Vai trò của cá nhân trong gia đình và quyết định làm việc ở TP Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT

2.2.2 Vai trò của cá nhân trong gia đình và quyết định làm việc ở TP Hà Nội

Theo cuộc tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, tại một số tỉnh ước tính có khoảng 42% các hộ gia đình có một thành viên di cư (Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, 2005). Đối với các gia đình này, di cư có khơng chỉ có ảnh hưởng tích cực như mang lại sự hỗ trợ kinh tế cho hộ gia đình mà còn chịu ảnh hưởng tiêu cực như mất đi nhân lực, thiếu người chăm sóc. Nghiên cứu về người già và trẻ em bị bỏ lại quê hương ở Việt Nam và các quốc gia khác đã thể hiện rõ cả hai tác động này (Xiang Biao, 2007). Tuy nhiên, các đối tượng được nghiên cứu cho biết họ vẫn cảm thấy hài lịng hơn vì họ nhận được tiền chu cấp. Theo Đặng và cộng sự (2004), việc kết hợp nguồn thu từ nông nghiệp, phi nông và tiền do người di cư gửi về là quan trọng đối với cuộc sống ở nông thôn. Xu hướng này đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, những người trẻ với vai trò gánh vác kinh tế trong gia đình, họ thường được chịu áp lực phải tìm kiếm những cơ hội tìm kiếm việc làm ở các thành phố lớn. Giả thuyết thứ hai được đề nghị là:

H2: Vai trị của cá nhân trong gia đình có tác động tích cực tới quyết định

làm việc ở Hà Nội

2.2.3 Mạng lưới xã hội với quyết định làm việc ở Hà Nội

Mạng lưới xã hội là một tập hợp các liên kết giữa các cá nhân hay liên kết giữa một nhóm dân cư nhất định. Mạng lưới xã hội được sử dụng nhằm đặt các mục đích nhất định do sự tiềm ẩn trong mối liên kết, là một tập hợp những nhận biết về quyền và trách nhiệm được chi phối thông qua các quy tắc và giá trị xã hội.

Khái niệm về mạng lưới xã hội đã được ứng dụng khá thành công trong nghiên cứu về di cư, yếu tố này đã chứng tỏ thành công là thành tố trong quyết định di cư theo Massey và các cộng sự (1993).

Các ảnh hưởng của mang lưới xã hội đối với kết quả di cư khác nhau theo những đặc điểm của gia đình và cá nhân, gồm cả giới tính. Trong số những người

có các nguồn lực tài chính rất hạn chế, đặc biệt tại các nước đang phát triển, liên kết mạng lưới và các quan hệ tạo thành một bộ phận quan trọng của chiến lược kinh tế hộ gia đình và cá nhân (Lomnitz, 1977).

Mitchell (1985) khẳng định sự quyết định di cư còn phụ thuộc vào yếu tố người thân và bạn bè ở nơi đến vì phần lớn người di cư lựa chọn những nơi có người thân quen.

Di cư vốn là quá trình chứa nhiều rủi ro từ quá trình ra quyết định cho tới quá trình định cư. Mạng lưới xã hội có thể giảm những điều không chắc chắn do thiếu thông tin và kinh nghiệm. Các liên kết mạng lưới với những người tại nơi đến sẽ giảm chi phí và rủi ro di chuyển thông qua cung cấp cấu trúc trợ giúp mà người di cư có thể nhờ cậy để tăng các cơ hội thành công của họ. Người thân và bạn bè tại nơi di cư có thể tư vấn, cung cấp thông tin hưỡng dẫn về việc làm và trợ giúp chi tiêu cuộc sống hằng ngày trong khi tìm việc làm, làm thuận lợi q trình q độ hịa nhập vào mơi trường mới. Nhìn chung, trở ngại càng lớn đối với di chuyển, liên kết mạng lưới càng quan trọng trong quá trình di cư (Mullan, 1989 Masey và các cộng sự, 1993)

Theo nghiên cứu của Derek Byerlee và các đồng nghiệp (1976) bạn bè và người thân có ảnh hưởng rất lớn đối với quyết định di cư, bởi đây là đối tượng chủ yếu cung cấp thông tin về công việc, môi trường cho người di cư. Hơn thế, sự hiện diện của bạn bè và người thân trong khu vực thành thị sẽ giảm đáng kể chi phí xây dựng cuộc sống ban đầu cho người di cư.

Sở thích ở cùng với những người đồng hương là khá phổ biến trong xã hội Việt Nam. Người di cư thường có khuynh hướng lựa chọn nơi đến là nơi có nhiều người di cư từ quê hương của họ

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê 2004, hầu hết người di cư nhận được sự khuyến khích về tinh thần từ gia đình và bạn bè. Trong đó chủ yếu là sự giúp đỡ về việc cung cấp thông tin cần thiết bên cạnh sự giúp đỡ về vật chất và tiền bạc.

Giả thuyết sau đây được hình thành:

H3: M ối quan hệ xã hội có tác động tích cực tới quyết định làm việc ở Hà

Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)