Giá trị đánh bắt thủy sản (ĐBTS)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi phí và lợi ích của việc phục hồi rừng ngập mặn tại đàm thị nại tỉnh bình định (Trang 28 - 31)

Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Đánh giá các giá trị kinh tế của rừng ngập mặn tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định

4.1.1.2. Giá trị đánh bắt thủy sản (ĐBTS)

Hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu là hoạt động khá phức tạp, mỗi hộ dân ở đây cùng lúc sử dụng nhiều ngư lưới cụ khác nhau như: lưới lồng, lưới 3 màng,..Đối tượng đánh bắt được cũng rất đa dạng gồm nhiều loại khác nhau chủ yếu là tơm, cua, và cá các loại.

Vì thế ước tính sản lượng và thu nhập của các hộ đánh bắt, tác giả tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình. Nội dung khảo sát tập trung vào kết quả đánh bắt, số ngày đánh bắt, giá bán sản phẩm, từ đó xác định doanh số hay thu nhập trung bình trong 1 năm của các hộ đánh bắt thủy

sản. Trên cơ sở điều tra 61 hộ đánh bắt thủy sản ở 3 xã/phường thuộc địa bàn nghiên cứu, kết quả điều tra được phản ánh ở bảng dưới đây.

Bảng 4.3 Giá trị đánh bắt thủy sản bình quân trên hộ

TT

Đối tượng đánh bắt Sản lượng

(kg/ngày) Giá bán BQ (VND/kg) Số ngày đánh bắt/năm (ngày) Thu nhập BQ (tr VND/năm) 1 Tôm 0,48 73.000 174 6,09 2 Cua 0,84 67.000 166 9,34 3 Cá các loại 1,03 39.000 221 8,87 4 Khác - - - 2,64 Cộng 26,94

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2012

Ngoài các đối tượng chính mà đa số các hộ đánh bắt chuyên thường khai thác như tơm, cua, cá, các hộ cịn đánh bắt một số đối tượng khác như hàu, trùn biển,... tùy thuộc vào thời vụ. Với các đối tượng này luận văn không thống kê sản lượng mà chỉ thống kê thu nhập trung bình trong năm trên 1 hộ gia đình có được từ các đối tượng này.

Lưu ý về số ngày đánh bắt trong năm, có thể trong cùng 1 ngày các hộ có thể đánh bắt cùng lúc nhiều loại khác nhau nên tổng số ngày đánh bắt ở đây sẽ lớn hơn số ngày mà hộ thực tế đánh bắt trong năm.

Như vậy, tổng thu nhập trung bình năm của 1 hộ chuyên đánh bắt trên các bãi triều quanh khu vực RNM đầm Thị Nại là 26,94 triệu đồng năm. Chi phí hoạt động đánh bắt thủy sản được mơ tả qua bảng sau:

Bảng 4.4 Chi phí hoạt động đánh bắt thuỷ sản bình quân trên hộ

Chỉ tiêu Tổng số

(triệu VND/năm)

Cơ cấu (%)

- Khấu hao thuyền 0,17 0,70 - Chi phí mua sắm ngư lưới cụ 0,43 1,85 - Chi phí nhiên liệu 5,13 22,08 - Chi phí cơng lao động 17,50 75,37

Tổng chi phí 23,23 100

Chi phí lao động chủ yếu là cơng lao động gia đình (trong 61 hộ điều tra khơng có hộ nào thuê lao động bên ngồi). Chi phí lao động gia đình được tính bằng số ngày cơng trung bình mà hộ tham gia đánh bắt nhân với giá ngày cơng lao động trung bình ở địa phương.

Kết quả điều tra cho thấy, giá ngày cơng lao động gia đình dao động trong khoảng từ 50 đến 140 ngàn VND/ngày công, trong luận văn tác giả lấy mức trung bình là 70 ngàn VND/ngày. Số ngày trung bình mỗi hộ gia đình thực hiện việc đánh bắt trung bình là 250 ngày, chi phí cơng lao động gia đình trung bình tính được là: 250*70 ngàn VND/ngày = 17,50 triệu VND/năm.

Qua thống kê các khoản mục chi phí, chúng ta thấy rằng chi phí lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 75,37% tổng chi phí), chi phí nhiên liệu (chiếm 22,08%), chi phí mua sắm ngư lưới cụ (1,85%), và chiếm tỷ lệ thấp nhất là chi phí khấu hao thuyền (chiếm 0,7%).

Lợi nhuận bình quân của hộ đánh bắt thủy sản được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.5 Lợi nhuận bình quân hộ đánh bắt trên năm

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2012

Hiện nay số hộ đánh bắt chuyên trên các bãi triều đầm Thị Nại ở 3 xã/ phường nghiên cứu là 798 hộ. Vậy tổng lợi ích rịng (giá trị kinh tế rịng) tính được: 3,71*798 = 2.960,58 (triệu VND).

Mục tiêu của luận văn là ước tính giá trị kinh tế trên một đơn vị hecta mặt nước ở khu vực nghiên cứu, vì vậy cần chuyển đổi giá trị đánh bắt trên hộ sang giá trị đánh bắt trên một đơn vị diện tích. Để làm được việc này, cần phải ước lượng diện tích đánh bắt trên địa bàn 3 phường/xã nghiên cứu. Qua tìm hiểu tại địa bàn nghiên cứu tác giả được biết hoạt động đánh bắt chỉ thường tập trung ở các bãi triều nơi tập trung nhiều thủy sản vì thế trong tính tốn thay vì sử dụng diện tích mặt nước nói chung của 3 phường/xã, luận văn sử dụng diện tích mặt nước bãi triều để tính tốn giá trị kinh tế trên 1 ha mặt nước. Theo ước tính, diện tích mặt

STT Khoản mục Giá trị

(triệu VND)

1 Thu nhập bình quân hộ 26,94

2 Chi phí bình qn hộ 23,23

nước bãi triều của các phường/xã ở địa bàn nghiên cứu là Phước Thuận: 50 ha, Phước Sơn: 200 ha, và Nhơn Bình: 100 ha. Như vậy tổng diện tích mặt nước bãi triều ước tính của 3 xã/phường vào khoảng 350ha. Giá trị kinh tế từ đánh bắt thủy sản/ha ước tính: 2.960,58/350 = 8,458 triệu VND/ha/năm.

Một thực tế hiện nay việc đánh bắt thủy sản ở địa bàn nghiên cứu là rất phức tạp, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc xác định lợi ích mang lại từ các hộ đánh bắt chuyên, thực tế lực lượng đánh bắt không chuyên tham gia đánh bắt rất đông đảo (người dân địa phương tham gia đánh bắt vào lúc nông nhàn). Tuy nhiên, để xác định được thu nhập và lợi ích kinh tế từ đối tượng đánh bắt không chuyên là việc làm phức tạp. Khơng tính đến giá trị đánh bắt của các hộ không chuyên sẽ cho một ước lượng thận trọng về kết quả tính tốn. Hạn chế thứ 2 trong việc xác định giá trị đánh bắt trên đơn vị diện tích là tính di động của thủy sản cũng như tính di động của người đánh bắt nên việc xác định chính xác giá trị đánh bắt trên đơn vị diện tích là cơng việc tương đối khó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chi phí và lợi ích của việc phục hồi rừng ngập mặn tại đàm thị nại tỉnh bình định (Trang 28 - 31)