QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn (Trang 31)

CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.

Quy trình nghiên cứu được thể hiện chi tiết trong hình 3.1. Quy trình này mở đầu bằng đặt vấn đề nghiên cứu và kết thúc bằng việc trình bày báo cáo nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn một, xây dựng thang đo và mơ hình nghiên cứu với các giả thiết về ảnh hưởng của các nhân tố vào quyết định ở lại Hà Nội làm việc; Giai đoạn hai, kiểm định thang đo và mơ hình nghiên cứu đề xuất ở giai đoạn một cho trường hợp điểm hình tại thành phố Hồ Chí Minh. Quy trình thực hiện hai giai đoạn nghiên cứu được trình bày cụ thể như sau:

Giai đoạn một: Xây dựng thang đo và mơ hình nghiên cứu với các giả thiết ảnh hưởng của các nhân tố vào quyết định ở lại Hà Nội làm việc. Trong giai đoạn này có ba hoạt động quan trọng: thứ nhất là xây dựng cơ sở lý thuyết về di cư và các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định ở lại Hà Nội làm việc của sinh viên ngoại tỉnh. Từ khung phân tích đã hình thành được các khái niệm về biến nghiên cứu làm căn cứ để soạn thảo dàn bài thảo luận tay đơi dùng cho nghiên cứu định tính nhằm xây dựn thang đo sợ bộ. Tiến hành khảo sát thử ( khoảng 8 người) để hiệu chỉnh tính nhất quán về cách hiểu của đối tượng phỏng vấn về thang đo. Nghiên cứu định lượng so bộ được tiến hành trên 50 người để đánh giá thang đo bằng công cụ hệ số tin cậy và phân tích nhân tố khám phá nhằm sang lọc thang đo sử dụng cho nghiên cứu giai đoạn hai.

Giai đoạn hai: Kiểm định thang đo và mơ hình nghiên cứu cho trường hợp điển hình. Giai đoạn hai được thực hiện với các bước sau:

Bước 2 là xác định đối tượng và phạm vi kiểm định thang đo và các giả thiết nghiên cứu. Sau khi xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu sẽ tiến hành

soạn thảo bản phỏng vấn thể hiện các nội dung của các biến quan sát chính trong mơ hình nghiên cứu.

Bước 3 là kiểm định thang đo bằng công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau khi kiểm định thang đo, mơ hình nghiên cứu sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với dữ liệu.

Bước 4 là rút ra kết luận về ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn.

Quy trình thực hiện nghiên cứu được tổng kết ở hình 2.1

Cho đến nay vẫn chưa có một thang đo nào về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn TP. Hà Nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh đang học tập trên địa bàn. Việc sinh viên ngoại tỉnh quyết định làm việc tại TP. Hà Nội chính là một bộ phận của hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành thị. Do đó để thực hiện khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ở lại TP. Hà Nội làm việc của sinh viên ngoại tỉnh, bài nghiên cứu sẽ dựa trên thang đo “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp” và kết hợp với những lý thuyết, những bài nghiên cứu về di cư (đặc biệt là bài nghiên cứu “Di dân ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội: Vấn đề đặt ra và giải pháp” của Đinh Văn Thông (2010). Việc điều chỉnh thang đo “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp” để xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm việc tại TP. Hà Nội cho đối tượng sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn được thực hiện bằng phương pháp định tính thơng qua kỹ thuật phỏng vấn sâu với các sinh viên ngoại tỉnh, đồng thời tham khảo ý kiến của các sinh viên đã tốt nghiệp và làm việc tại TP. Hà Nội.

Dựa trên thang đo mới được xây dựng, phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện nhằm kiểm định mơ hình. Bài nghiên cứu sẽ kiểm tra độ tin cậy

của các thang đo bằng kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố (EFA). Sau đó có bộ thang đo điều chỉnh, dùng các kiểm định T (T-test) để so sánh giữa các nhóm, cuối cùng là phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết.

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phương pháp xây dựng thang đo

Các thang đo trong nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định lựa chọn Hà Nội là nơi làm việc bao gồm thang đo các nhân tố ảnh hưởng và thang đo quyết định ở lại Hà Nội làm việc. Các thang đo được xây dựng theo phương pháp như sau:

Từ lược khảo lý thuyết ở Chương 2 đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng (bao gồm mơi trường sống, vai trị của cá nhân trong gia đình, mạng lưới xã hội và phong cách năng động) và quyết định ở lại Hà Nội làm việc. Căn cứ vào đó để thiết kế dàn bài thảo luận tay đơi phục vụ cho nghiên cứu định tính lần thứ nhất (xem phụ lục 1) với đối tượng và phương pháp chọn mẫu như sau: (1) Mẫu được thực hiện trên sinh viên ngoại tỉnh có quyết định ở lại Hà Nội làm việc; (2) Cỡ mẫu không giới hạn cho đến khi còn phát hiện các vấn đề mới.

3.2.2 Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo

Các thang đo được xây dựng dựa trên liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính đã đảm bảo giá trị nội dung, nhưng chưa khẳng định được độ tin cậy nên cần được đánh giá sơ bộ trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức. Việc đánh giá được thực hiện dựa trên dữ liệu nghiên cứu 50 sinh viên ngoại tỉnh được chọn theo phương pháp phân tầng phi xác suất. Mục tiêu của bước này là sàng lọc các biến nghiên cứu quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu đã đề cập trong khung phân tích của nghiên cứu. Các biến quan sát đạt yêu cầu dùng để đưa vào bản câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu trường hợp điển hình.

các biến không phù hợp khi chúng có hệ số tương quan biến - tổng (Item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) lớn hơn 0,7 (Hair & các tác giả, 1998). Tuy nhiên, theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) thì nếu hệ số tin cậy Cronbach’s alpha >0,95 thì cũng khơng tốt vì các biến đo lường hầu như là một.

Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng để loại đi các biến quan sát có trọng số tải (factor loading) nhỏ hơn 0,5. Phương sai trích hệ số sử dụng (princical components) với phép quay vng góc (varimax) và điểm dừng khi trích các yếu tố (eigenvalue) bằng 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số nhân tố lớn nhất từ 0,5 trở lên (Gerbing & Anderson, 1988). Hệ số KMO nằm trong khoảng 0,5≤KMO≤1 thì có thể xem phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 thì có thể xem các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Gerbing & Anderson, 1988). Thông tin thu thập được mô tả, phân loại và kết nối các khái niệm để hình thành thang đo theo cách thức sau:

Hình thành thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nơi làm việc: Các thông tin thu thập từ thảo luận tay đơi giúp định hình tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của cá nhân. Kết hợp các lý thuyết nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng để hình thành thang đo cho từng yếu tố.

Hình thành thang đo yếu tố quyết định lựa chọn nơi làm việc: Từ quyết định lựa chọn nơi làm việc là quê nhà hay nơi đang ở hiện tại để hình thành thang đo.

3.3 THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU

3.3.1 Thiết kế mẫu cho xây dựng thang đo sơ bộ

Việc xây dựng mơ hình lý thuyết được thực hiện bằng phương pháp liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính với cơng cụ thảo luận tay đổi chủ yếu với các sinh viên sắp tốt nghiệp tại các trường đại học trên địa bàn. Do vậy, phương pháp chọn mẫu thoe mục tiêu (purposeful sampling) được sử dụng trong giai đoạn này

(Nguyễn Đình Thọ, 2010). Quá trình tiếp cận với các đối tượng có khả năng cung cấp thông tin sâu với kỹ thuật thảo luận tay đôi (phỏng vấn sâu – indepth interviews) nhằm thu thập thông tin phục vụ cho quá trình xây dựng thang đo. Cỡ mẫu khơng giới hạn cho đến khi khơng cịn phát hiện thêm vấn đề mới.

3.3.2 Thiết kế mẫu cho đánh giá sơ bộ thang đo

Sau khi thang đo sơ bộ được hình thành, nghiên cứu định lượng được thực hiện đối với các sinh viên ngoại tỉnh đang học tập tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội để đánh giá sơ bộ thang đo nhằm xác định thang đo chính thức cho nghiên cứu giai đoạn hai. Phương pháp lấy mẫu phân tầng phi xác suất được thực hiện với cỡ mẫu là 50 quan sát. Đối tượng trả lời phỏng vấn là sinh viên ngoại tỉnh đang học tập trên địa bàn.

3.4. XÂY DỰNG THANG ĐO

Từ lược khảo lý thuyết ở chương 2 đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định sống và làm việc tại Hà Nội.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định này bao gồm: (1) mơi trường sống, (2) vai trị của cá nhân trong gia đình, (3) Mạng lưới xã hội, (4) Phong cách sống năng động. Các chủ thể đưa ra các quyết định này là các sinh viên ngoại tỉnh, đã và đang sống trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian ít hơn 5 năm.

Đối với các sinh viên ngoại tỉnh đi học ở Hà Nội thì các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của họ được cấu thành giống như lý thuyết hay không? Để trả lời câu hỏi này, trong các cuộc thảo luận với chuyên gia, tác giả nêu ra câu hỏi mở là: “Theo anh/chị khi nói đến các yếu tố khiến sinh viên ngoại tỉnh ở lại thành phố Hà Nội làm việc thì phải kể đến những yếu tố nào?”; câu hỏi tiếp theo là: “Với những yếu tố đó, anh/ chị cho biết những yếu tố nào là quan trọng?.

Các câu hỏi trên được phỏng vấn với 10 bạn sinh viên, tuy nhiên khi hỏi đến người thứ 6 trở đi là khơng cịn thêm nội dung mới. Kết quả khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Hà Nội là nơi sinh sống và nơi làm việc như sau

Bảng 3.4: Phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nơi làm việc

Các yếu tố Diễn giải

Môi trường sống Những ảnh hưởng quan trọng cần xem xét từ môi trường sống bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, việc làm, học tập, giải trí, dịch vụ cơng cộng và khí hậu.

Vai trị của cá nhân trong gia đình

Trách nhiệm của cá nhân đối với những người thân còn lại trong gia đình.

Mạng lưới xã hội Mối quan hệ của cá nhân đối với người thân, bạn bè nơi sở tại gắn với sự giúp đỡ trong mọi hoàn cảnh.

Phong cách sống năng động

Khả năng tiếp thu, đón nhận cái mới, khả năng hịa nhập vào cộng đồng của cá nhân.

Nguồn: Tổng kết từ liên hệ lý thuyết

Kế thừa ý tưởng về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nơi làm việc của các cá nhân từ các nghiên cứu của Ravenstein (1885), Lewis (1954), Harris-Todaro (1970), Lipton (1976), Barnum và Sabot (1975), Xiang Biao (2007), Massey và các cộng sự (1993), Lomnitz (1977), Mitchell (1985), Derek Byerlee và cộng sự (1976), Schultz (1975) về di cư ở trên, các thang đo thành phần của các yếu tố ảnh hưởng được hình thành như sau:

Thang đo Mơi trường sống bao gồm 7 biến quan sát để hỏi đối tượng nghiên cứu về Môi trường sống tại Hà Nội về các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, việc làm, học tập, giải trí, dịch vụ cơng cộng và khí hậu. Cụ thể như sau:

MTS_1: Hà Nội có nhiều cơ hội việc làm hơn cho tôi

MTS_2: Sống và làm việc tại Hà Nội giúp tơi có thu nhập cao hơn MTS_3: Hà Nội có mơi trường giáo dục, đào tạo, nghiên cứu hấp dẫn MTS_4: Hà Nội có các điều kiện y tế chăm sóc sức khỏe tiện lợi, phát triển MTS_5: Hà Nội có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển

MTS_6: Hà Nội có nhiều dịch vụ giải trí hấp dẫn MTS_7: Hà Nội có khí hậu ơn hịa thoải mái

Thang đo Vai trị cá nhân trong gia đình (VTCN)

Thang đo Vai trò cá nhân trong gia đình gồm 4 biến quan sát để hỏi đối tượng nghiên cứu về Vai trị của họ trong gia đình, được đánh giá trên các khía cạnh sự quan tâm về mặt tình cảm cũng như về mặt kinh tế của của họ với gia đình, đồng thời đánh giá mức độ phục thuộc về mặt kinh tế của gia đình vào họ. Cụ thể như sau:

VTCN_1: Tơi là người sống tình cảm và ln quan tâm gia đình

VTCN_2: Tơi có trách nhiệm chăm lo cho đời sống kinh tế của gia đình VTCN_3: Tơi có trách nhiệm xây dựng cuộc sống ở thành phố để đón người thân ở quê lên

VTCN_4: Tôi cảm thấy hài lịng về những gì tơi chăm sóc, lo lắng cho gia đình cho gia đình.

Thang đo Mạng lưới xã hội gồm 6 biến quan sát để hỏi đối tượng nghiên cứu về mối quan hệ của họ vơi một nhóm dân cư nhất định. Mối quan hệ này được đánh giá trên các khía cạnh như sẵn sàng giúp đỡ họ trong mọi hồn cảnh từ cơng việc cho đến cuộc sống, từ vật chất đến tinh thần. Cụ thể như sau:

MLXH_1: Tơi có nhiều người thân, bạn bè tại Hà Nội

MLXH_2: Người thân, bạn bè tôi tại Hà Nội sẵn sàng giới thiệu việc làm cho tôi

MLXH_3: Người thân, bạn bè tôi tại Hà Nội sẵn sàng giúp đỡ tôi trong công việc

MLXH_4: Người thân, bạn bè tôi tại Hà Nội sẵn sàng giúp đỡ tôi trong đời sống tinh thần

MLXH_5: Người thân, bạn bè tôi tại Hà Nội sẵn sàng giúp đỡ tôi trong đời sống vật chất và tiền bạc

MLXH_6: Tôi được các cơ quan xúc tiến việc làm giúp đỡ trong quá trình tìm việc

Thang đo Phong cách sống năng động (PCS)

Thang đo Phong cách sống năng động gồm 6 biến quan sát để hỏi đối tượng nghiên cứu về phong cách sống của họ. Theo tác giả một người có phong cách sống năng động sẽ thích hợp và mong muốn sống và làm việc tại Hà Nội. Để đo lường phong cách sống của một người tác giả xem xét trên các khía cạnh về khả năng tiếp thu, đón nhận cái mới, khả năng hòa nhập vào cộng đồng, tự tin và ln dám thể hiện mình. Cụ thể như sau:

PCS_1: Tôi là người nhanh nhạy, biết nắm bắt thời cơ PCS_2: Tôi là người tự tin, dám thể hiện mình

PCS_4: Tơi là người tiếp thu nhanh cái mới

PCS_5: Tơi có khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật mới PCS_6: Phong cách của tôi phù hợp với lối sống ở thành thị

Thang đo Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội

Thang đo Quyết định sống và làm việc tại Hà Nội gồm 3 biến quan sát để hỏi đối tượng nghiên cứu về quyết định của họ di cư đến Hà Nội. Quyết định di cư được tác giả xem xét trên khía cạnh sẵn sàng đón nhận khó khăn, thử thách, khi quyết định di cư thì cho dù khó khăn cũng sẽ khơng thay đổi và xem nơi di cư đến như là quê hương thứ hai của mình. Cụ thể như sau:

QĐ_1: Tơi sẵn sàng chấp nhận những khó khăn thử thách để quyết định sống và làm việc tại Hà Nội

QĐ_2: Tôi xem Hà Nội như là quê hương thứ hai của mình

QĐ_3: Nếu nơi khác có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn tôi vẫn quyết định sống và làm việc tại Hà Nội

3.5 THIẾT KẾ PHIẾU KHẢO SÁT

Nội dung bản câu hỏi gồm hai phần chính:

(1) Khảo sát mức độ cảm nhận của sinh viên đối với các yếu tố: môi trường

sống, vai trị của cá nhân trong gia đình, mạng lưới xã hội, phong cách sống năng động TP. Hà Nội với 26 câu hỏi (Phụ lục số 2), sử dụng thang đo Likert với 5 mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố hà nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)