Phương pháp đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp IPO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành quả hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi IPO tại việt nam (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG II : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp IPO

Trong các nghiên cứu trƣớc đây, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) là tỷ lệ đƣợc sử dụng để đo lƣờng thành quả của các doanh nghiệp IPO (trong nghiên cứu của Jain & Kini (1994); Mikkelson và cộng sự (1997), Wang (2005); Balatbat và cộng sự (2004).

Chỉ số này dùng để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp trong việc dụng tài sản để tạo ra thu nhập. Một tỷ số cao hơn sau khi IPO đƣợc xem nhƣ là một dấu hiệu của thành quả doanh nghiệp tốt hơn và ngƣợc lại. Tỷ số ROA đƣợc tính theo công thức sau:

21

ROA = (Lợi nhuận sau khấu hao, lãi suất và thuế/Tổng tài sản) x 100 (1) Tỷ số thứ hai đƣợc sử dụng đó là lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS), hoặc tỷ suất lợi nhuận. Cũng đã có tranh luận rằng, ROS thì tốt hơn để đo lƣờng lợi nhuận, bởi vì các doanh nghiệp IPO cho thấy sự gia tăng lớn trong tài sản nhƣng không tăng ngay lập tức trong thu nhập. Vì vậy, lợi nhuận của các doanh nghiệp IPO nên đƣợc đo lƣờng liên quan đến doanh thu thuần. Trong nghiên cứu này, cả hai đều đƣợc sử dụng để đo thành quả doanh nghiệp. ROS đƣợc tính theo cơng thức sau:

ROS = (Lợi nhuận sau khấu hao, lãi vay và thuế / Tổng doanh thu) x 100 (2) Ngồi ra, hệ số vịng quay tài sản (AT) (tỷ lệ doanh thu trên tài sản) cũng đƣợc sử dụng để đo lƣờng thành quả của doanh nghiệp. Hệ số vòng quay tài sản là một tỷ lệ quan trọng đƣợc sử dụng để phân tích việc tài sản đƣợc sử dụng nhƣ thế nào để tạo ra doanh thu. Nó chỉ mang tính tỷ lệ trong các cơng ty tăng lên trong doanh thu liên quan đến tăng lên trong tài sản. Hệ số vịng quay tài sản đƣợc tính nhƣ sau:

AT = (Doanh thu thuần/Tổng tài sản) x 100 (3)

Bài nghiên cứu này thực hiện các cặp phƣơng pháp tiếp cận phù hợp bằng cách so sánh hiệu quả của các doanh nghiệp IPO trƣớc và sau khi IPO. Các tác giả trƣớc đây cũng sử dụng phƣơng pháp này một cách rộng rãi. Nó đƣợc gọi là phƣơng pháp MNR trong các nghiên cứu cá nhân bởi vì Megginson, Nash và Randenborgh đã là những ngƣời đầu tiên sử dụng phƣơng pháp này vào năm 1994. Phƣơng pháp tƣơng tự cũng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu IPO bằng cách áp dụng một sự so sánh thành quả trƣớc và sau khi IPO. Các cặp phƣơng pháp tiếp cận phù hợp so sánh sự thay đổi trong thành quả doanh nghiệp giữa hai thời kỳ, trƣớc và sau khi phát hành, để vẽ nên kết luận về sự khác nhau trong thành quả hoạt động. Nếu thành quả trong thời kỳ sau IPO tốt hơn, sau đó rất thích hợp để kết luận rằng, IPO đã cải thiện thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu thời kỳ sau khi IPO tệ hơn, tức là có thể, việc IPO đã có tác động tiêu cực tới thành quả của các doanh nghiệp. Dựa trên các nghiên cứu trƣớc đây, thời gian trong bài nghiên cứu này (2006 – 2012) đƣợc chia thành 3 giai đoạn cho mỗi IPO.

22

Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn trƣớc khi IPO, đƣợc gọi là “- years”, là thời gian trƣớc khi doanh nghiệp niêm yết. Ví dụ, một doanh nghiệp đƣợc niêm yết vào năm 2008, thời kỳ trƣớc IPO sẽ là 2006, 2007, tƣơng ứng với -1, -2. Giai đoạn thứ hai là năm tiến hành IPO, đƣợc đánh dấu là năm “Y0”. Đây là năm khi sự kiện IPO xảy ra. Trong ví dụ trƣớc, 2008 là năm tiến hành IPO, vậy, 2008 là “Y0”. Cuối cùng, giai đoạn thứ ba, là giai đoạn sau khi IPO, đƣợc gọi là “+years”, là những năm sau khi công ty đƣợc niêm yết trên sàn. Ví dụ, 2008 là năm niêm yết, vậy năm 2009, 2010, 2011, 2012 đƣợc gọi là thời kỳ sau khi IPO, và tƣơng ứng +1, +2, +3, +4.

Quan trọng là, khơng có sự thống nhất nào về việc phân chia khung thời gian nhƣ thế nào và bao nhiêu năm trƣớc và sau khi IPO. Các tác giả sử dụng các tiêu chí khác nhau dựa trên các mục tiêu, dữ liệu có sẵn và tình huống cụ thể. Ví dụ, Jain and Kini (1994) so sánh Y-1 (năm cơ sở để so sánh) với từng 5 năm sau khi IPO, bao gồm Y0 Wang (2005) chia mốc thời gian khác bằng cách so sánh Y-1 với Y+1, và lại so sánh trung bình (-3, -2, -1) với (+3, +2, +1).

Năm tiến hành IPO hay năm Y0 sẽ bị loại trừ khỏi so sánh vì có sự sở hữu hỗn hợp. Sự thay đổi trong mỗi biến giữa hai thời kỳ và giữa từng doanh nghiệp sẽ đƣợc xem xét bằng cách sử dụng những thay đổi trung vị. Jain và Kini (1994) đề xuất rằng, thành quả hoạt động có thể bị sai lệch và giá trị trung vị đặc biệt nhạy cảm với những giá trị ngoại lai, việc sử dụng giá trị trung bình thì tốt hơn cho vị trí trung tâm. Phân tích sẽ đƣợc dựa trên các dữ liệu thơ vì số lƣợng giới hạn của các công ty niêm yết. Bƣớc cuối cùng trong phân tích là để kiểm định bất kỳ sự thay đổi có ý nghĩa nào. Kiểm định thứ hạn Wilcoxon cho sự khác biệt trung bình đƣợc sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa thời kỳ trƣớc và sau khi IPO là khác nhau đáng kể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành quả hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi IPO tại việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)