Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Phân tích lợi ích chi phí của việc phục hồi và bảo tồn rừng ngập mặn tại đầm Thị
Nại – tỉnh Bình Định
4.2.1. Chi phí và lợi ích dự án khơi phục 150 ha rừng ngập mặn
Việc khôi phục rừng ngập mặn được tiến hành trên diện tích 150ha rừng ngập mặn ở đầm Thị Nại và được tài trợ bởi dự án với tổng chi phí đầu tư 850.000 USD. Thời gian cần để hoàn thành việc trồng rừng ngập mặn cho 150 ha trên đầm Thị Nại được ước tính trong 4 năm. Từ năm thứ 5 đến hết năm thứ 22 thì chi phí khơi phục bằng 0.
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây, theo kết quả điều tra và thảo luận với các nhà làm chính sách ở địa bàn nghiên cứu, vòng đời của rừng ngập mặn là 22 năm tính từ thời điểm sau khi trồng. Do vậy trong luận văn của mình, tác giả sử dụng 22 năm làm thời gian để đánh giá lợi ích và chi phí của dự án khơi phục rừng ngập mặn.
Tổng chi phí dự án trên 150 ha rừng ngập mặn được quy đổi tương đương với 17.697.000.000 VND (tỷ giá 1USD = 20.820 VND), do vậy chi phí trồng tính trên 1ha rừng ngập mặn: 17.697.000.000/150 = 117.980.000 (VND/ha). Trong thời gian trồng rừng ngập mặn, chi phí bảo vệ rừng ngập mặn được cố định ở mức 200.000 VND/ha/năm, kể từ năm thứ 5 đến năm thứ 22 kết thúc vòng đời dự án chi phí bảo vệ rừng ngập mặn giảm xuống cịn 150.000 VND/ha/năm, điều này là hợp lý vì trong thời gian trồng rừng, địi hỏi cơng lao động chăm sóc rừng non nhiều hơn, nên chi phí cho chăm sóc và bảo vệ trong thời gian 4 năm đầu tiên trồng rừng cao hơn so với sau khi cây RNM đã trưởng thành.
Tổng chi phí dự án khôi phục rừng ngập mặn trong thời gian 22 năm được mô tả ở bảng 1.2 - phụ lục 01.
Tổng chi phí dự án khơi phục 150 ha rừng ngập mặn bao gồm 117.980.000 (VND/ha) nhằm trồng 150 ha rừng ngập mặn trong thời gian 4 năm và 3.500.000 (VND/ha) để duy trì và bảo vệ rừng ngập mặn trong thời gian 22 năm. Tổng chi phí khôi phục rừng ngập mặn là 121.480.000 (VND/ha).
Theo khảo sát ở địa bàn nghiên cứu, trong thời gian 4 năm đầu tiên trồng rừng ngập mặn thì trong năm đầu tiên rừng ngập mặn chỉ phát sinh 10% lợi ích, kể từ năm thứ 2 RNM phát sinh lợi ích và đạt 25% tổng lợi ích, năm thứ 3 đạt 50% tổng lợi ích, năm thứ 4 đạt 75% tổng lợi ích, và đạt 100% từ năm thứ 5 đến khi kết thúc chu kỳ của rừng ngập mặn là năm thứ 22. Lợi ích dự án khơi phục 150 ha rừng ngập mặn được mô tả qua bảng dưới với giả định rằng lợi ích của dự án mang lại cho người dân và cộng đồng địa phương là không đổi từ năm thứ 5 năm thứ 22.
4.2.2. Phân tích lợi ích – chi phí của các phương án sử dụng đất nước tại đầm Thị Nại – tỉnh Bình Định tỉnh Bình Định
Nhằm so sánh giữa phương án phục hồi rừng ngập mặn với phương án sử dụng ĐNN hiện trạng, từ đó làm cơ sở để đánh giá, lựa chọn phương án tối ưu và đưa ra khuyến nghị chính sách cho chính quyền, luận văn tiến hành phân tích lợi ích – chi phí việc phục hồi rừng ngập mặn và so sánh với phương án cơ sở: 150 ha diện tích mặt nước được sử dụng cho mục đích NTTS và ĐBTS.
Trong phân tích lợi ích – chi phí các phương án thay thế tác giả giả định rằng nguy cơ dịch bệnh, biến đổi khí hậu và ơ nhiễm mơi trường khơng ảnh hưởng đến lợi ích cũng như chi phí của các phương án. Thực tế nếu rủi ro đó xảy ra thì chi phí của việc NTTS và ĐBTS sẽ tăng lên và lợi ích sẽ giảm xuống một cách đáng kể, tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả bỏ quan sự tác động của các yếu tố đó lên hoạt động NTTS và ĐBTS.
Phương án 1: Phương án cơ sở
Hiện nay diện tích mặt nước ở đầm Thị Nại được sử dụng chủ yếu cho mục đích NTTS và ĐBTS. Các chỉ tiêu của hoạt động NTTS và ĐBTS đã được tính ở mục 4.1.1.1 và 4.1.1.2 nên trong phần phân tích lợi ích – chi phí của phương án hiện trạng, tác giả lấy lợi ích của phương án cơ sở bằng tổng doanh thu của 2 hoạt động NTTS và ĐBTS và giả định rằng lợi ích của 2 hoạt động này khơng đổi trong 22 năm phân tích.
Hiện nay, 150 ha diện tích mặt nước được sử dụng cho 2 hoạt động NTTS và ĐBTS, trong đó 50 ha diện tích được sử dụng cho mục đích NTTS và 100 ha diện tích cịn lại được sử dụng cho mục đích ĐBTS
Lợi ích của hoạt động NTTS và ĐBTS được mô tả qua bảng 1.3 – phụ lục 01. Với suất chiết khấu được sử dụng là 10%, NPV phương án hiện trạng tính được là: 9.275.903.830 (VND) Như vậy nếu 150 ha ĐNN thuộc đầm Thị Nại được sử dụng cho hoạt động NTTS và ĐBTS như hiện tại thì NPV thu được sau 22 năm là: 9.275.903.830 (VND).
Phương án 2: Khôi phục 150 ha rừng ngập mặn theo dự án
Tổng chi phí và lợi ích của dự án được mơ tả ở mục 4.2.1, với giả định rằng lợi ích của dự án từ năm thứ 5 đến khi kết thúc vịng đời của cây RNM (22 năm) là khơng đổi.
Sử dụng suất chiết khấu 10%, NPV dự án khôi phục 150 ha RNM thu được 28.590.841.830 (VND).
Tỷ suất lợi ích/chi phí BCR: 42.836.252,68/14.245.410,85 = 3,01
Tóm tắt NPV của các phương án với suất chiết khấu được sử dụng là r = 10%
Các phương án NPV (tỷ VND)
Phương án hiện trạng (NTTS và ĐBTS) 9,28
Dự án khôi phục rừng ngập mặn 28,59
Từ giá trị NPV tính được của các phương án chúng ta thấy rằng giá trị NPV của dự án khôi phục rừng ngập mặn đạt giá trị lớn nhất, cao hơn so với hiện trạng là kết hợp nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản, đồng thời BCR của dự án khôi phục 150 ha rừng ngập mặn là 3,01. Từ những chỉ tiêu hiệu quả tính được có cơ sở để chúng ta có thể kết luận rằng dự án khôi phục 150 ha rừng ngập mặn trên đầm Thị Nại là đáng được đầu tư và thực hiện.
Thực hiện phân tích độ nhạy với việc sử dụng các suất chiết khấu khác nhau thu được giá trị NPV của 3 phương án được tóm tắt qua bảng dưới:
TT NPV các phương án Suất chiết khấu r = 5% r = 6% r = 8% r = 10% r = 12% r = 15% 1 Hiện trạng 13.919.875 12.733.973 10.787.286 9.275.904 8.084.213 6.724.286 2 Khôi phục RNM 53.338.796 46.900.950 36.490.401 28.590.842 22.521.562 15.840.824 Chênh lệch NPV 39.418.921 34.166.978 25.703.114 19.314.938 14.437.349 9.116.538 Nguồn: Xử lý số liệu, 2012
Từ bảng trên có thể thấy rằng mặc dù sử dụng các suất chiết khấu khác nhau nhưng đều cho giá trị NPV của phương án khôi phục 150 ha rừng ngập mặn theo dự án cao hơn so với phương án hiện trạng. Từ đó có cơ sở để kết luận rằng so với hiện trạng, ĐNN được sử dụng cho mục đích NTTS và ĐBTS thì dự án khôi phục 150 ha rừng ngập mặn là tối ưu hơn và đáng được thực hiện.