Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành quả hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi IPO tại việt nam (Trang 39 - 44)

CHƢƠNG III : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả thực nghiệm

3.2.1. Sự thay đổi trong thành quả hoạt động của các doanh nghiệp IPO tại Việt Nam

Trong bảng 3.2 chỉ ra sự thay đổi của thành quả hoạt động đƣợc đo bằng ROA và ROS trong giai đoạn trƣớc và sau khi IPO, đƣợc chia làm 3 giai đoạn nhỏ. Bảng 3.2A mô tả sự thay đổi giữa thời điểm 1 năm trƣớc khi IPO và 1 năm sau khi IPO. Trong bảng này có thể thấy đƣợc sự sụt giảm trong lợi nhuận giữa thời điểm trƣớc và sau khi IPO. Trong khi đó tổng tài sản lại tăng, điều này làm cho ROA của năm Y+1 thấp hơn so với năm Y-1. Mức sụt giảm trung bình là 27%. Trong khi đó, doanh thu cũng bị sụt giảm và mức giảm có thể lớn hơn so với sự sụt giảm lợi nhuận. Điều này dẫn tới việc ROS trung bình tăng 14%, và tỷ lệ doanh thu trên tài sản, vì thế cũng bị sụt giảm 23%. Sở dĩ mức giảm lớn là do tài sản lại tăng lên quá nhiều trong khi doanh thu thì bị giảm sút. Trong khi đó ở các nƣớc Ả Rập, ROA trung bình giảm tới 43% và ROS cũng bị sụt giảm từ 23% xuống chỉ còn 11% (tƣơng ứng với mức giảm là 52%).

Kết quả ở Việt Nam tƣơng tự nhƣ ở thị trƣờng Trung Quốc trong nghiên cứu của Wang (2005), mức giảm của ROA giữa năm Y-1 và năm Y+1 theo báo cáo là 20,9%, tuy nhiên lại thấp hơn mức giảm ở Thái Lan trong nghiên cứu của Kim và cộng sự (2004). Ở Thái Lan, mức giảm này là 44,12%, tƣơng đƣơng với mức giảm của các nƣớc Ả Rập. Mặc dù vậy, ROS trung bình ở các thị trƣờng này đều giảm, trong khi đó, ở Việt Nam thì giá trị ROS lại tăng.

Bảng 3.2B là kết quả so sánh sự thay đổi từ thời điểm 1 năm trƣớc khi IPO (Y-1) và 2 năm sau khi IPO (Y+2). Tƣơng tự nhƣ trong bảng 2A, cũng có sự sụt giảm trong ROA và S/A, ROS vẫn tăng, trong đó, ROA giảm 18%, S/A giảm 34% và ROS tăng 29%. Bảng 4.2C đƣa ra so sánh giữa trung bình lợi nhuận của những năm trƣớc và sau khi IPO. Và cũng tƣơng tự nhƣ khi so sánh ở các thời điểm trƣớc trong bảng 4.2A và 4.2B, kết quả cũng chỉ ra cho thấy, có sự sụt giảm trong ROA và S/A ở các năm sau khi IPO, trong khi tỷ lệ ROS lại tăng. Nhìn chung, có thể kết luận đƣợc rằng, thành quả hoạt động của các doanh nghiệp IPO tại Việt Nam sau khi tiến hành IPO thì thấp hơn so với thời kỳ trƣớc khi IPO.

33

Bảng 3.2: Sự thay đổi trong thành quả hoạt động của các doanh nghiệp IPO tại Việt Nam

*, **, *** có ý nghĩa tại mức 10%, 5% và 1%

Bảng 4.2A: So sánh lợi nhuận giữa năm Y-1 và năm Y+1

Variables N Mean Before Mean After Mean

change Median before Median After Median change t- Statisstic

Return on assets (ROA) 23 0,11 0,08 -0,03 0,08 0,08 -0,004 1,25*

Return on Sale (ROS) 23 0,14 0,16 0,02 0,07 0,09 0,02 2,98***

Sales to asset (S/A) 23 1,62 1,25 -0,37 0,81 0,60 -0,21 1,60*

Bảng 3.2B: So sánh lợi nhuận giữa năm Y-1 và năm Y+2

Variables N Mean Before Mean After Mean

change Median before Median After Median change t- Statisstic

Return on assets (ROA) 23 0,11 0,09 -0,02 0,08 0,08 0,001 0,71

Return on Sale (ROS) 23 0,14 0,18 0,04 0,07 0,14 0,08 0,56

Sales to asset (S/A) 23 1,62 1,07 -0,55 0,81 0,58 -0,23 1,11

Bảng 3.2C: So sánh lợi nhuận giữa trung bình Y- và trung bình Y+

Variables N Mean Before Mean After Mean

change Median before Median After Median change t- Statisstic

Return on assets (ROA) 23 0,12 0,08 -0,04 0,09 0,07 -0,02 1,26*

Return on Sale (ROS) 23 0,14 0,14 0,002 0,07 0,11 0,05 0,07

34

3.2.2. Mơ hình hồi quy dữ liệu bảng của sự thay đổi thành quả IPO qua thời gian

Bảng 3.3 chỉ ra kết quả về mối tƣơng quan giữa thành quả hoạt động IPO với các biến độc lập. Kết quả dựa trên bảng dử liệu của 155 quan sát của 23 doanh nghiệp IPO tại Việt Nam từ năm 2006 đến 2012. Biến phụ thuộc là ROA. Các độc lập đƣợc đƣa ra xem xét ở đây gồm có:

- IPO: biến giả, nhận giá trị bằng 0 tại năm trƣớc khi IPO và nhận giá trị bằng 1

tại từ năm bắt đầu IPO

- GFC: biến giả, là biến thể hiện cho yếu tố khủng hoảng tài chính thế giới, có giá

trị bằng 1 vào năm 2007, 2008 và bằng 0 cho các năm còn lại

- Sale: biến doanh thu, là giá trị logarit tự nhiên của doanh thu doanh nghiệp qua

thời gian.

- Age: là chiều dài lịch sử hoạt động của doanh nghiệp

- TDR: đƣợc tính bằng tỷ lệ của tổng nợ chia cho tổng tài sản

- Capital Expenditures: chi tiêu vốn, là giá trị logarit tự nhiên của dòng tiền

doanh nghiệp chi ra để mua sắm hoặc nâng cấp tài sản

Khi thực hiện hồi quy đơn biến, kết quả đã chỉ ra rằng, tác động của biến giả IPO đến biến phụ thuộc ROA là có ý nghĩa, và có mối tƣơng quan âm với ROA. Trong trƣờng hợp này, sự kiện IPO cũng thể hiện sự thay đổi trong cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp. Vì dữ liệu về sự thay đổi trong cấu trúc sở hữu qua các năm khơng có sẵn, do đó, tính tốn tác động của sự thay đổi hàng năm là không thể. Tuy nhiên, sử dụng biến IPO nhƣ là một biến giả trong mơ hình cũng đã thể hiện đƣợc sự thay đổi trong cơ cấu sở hữu khi sự kiện IPO xảy ra.

Trong mơ hình hồi quy đa biến, với giá trị R-square = 0,4032 cho thấy, 40,32% sự thay đổi của biến phụ thuộc ROA đƣợc giải thích bởi các biến độc lập đƣợc đƣa ra trong mơ hình này. Một lần nữa có thể nhìn thấy, biến IPO cũng có mối tƣơng quan âm với ROA với mức ý nghĩa cao, cho thấy sự thay đổi trong cấu trúc doanh nghiệp sẽ có tác động ngƣợc chiều tới thành quả hoạt động của doanh nghiệp.

35

Biến Sales cũng có tác động cùng chiều đối với sự thay đổi của ROA, tuy nhiên, tác động này lại khơng có ý nghĩa. Biến Age có mối tƣơng quan dƣơng với sự thay đổi của ROA qua thời gian, tƣơng tự nhƣ trong kết quả nghiên cứu của Mikkelson và cộng sự (1997) và Balatbat và cộng sự (2004), cũng đã chỉ ra một tác động cùng chiều giữa tuổi của doanh nghiệp và thành quả hoạt động. Điều này cũng cho thấy rằng, khi tuổi của doanh nghiệp tăng lên thì thành quả hoạt động qua thời gian của doanh nghiệp cũng tăng lên. Ngoài ra, kết quả kiểm định cũng cho thấy rằng, các doanh nghiệp IPO có tỷ lệ nợ tăng lên thì sẽ có thành quả hoạt động kém hơn qua các năm. Khơng có mối liên hệ có ý nghĩa nào đƣợc tìm thấy giữa sự thay đổi trong chi tiêu vốn (Captital Expenditures) qua các năm và thành quả hoạt động.

36

Bảng 3.3: Kiểm định mối tƣơng quan giữa các biến đến sự thay đổi của thành quả hoạt động qua thời gian

Bảng này chỉ ra mối quan hệ giữa thành quả IPO và nhiều biến qua thời gian. Dữ liệu dựa trên 155 quan sát của 23 doanh nghiệp IPO tại Việt Nam từ năm 2006 – 2012. Biến phụ thuộc là thành quả hoạt động, đƣợc đo bằng ROA. Biến phụ thuộc gồm có: biến giả IPO, nhận giá trị bằng 0 tại thời điểm trƣớc khi IPO và bằng 1 cho các năm bắt đầu từ lúc IPO; biến giả GRC, nhận giá trị bằng 1 vào năm 2007, 2008 và bằng 0 cho các năm còn lại, biến Sale là giá trị logarit tự nhiên của doanh thu doanh nghiệp qua thời gian; biến Age là chiều dài lịch sử hoạt động của doanh nghiệp; biến TDR đƣợc tính bằng tỷ lệ của tổng nợ chia cho tổng tài sản

Mơ hình kiểm định:

Firm performanceit = β0 + β1 IPOit + β2 GFCit +β3 log(Sale)it + β4 Ageit + β5 TDRit + β6 log(CE)it + Єit

Tóm tắt kết quả hồi quy đa biến và hồi quy đơn biến

Biến Hồi quy đơn biến Hồi quy đa biến

R2 Coef t-Sat Coef t-Sat

IPO 0.0390 0.1231 -2.49** -0.0730 -5.00*** GFC 0.0056 0.0133 0.92 0.0257 2.21** Sales 0.0146 0.0024 1.5 0.0010 0.59 Age 0.0001 0.0001 0.14 0.0016 2.13** TDR 0.2795 -0.2210 -7.7*** -0.2509 -0.25*** Capital Expenditures 0.0006 0.0000 -0.31 0.0000 -1.15

37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành quả hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi IPO tại việt nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)