cầu về quản lý và kỹ thuật.
Muốn được như vậy, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên đào tạo huấn luyện nhân viên của mình: nâng cao kỹ năng làm việc, đào tạo chuyên môn, khả năng hỗ trợ và trợ giúp mọi lúc mọi nơi đối với khách hàng của mình. Xây dựng, điều chỉnh và hồn thiện quy trình làm việc của doanh nghiệp để đáp ứng nhanh với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng (nhanh nhất và thuận tiện nhất). Bên
cạnh đó cần cân đối lại bảng giá dịch vụ phù hợp cho từng gói mà doanh nghiệp mình cung ứng để đảm bảo tiêu chí giá cả tương xứng với chất lượng.
Đối với phương tiện hữu hình (Huuhinh)
Đây là yếu tố thứ hai có mức tác động mạnh đối với sự hài lòng của khách hàng với hệ số Beta là 0.24 và giá tri trung bình Mean (Huuhinh) = 3.9133 giá trị nằm trong khoảng Trung hòa= 3 đến Đồng ý =4 và như ta thấy nó vẫn chưa có mức nghĩa cao. Tỷ lệ khách hàng đánh giá từ trung hịa =3 tới hồn tồn không đồng ý=1 là 2.6 % còn đánh giá từ Đồng ý =4 trở lên là 56.9 % như vậy các doanh nghiệp cần có chính sách phù hợp để trang bị phương tiện vật chất, công nghệ hiện đại. Nâng cao các yếu tố hữu hình bên ngồi từ việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại, nhiều hệ thống bán hàng, đồng phục nhân viên đẹp hay thường xuyên cải tiến công nghệ và tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới ...cần thiết phải thiết lập nhiều kênh thông tin để tiếp thu ý kiến khách hàng như: hộp thư góp ý, trang thơng tin điện tử công ty, địa chỉ Email tiếp nhận ý kiến, bộ phận hỗ trợ (call center) 24/24. Ngồi ra cịn chú ý đến các giá trị dịch vụ gia tăng vì hiện nay nhu cầu sử dụng cân điện thay dần cho cân cơ và sử dụng nhiều trong cơng nghiệp và phịng thí nghiệm cũng đang bắt đầu lớn mạnh.
Đối với Mức độ đồng cảm( Dongcam)
Yếu tố này yếu tố tác động yếu nhất đối với sự hài lòng. Tỷ lệ khách hàng đánh giá dưới điểm trung hòa =3 chiếm 10.5% và đánh giá giá trị từ Đồng ý=4 trở lên đạt 73.6%. Giá trị trung bình Mean(Dongcam) là 3.9480 và nằm sát giá trị 4 của Đồng ý.
Như vậy, các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao sự đồng cảm của dịch vụ đối với khách hàng, vì dịch vụ Cân điện tử hiện nay có rất nhiều nhà cung ứng nên các doanh nghiệp cần chú trọng đến yếu tố đồng cảm để nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nhanh chóng khắc phục
sự cố cho khách hàng cành nhanh càng tốt khi có thơng tin từ phía khách hàng. Đối với lực lượng tiếp xúc khách hàng, lực lượng này đóng vai trị quan trọng do đó các doanh nghiệp cần tập trung đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng mềm cho nhân viên của mình nhằm cải thiện nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức các các buổi gặp mặt, thực hiện các hình thức khuyến mãi hay gói hỗ trợ đặc biệt tới khách hàng.
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ Cân điện tử đến sự hài lòng của khách hàng nhưng chưa đầy đủ cịn một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự hài lịng của khách hàng như các yếu tố về: thương hiệu, hình ảnh của cơng ty cung cấp dịch vụ....mà chưa được đề cập đến trong nghiên cứu này. Và chưa nghiên cứu đến lòng trung thành của khách hàng dành cho một nhà cung cấp.
Nghiên cứu này chỉ được thực hiện đối với các khách hàng đang sử dụng Cân điện tử tại Thành Phố Thành Chí Minh, khả năng tổng quát của mơ hình nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nghiên cứu được lặp đi lặp lại trên nhiều tỉnh, thành phố khác.
Chưa khảo sát đánh giá những cảm nhận của khách hàng của khách hàng tiềm năng. Mặt khác, cũng chưa khảo sát được những nhóm khách hàng theo cùng một loại hình sản phẩm, giá dịch vụ chung, và cả những nguyên nhân khách hàng thay đổi nhà cung cấp (đối với khách hàng đã từng sử dụng qua 1 nhà cung cấp khác.)
Các vấn đề trên là phương hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Đề tài chỉ là một nghiên cứu khoa học, nó chỉ ra một cơng cụ đo lường tốt, chỉ ra các mối quan hệ và cảm nhận mang tính chung nhất về cảm nhận của
nhà quản trị và các nhà nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục phỏng vấn nhiều khách hàng tại nhiều phân khúc thị trường khác nhau nhằm đưa ra những đánh giá cụ thể hơn chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bùi Văn Trịnh và Lưu Ngọc Mai Anh (2012), “Lượng hóa các nhân tố tác
động đến sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ thông tin thống kê trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, kỷ yếu khoa học 2012:214-227.
2. Châu Thị Lệ Duyên (2007), “Nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách
nội địa đối với chất lượng dịch vụ của hệ thống khách sạn nhà hàng Thành Phố Cần Thơ” , Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TPHCM.
3. Công ty thiết bị đo lường Hoa sen vàng-Goden Lotus, “Khái niệm về Cân
điện tử”, web:http://hoasenvang.com.vn/faq/Can-dien-tu-la-gi.html.
4. Đỗ Đăng Bảo Linh (2011), “ Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo
ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên tại các trường trung cấp chuyên nghiệp :Địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh
tế TPHCM.
5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), “Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS”, NXB Hồng Đức 2008.
6. Nguyễn Phước Lân (2010), “Đo lường mức độ hài lòng của học viên tại
trung tâm ngoại ngữ Đại học quốc gia TPHCM”, Luận văn thạc sỹ kinh
tế, Đại học kinh tế TPHCM.
7. Nguyễn Thị Mai Trang (2006), “ Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn và lòng
trung thành của khách hàng siêu thị tại TPHCM”, Tạp chí phát triển
KH&CN , tập 9, số 10-2006.
8. Phạm Lê Hồng Nhung, Đinh Công Thành, Phạm Thị Thảo và Lê Thị Hồng Vân (2012), “ Áp dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính trong kiểm định mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ siêu thị tại Thành Phố Cần Thơ”, kỷ yếu khoa
9. Phan Thị Ngọc Hiếu (2010), “ Đo lường chất lượng dịch vụ trực tuyến tác
động đến sự thõa mãn của khách hàng mua vé máy bay qua trang Web của Vietnam Airlines”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TPHCM.
10. Tăng Thị Lưu (2011), “ Nghiên cứu sự hài lòng của bệnh nhân đối với Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
11. Võ Nguyên Khanh (2011), “Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với
dịch vụ hành chính cơng khi ứng dụng tiêu chuẩn ISO tại ủy ban nhân dân quận 1 TPHCM”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TPHCM.
12. Vũ Văn Đông (2012), “Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của du khách khi đến du lịch ở Bà Rịa-Vũng tàu”, Tạp chí phát triển và