Kết luận và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành quả hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi IPO tại việt nam (Trang 48 - 50)

CHƢƠNG III : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Kết luận và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai

Trong bài nghiên cứu này, thành quả hoạt động của 23 doanh nghiệp IPO tại Việt Nam trong giai đoạn năm 2006 – 2012 đƣợc đƣa vào nghiên cứu. Các kết quả chỉ ra rằng, thành quả hoạt động của doanh nghiệp có chiều hƣớng xấu đi khi thực hiện IPO (cụ thể là ROA). ROA trung bình tại thời điểm 1 năm sau khi IPO đã sụt giảm 27% so với thời điểm 1 năm trƣớc khi IPO. Dựa trên 155 quan sát qua các thời kỳ, bài nghiên cứu cũng đã đƣa ra đƣợc các yếu tố tác động một cách có ý nghĩa lên sự sụt giảm này.

Bài nghiên cứu chỉ đƣa ra tác động của từng yếu tố riêng lẻ lên sự thay đổi trong thành quả hoạt động. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, có một số yếu tố cần phải đƣợc kết hợp để giải thích sự suy giảm này. Theo nhƣ số liệu thu thập đƣợc, doanh thu và chi tiêu vốn của các doanh nghiệp vẫn tăng sau khi tiến hành IPO, tuy nhiên, mức tăng này có thể chƣa bằng so với thời kỳ trƣớc khi IPO. Phát hiện này có thể giải thích là do hiện tƣợng “làm đẹp báo cáo tài chính” (windown dressing) hay do thời điểm phát hành. Do vậy, các số liệu trong thời kỳ trƣớc khi IPO đã tốt hơn so với thực tế vốn có của nó. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chƣa tìm thấy bằng chứng về sự tác động này.

Ngoài ra, bài nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa cấu trúc sở hữu và sự thay đổi trong thành quả hoạt động của doanh nghiệp IPO. Các doanh nghiệp có số lƣợng cổ phần đƣợc nắm giữ bởi các chủ sở hữu ban đầu càng cao thì thành quả hoạt động càng bị giảm sút. Giải thích cho kết quả này đó là do chi phí đại diện ở các doanh nghiệp này sẽ cao hơn, do đó, các chủ sở hữu sẽ vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hƣởng tới doanh nghiệp. Điều này dẫn tới việc thành quả hoạt động doanh nghiệp giảm sút là do mâu thuẫn đại diện tăng lên. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng, các doanh nghiệp IPO có quy mơ lớn sẽ có thành quả tốt hơn so với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ hơn, trong khi đó, yếu tố tuổi của doanh nghiệp lại khơng ảnh hƣởng quan trọng tới sự thay đổi này.

Tóm lại, sự sụt giảm trong thành quả hoạt động của các doanh nghiệp sau khi IPO là do sự tác động của nhiều yếu tố kết hợp, khơng có một yếu tố nào hay một lý thuyết đơn lẻ nào có thể giải thích cho sự sụt giảm này. Trong bài nghiên cứu cũng đã đề cập

42

tới thuyết thiếu hụt cơ hội (the lack of oppoturnities theory) và sự ảnh hƣởng của nó tới sự sụt giảm trong thành quả doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trƣớc khi IPO có thể sử dụng các thủ thuật để làm đẹp báo cáo tài chính (window - dressing) để làm cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp trở nên tốt hơn nhằm hấp dẫn nhà đầu tƣ. Hoặc doanh nghiệp cũng đã lựa chọn thời điểm phát hành là thời điểm tốt nhất của doanh nghiệp. Do vậy, sau khi IPO, doanh nghiệp đã không thể giữ các mức tăng trƣởng tốt nhƣ trƣớc đó.

Cuối cùng, là một số hạn chế của đề tài. Hạn chế trong số liệu của các doanh nghiệp IPO ở Việt Nam do khơng thể tìm đƣợc dữ liệu trƣớc và sau khi doanh nghiệp tiến hành IPO, cũng nhƣ thông tin về kết quả IPO của doanh nghiệp, do đó, số liệu cịn ít, chƣa bao qt đƣợc hết toàn cảnh thị trƣờng IPO tại Việt Nam. Do vậy, trong các nghiên cứu sau, nếu có thể mở rộng tập dữ liệu này, kết quả sẽ có tính đại diện hơn. Hạn chế thứ hai đó là số liệu về cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp chƣa đủ qua các năm, do đó, phải sử dụng biến giả trong mơ hình. Chƣa thể kiểm định đƣợc các mức độ khác nhau của biến ownership để đƣa ra các mối quan hệ tuyến tính và phi tuyến tính nhƣ trong bài nghiên cứu ở Thái Lan. Do vậy, hƣớng nghiên cứu trong các bài nghiên cứu tiếp theo đó là nghiên cứu sâu hơn về sự ảnh hƣởng của thuyết thiếu hụt cơ hội cũng nhƣ về mối quan hệ tuyến tính và phi tuyến tính giữa cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp và thành quả hoạt động.

43

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành quả hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi IPO tại việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)